Làm cha mẹ

“Giáo dục thấp giọng” mang lại nhiều lợi ích cho con trẻ

Nếu cha mẹ và người lớn cứ mãi lớn tiếng trách mắng trẻ vì những lỗi sai chúng gặp phải thì sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển tính cách và sức khỏe tinh thần của trẻ. Do vậy, lựa chọn cách giáo dục thấp giọng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Giáo dục lớn tiếng đem đến những bất lợi gì cho trẻ?

Thường xuyên la hét không chỉ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn khiến trẻ mất dần lòng tin vào người khác trong tương lai. Trẻ sợ hãi khi còn bé, khi lớn lên chúng thường hành động cực đoan, rụt rè và nhanh thay đổi cảm xúc.

Trách mắng thường xuyên với âm thanh lớn sẽ khiến trẻ ngày càng không nghe lời

Bộ não con người có đặc điểm là không tiếp nhận những thông tin lặp đi lặp lại. Lần đầu tiên bị trách mắng lớn tiếng, đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy sợ hãi và miễn cưỡng nghe lời. Tuy nhiên, khi việc này lặp đi lặp lại, nó sẽ trở thành thói quen và khiến trẻ không còn chú ý, nhìn như không thấy, nghe nhưng không quan tâm.

Càng lớn tiếng trách mắng càng vô ích

Đối với một đứa trẻ, khi đầu óc căng thẳng, đại não sẽ tự động chuyển sang “cơ chế thoát”. Chúng sẽ cố gắng bỏ ngoài tai những lời nói khó nghe từ cha mẹ. Như vậy, việc giáo dục đã trở nên không còn tác dụng nữa.

Thêm vào đó, trẻ thường có xu hướng bắt chước hành vi của cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên trách mắng, trẻ con cũng sẽ học cách lớn tiếng bắt nạt người khác, tạo thành tính cách xấu.

Căn cứ khoa học của phương pháp giáo dục thấp giọng là gì?

Các nhà tâm lý học phát hiện rằng, cùng một sự việc nhưng cách xử lý khác nhau sẽ đưa đến hiệu quả khác nhau. Khi giáo dục cho trẻ nhỏ, người lớn nhẹ nhàng dạy bảo, đứa trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu. Bởi vì:

  1. Giọng nói nhẹ nhàng khiến cảm xúc người nghe không bị xung động. Nhờ vậy, nó không động đến tâm lý phòng thủ của trẻ. Điều này rất có lợi cho việc tiếp nhận thông tin.
  2. Khi cha mẹ và thầy cô nhẹ nhàng trách mắng,  trẻ không chỉ dễ dàng tiếp thu mà còn giúp chúng hoàn thiện tính cách tốt, không quát nạt người khác.
  3. Thấp giọng dạy bảo còn giúp các bậc phụ huynh không bị nổi cơn tức giận. Khi bạn bĩnh tĩnh, cảm xúc cân bằng, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.

Các biện pháp giáo dục thấp giọng

Sử dụng đúng từ và ngữ âm

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi dạy trẻ, sử dụng đúng từ ngữ và giọng điệu, hiệu quả sẽ tốt hơn. Ví dụ như: “Mẹ yêu con nhưng mẹ không thể chấp nhận được hành vi sai trái này”. Ban đầu, những lời này có thể không đem lại tác dụng ngay tức thì với trẻ nhưng lâu dần, trẻ tự nhiên hiểu được ý nguyện của cha mẹ.

Giải thích cho trẻ điều mà bạn mong muốn ở chúng

Ví dụ như khi đưa con đi siêu thị, cha mẹ cần giải thích cho chúng không nên làm xáo trộn hàng hóa, đồng thời cảnh báo hậu quả sẽ xảy ra nếu chúng không nghe lời. Bạn chỉ cần nói rõ cho trẻ hiểu và không cần dọa nạt.

Đừng sử dụng ngôn ngữ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ

Đối với những việc của người lớn, không nên để cảm xúc ảnh hưởng đến trẻ. Đặc biệt, đừng bao giờ sử dụng ngôn ngữ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

Sự tôn trọng và tin tưởng của người khác sẽ khiến trẻ cảm tự tin và là động lực quan trọng cho sự tiến bộ của chúng. Giáo dục trách mắng lớn tiếng là phương cách không tốt và dễ dẫn đến việc phát triển tính cách xấu ở trẻ.

Giáo dục trẻ bằng cách thấp giọng như thế nào?

Kiên trì lắng nghe

Dạy bảo con trẻ chủ yếu là phải để chúng biết bản thân đã phạm phải sai lầm gì và nguyên nhân mắc lỗi từ đâu. Muốn làm được thế thì cha mẹ và thầy cô cần kiên nhẫn hỏi và lắng nghe chia sẻ của trẻ.

Khi bạn hiểu được suy nghĩ của con trẻ và giúp chúng giải quyết vấn đề, bạn sẽ thấy những lỗi sai của trẻ sẽ giảm dần. Đồng thời trẻ sẽ được giải phóng rất nhiều những cảm xúc tiêu cực.

Buông xuống thái độ ra lệnh

Khi nói chuyện cùng con trẻ, nhiều bậc cha mẹ thường muốn dùng thái độ ra lệnh để dạy bảo. Điều này thường khiến mâu thuẫn trở nên nặng hơn. Nếu không ngại, bạn hãy thử thay đổi thái độ, nhẹ nhàng nói chuyện với con. Đây có lẽ sẽ là cách xử lý tốt nhất.

Ví dụ, khi trẻ muốn nhảy nhót trên ghế sofa, cha mẹ có thể nhẹ nhàng bảo chúng chơi trên giường hoặc chờ đợi để được đi công viên.

Hãy để trẻ trải nghiệm hậu quả

Nếu đứa trẻ không muốn nghe lời người lớn thì việc la hét là vô ích. Thay vì lo lắng cho an toàn của chúng mà quát nạt, hãy để trẻ nếm trải hậu quả xấu. Thông qua trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ hiểu được sâu sắc hơn sự dạy bảo của cha mẹ quan trọng như thế nào.

Ngoài những cảnh báo thông thường, cha mẹ cũng cần dạy con trong những tình huống thực tế

Hãy để con trẻ tự suy nghĩ về hành vi của chúng làm ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Cha mẹ có thể giúp con trẻ hiểu sâu sắc hơn sự việc thông qua những câu chuyện xưa kể lại. Đặc biệt, đừng bỏ qua bất cứ hoàn cảnh thực tế nào để dạy trẻ những bài học cần thiết.

Giúp trẻ có một sự lựa chọn khác

Khi trẻ mắc lỗi, bạn không nên la mắng, lớn tiếng dạy bảo mà nên giúp chúng tìm hướng giải quyết khác. Đừng chỉ nói không, hãy chỉ ra con đường khác để trẻ có thể bước đi.

 

Nguồn: DKN

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *