Blog
Giữ vững đạo đức và lương tri là tâm kính ngưỡng trân quý nhất của con người
Thuyết vô thần và đạo đức nhân loại như thủy hỏa bất dung, nó cắt đứt mối liên hệ giữa hành vi bên ngoài và thiện niệm trong nội tâm của con người, làm cho tà niệm của con người bộc phát, không biết ước thúc; không biết kiểm điểm hành vi bản thân, không nghĩ tới hậu quả; mang đến cho nhân loại tai nạn nặng nề mà lại lâu dài.
Ngày còn nhỏ, ông bà cha mẹ thấy trẻ nhỏ nghịch ngợm làm việc xấu, ông bà thường hay dạy bảo: những việc các cháu làm sẽ mất đức, cần phải tích đức chứ! Nhờ đó trong tâm linh bé bỏng của trẻ thơ, chúng ta cảm thấy được đạo đức là thứ cơ bản nhất để làm người.
Nhưng thế lực nào đã nhồi nhét vào con người ta tư tưởng của thuyết vô thần giống như âm hồn quét qua thế giới, quét sạch đi lương tri đạo đức của nhân loại. Thời cổ đại, chính nghĩa lương tri là bản tính vốn có khi làm người, hành thiện tích đức được người đời tán tụng.
Nhưng ngày nay, hành thiện tích đức trở thành từ chỉ những người khờ khạo. Thay vào đó là dựa vào quyền thế mà tranh đoạt lợi ích vật chất, đấu đá lẫn nhau, có thể lấy được gì thì lấy, cười kẻ nghèo khó chứ không cười kỹ nữ, dù là mèo trắng hay mèo đen, có thể bắt được chuột thì đều là mèo ngoan, đạo đức bị tiền bạc thay thế, chính nghĩa bị tà ác áp chế.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Tư tưởng của con người có thể tiếp thu và thay đổi, hành vi của con người có thể bắt chước, khi người ta nghiêng về một phía dư luận, đạo đức con người trượt xuống hàng ngàn dặm mỗi ngày.
Bởi vì con người có mặt ma tính, ma tính không thích bị trói buộc, mà là truy cầu không bị gò bó hạn chế. Nhưng cũng cần biết rằng, khi người ta không có sự ràng buộc của thiện niệm, thì cá nhân đó đã rất nguy hiểm rồi.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa người và động vật là gì? Không phải là con người có thể đứng thẳng, cũng chẳng phải con người có ngũ quan tứ chi, mà là con người có thể phân biệt thế nào là liêm sỉ và biết giữ lễ nghĩa, có thể giữ vững đạo đức và lương tri, còn động vật thì không có những thứ này.
Do đó người xưa giảng: Nhân chi sơ, tính bản thiện. Mà đồng tiền đã làm cho nhiều người ngày nay trở thành nô lệ chìm đắm trong tiền bạc, thậm chí còn hơn cả cầm thú. Bởi vì kim tiền và quyền lực là tượng trưng cho địa vị, do đó những người bị lợi ích làm mê muội lại ngày càng mất đi lý trí và sự thanh tỉnh.
Một người chỉ có trong lúc thanh tỉnh thì mới có thể đối đãi với mọi thứ xung quanh một cách hòa nhã và thiện lương, thì mới có thể có những phát minh sáng tạo, thì mới có thể tiếp bước cha ông duy trì nền văn minh.
Sự ước thúc của đạo đức chính là giúp người ta giữ cho đầu óc thanh tỉnh, không đến nỗi trong khi hưởng thụ niềm vui trong cuộc sống nhàn hạ mà lại sinh ra ác niệm, không đến nỗi ăn no mặc ấm rồi nghĩ đến chuyện dâm dục.
Giống như một người sau khi say dễ dàng bị tà ác dẫn dụ làm cho phạm tội, một người mất đi sự ước thúc của đạo đức, nghĩ gì liền làm lấy không kiêng nể gì cả, điều này giống như bệnh truyền nhiễm lây lan cho người xung quanh. Sự tà ác của một người thì người khác đều có thể nhìn thấy, nhưng khi tất cả mọi người đều không kiêng nể gì cả, vậy thì lực lượng tà ác của nhóm người này trong xã hội quá đáng sợ!
Bởi vì họ không có tham chiếu, không biết thế nào gọi là tốt và không tốt, không biết điều cơ bản và nguyên tắc làm người, đồng thời họ cũng mang đến tai nạn có tính hủy diệt cho môi trường và sinh thái cho đến các sinh vật xung quanh, cuối cùng tự mình hủy diệt chính mình. Vì thế mà đạo đức văn hóa truyền thống mới là con đường cứu sinh, thuyết vô thần hiện nay mới là con đường hủy diệt nhân loại.
Xét một cách đơn giản, thuyết vô thần chỉ làm cho người ta không tin vào thần, nhưng thực chất, sự tồn tại việc con người không tin vào thần, thì chính là không tin vào thiên đường và địa ngục, chính là không tin vào thiện ác hữu báo, muốn làm gì thì làm nấy.
Nhiều khi, con người tin vào thiên đường và địa ngục chỉ là một niềm tin, chứ không phải là cái gì đó tồn tại hữu hình, nhưng chính niềm tin này có thể ước thúc tư tưởng của con người.
Hành vi của con người chịu sự khống chế của tư tưởng, nếu như một người đang mưu tính làm việc xấu, nhưng lại nghĩ đến lúc chết sẽ phải xuống địa ngục chịu đựng sự dày vò, vậy thì người này có thể sẽ có sự kiêng dè, không dám làm việc ác gì lớn thậm chí từ bỏ cả suy nghĩ làm việc ác.
Nếu như một người trong khi làm việc tốt, nghĩ đến việc hành thiện tích đức có thể mang đến phúc báo cho bản thân và con cháu đời sau, thậm chí có thể lên thiên đường, vậy thì người này sẽ không nhìn thấy chết mà không cứu, sẽ có thể giúp đỡ được nhiều người cần giúp đỡ hơn nữa.
Khi toàn bộ xã hội đều duy trì lý niệm như thế này, mỗi người đều ước thúc nội tâm của bản thân mình, ngay cả suy nghĩ xấu cũng không dám nghĩ tới, thế thì làm sao có chuyện giết người phóng hỏa, coi mạng người như cỏ rác?
Mặc dù con người nhìn không thấy thiên đường và địa ngục, nhưng ai ai cũng ẩn bên trong mình một khát vọng hạnh phúc và nỗi sợ hãi tai nạn, con người trong khi thực hành đạo đức, cảm giác hạnh phúc sẽ như nước chảy thành sông, thiên đường đối với người đó mà nói sao lại có thể là thứ gì đó trong tư tưởng thôi chứ. Khi một người rời xa đạo đức, tai nạn giống như hình với bóng theo họ, trong sự dày vò của đau khổ, địa ngục ở ngay trước mắt người đó.
Thuyết vô thần đã vứt bỏ đi cái tâm kính ngưỡng trân quý nhất của con người, cắt đứt mối liên hệ giữa hành vi bên ngoài và thiện niệm trong nội tâm của con người, làm cho tà niệm của con người bộc phát, không biết ước thúc; không biết kiểm điểm hành vi bản thân, không nghĩ tới hậu quả; mang đến cho nhân loại tai nạn nặng nề mà lại lâu dài.
Nó thật sự là thủ phạm chính làm bại hoại nền văn minh nhân loại, làm cho người ta đau đớn tột cùng! Tại sao chúng ta lại không bắt đầu từ nội tâm, khôi phục từng chút văn hóa truyền thống. Tôi tin rằng chúng ta chỉ có từ nội tâm ngăn chặn và loại bỏ tư tưởng tà ác của thuyết vô thần, thì mới có thể làm nảy sinh bản tính thiện lương tiên thiên của chúng ta được, mới có thể xa rời tà ác và tai nạn.
Hằng Tâm – Nguồn Zhengjian