Blog
Hậu duệ đời thứ 60 của Lưu Bị xuất hiện? Ngồi xổm trên phố “làm 1 công việc” hoàn toàn không thể nhận ra
Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” vẫn được coi là một tác phẩm kinh điển cho đến ngày nay. Trong đó, câu chuyện “kết nghĩa đào viên” ở đầu giai thoại cũng không quá xa lạ với mọi người.
Trong câu chuyện này, Lưu Bị là người đảm nhận vai trò lãnh đạo và đã truyền ngôi cho con trai A Đẩu. Tuy nhiên, việc lưu truyền hậu duệ của nhà họ Lưu sau đó như thế nào? Đây là một điều bí ẩn và có nhiều ý kiến trái chiều. Gần đây, đã có một người đàn ông tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tuyên bố mình là “hậu duệ đời thứ 60 của Lưu Bị” khiến dư luận chú ý.
Trang tin tức của Trung Quốc 163.com cho hay người đàn ông này họ Lưu, tên đầy đủ là Lưu Sướng, dù là “hậu duệ của danh tướng” nhưng anh ta không có công việc đáng nể và cũng không có quyền thế gì. Nghề nghiệp hiện tại của anh là bán giày trên phố. Lưu Sướng nói rằng anh có một số kỹ thuật đan cỏ và bán các sản phẩm như giày và chiếu cỏ. Anh đặt quầy hàng và bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ của riêng mình. Anh chỉ cười khi được hỏi về lợi nhuận kinh doanh của mình.
Đáng đề cập là Lưu Sướng tuyên bố mình là “con cháu đời thứ 60 của Lưu Bị” và gia đình anh còn có một bản gia phả của nhà họ Lưu được cho là truyền lại từ hàng ngàn năm. Anh tin tưởng mạnh mẽ vào điều này và mỗi khi gặp người khác, anh sẽ không ngừng kể về những câu chuyện liên quan đến thời Tam Quốc cho mọi người. Mặc dù tính cách của anh hơi giống với Đào Uyên Minh, nhưng về ngoại hình và khí chất thì không thể nhận ra bất kỳ điểm chung nào giữa anh và Lưu Bị. Tất nhiên, điều này có thể liên quan đến niên đại trải qua khá lâu.
Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn
Điều đáng e ngại là ngoài gia phả và sự quen thuộc với lịch sử Tam Quốc, Lưu Sướng không thể đưa ra bằng chứng nào khác thiết thực hơn. Vì vậy câu chuyện của Lưu Sướng hơi giống với tiểu thuyết đồng quê, một số cư dân mạng Trung Quốc còn gọi anh là “bậc thầy bịp bợm” hay những lời châm biếm như “tôi họ Triệu, vậy tôi cũng là hậu duệ của Triệu Tử Long”.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: aboluowang (Lý Đông Kỳ)