Blog
Hoàn Châu Cách Cách: Tiểu Yến Tử và nàng Hạ Tử Vi là hai nhân vật có thật trong lịch sử?
Cuối những năm 90, loạt phim truyền hình cổ trang “Hoàn Châu cách cách” đã gây nên một cơn sốt khắp châu Á. Những nhân vật như: Ngũ A Ca, Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vi, Phúc Nhĩ Khang… sau hàng chục năm vẫn còn sống động trong lòng độc giả. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là: Nhân vật Hoàn Châu Công Chúa và Minh Châu Công Chúa thực sự là ai trong lịch sử?
Hoàn Châu Công Chúa là ai?
Bộ phim “Hoàn Châu cách cách” được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Quỳnh Dao. Tác giả cho biết ban đầu câu chuyện về cách cách Hoàn Châu hoàn toàn được xây dựng trên những tình tiết hư cấu.
Tuy nhiên Quỳnh Dao cũng khẳng định cảm hứng sáng tác của mình bắt nguồn từ một ngôi mộ công chúa ở vùng ngoại ô miền Tây Bắc Kinh. Dù mang danh nghĩa công chúa nhưng do không cùng dòng máu nên mộ của nàng bị nằm tách biệt khỏi nghĩa trang hoàng gia.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Vậy câu chuyện thật đằng sau nàng công chúa vô danh kia là gì?
Có khá nhiều truyền thuyết kể về danh tính của nàng “Công Chúa” bí ẩn này. Một trong số đó nói rằng, trong một lần “vi hành”, vua Càn Long muốn thực sự tìm hiểu cuộc sống người dân nên chỉ dẫn theo hai người tùy tùng thân cận. Tuy nhiên do đi đến một vùng lạ nên nhà vua đã lạc đường.
Thấy mặt trời sắp xuống núi, lại đói và mệt, Càn Long bèn đi vào một ngôi làng nhỏ. Tại đây, vua và hai người tùy tùng đã được một ông già nghèo tốt bụng tiếp đón chu đáo. Ông già mời họ vào nhà và bảo đứa con gái nhỏ chuẩn bị bữa cơm đạm bạc cho ba người lạ mà không hề biết rằng người đó chính là Càn Long.
Trong khoảng thời gian tá túc tại nhà ông lão, được chăm sóc bởi bàn tay bé nhỏ của đứa trẻ dễ thương, Càn Long đã nảy lòng yêu mến đứa trẻ và gia đình.
Vua đã đề nghị với ông lão được trở thành cha đỡ đầu của cô bé và người cha vui vẻ nhận lời. Về phía cô bé, Càn Long tặng cô một chiếc khăn tay và dặn: “nếu gặp khó khăn, hãy cứ đến Kinh thành tìm ta”.
Một vài năm sau đó, nạn đói hoành hành khắp nơi. Giống như bao gia đình khác, hai cha con ông lão già phải chạy nạn lên Bắc Kinh. Ở đây, họ phải ngủ trong các ngôi đền hoang và xin tiền sống qua ngày. Ông lão ngày một yếu rồi mắc bệnh nặng. Cô con gái quá tuyệt vọng, đi khắp nơi cầu xin mọi người cứu giúp.
Trong một lần ra bờ sông, cô đã gặp lại một trong hai người tùy tùng của vua Càn Long lúc trước tá túc tại nhà. Cô quỳ xuống cầu xin và được vị này đưa đến trình diện nhà vua cùng cha.
Càn Long sau khi gặp lại cô gái mới nhớ ra lời hứa năm nào của mình nên đã cưu mang và để cô ở lại trong cung.
Nhưng không lâu sau đó, bệnh của ông lão già ngày một nặng thêm rồi ông qua đời. Cô con gái vô cùng đau buồn và khóc rất nhiều. Cảm mến trước lòng hiếu thảo của cô, Càn Long muốn giữ cô trong cung nên đã hợp thực hoá bằng việc phong cô làm công chúa. Người dân trong thành gọi cô là “Công chúa dân gian”.
Cuộc sống trong cung của “nghĩa nữ” của vua cũng không hề êm đẹp. Cô phải nhận sự ghẻ lạnh của nhiều người và luôn buồn bã u sầu. Một thời gian sau, cô gái cũng mắc bệnh mà mất.
Thương tiếc cho cô, Càn Long đã hạ lệnh chôn cô theo nghi thức hoàng gia tại một vùng riêng nằm phía Tây thành Bắc Kinh. Nơi này được gọi tên là “Mộ công chúa” nghĩa là phần mộ của công chúa mà không có tên rõ ràng.
Sự thật lịch sử về Hoàn Châu Cách Cách
Căn cứ theo tài liệu lịch sử ghi chép lại, “Mộ công chúa” quả thực có chôn cất hai vị công chúa thời nhà Thanh, từ đó mà khu đất đó cũng được mang tên này.
Hai vị công chúa ấy là Hoàng Tam Nữ và Hoàng Tứ Nữ, hai người con gái của hoàng đế Gia Khánh, tức Thanh Nhân Tông. Hoàng Tam Nữ sinh vào ngày 17/12/1781 (năm Càn Long 46), mẫu thân là Gia Thân Vương (Lưu Gia Thị sau này là phi tử của Gia Khánh).
Năm Gia Khánh thứ 6 (Năm 1801) Hoàng Tam Nữ được phong là Trang Kính Hòa Thạc công chúa. Tháng 3 năm Gia Khánh thứ 16 (năm 1811) thì qua đời, năm đó tròn 31 tuổi.
Hoàng Tứ Nữ sinh vào ngày 7/9/1784 (năm Càn Long thứ 49), mẫu thân là hoàng hậu Hiếu Thục Duệ, họ Hỷ Tháp Lạp. Năm Gia Khánh thứ 7 (năm 1802) được phong làm công chúa Trang Tĩnh Cố Luân. Tháng 5 năm Gia Khánh thứ 16 (năm 1811) thì qua đời ở độ tuổi 28.
Hai công chúa qua đời cùng năm, chỉ cách nhau 2 tháng nên được chôn cất cùng nhau, từ đó có “Mộ công chúa” đến ngày nay.
Mộ công chúa cổ có tường bao, cửa nghi môn, điện thờ, xung quanh và bên trong mộ phần trồng rất nhiều tùng, bách cổ cũng như các loại cây hòe, hạnh ngân, thể hiện ra sắc cổ hương cổ.
Cung ngầm là kết cấu gạch đá, rất kiên cố. Hai ngôi mộ đều là mộ đôi của vợ chồng, chôn theo binh khí, đao Mông Cổ và châu báu, tơ lụa… Có thể thấy rằng công chúa trong mộ này chính là “cách cách nhà Thanh” thực sự. Nhưng nhìn lại lịch sử vương triều Đại Thanh, căn cứ theo ghi chép thì quả thực có xuất hiện một vị công chúa người Hán – là nghĩa nữ của Hoàng đế Càn Long.
Hạ Tử Vi – Minh Châu Công chúa là nhân vật có thật
Nữ sĩ Quỳnh Dao đã xây dựng nhân vật Hạ Tử Vi trong “Hoàn Châu cách cách” theo cuộc đời của công chúa Hòa Thạc Hòa Gia. Nàng là công chúa có số phận đặc biệt.
Hòa Gia Công chúa hạ sinh vào ngày 2 tháng 12 (âm lịch) năm Càn Long thứ 10 (1745), nàng là cô con gái thứ tư của Càn Long Đế, thân mẫu của nàng là Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị.
Tương truyền, khi nàng được hạ sinh, bàn tay khép dính liền giống hình bàn tay Phật. Vua Càn Long không vui nhưng Hoàng hậu Phú Sát thị đã nói 9 chữ: “Cách cách sinh Phật chưởng, thừa hoan Thái hậu”.
Nhờ vậy, Công chúa Hòa Gia đã lớn lên trong bình an và được vua Càn Long yêu mến, gọi nàng là Tứ cách cách. Dân gian gọi nàng là Phật Thủ Công chúa.
Năm Càn Long thứ 25 (1760), tháng giêng, nàng được ban phong hiệu “Hòa Gia” cùng vị hiệu Hòa Thạc công chúa, đồng thời được chỉ hôn cho Ngự tiền thị vệ Phúc Long An , con trai của Đại học sĩ Phó Hằng.
Ngày 25 tháng 3 (âm lịch) cùng năm, nàng hạ giá lấy Phúc Long An (nguyên mẫu của nhân vật Phúc Nhĩ Khang trong phim Hoàn Châu Cách Cách), do đó được Hoàng đế ban cho phủ đệ ở Kinh sư.
Năm Càn Long thứ 32 (1767), ngày 7 tháng 9 (âm lịch), Hòa Gia Công chúa qua đời khi mới 22 tuổi. Tuy yểu mệnh mất sớm nhưng Hòa Gia Công chúa cũng kịp sinh hạ cho Ngạch phò Phúc Long An hai người con trai là Phong Thân Tế Luân và Phong Thân Quả Lặc Mẫn.
Mộ táng của Hòa Gia Công chúa nằm ở mặt Đông của thành Bắc Kinh cũ, nằm trong quy hoạch 7 viên tẩm của Công chúa. Cửa phía Đông phụ cận có 2 viên tẩm, một là của Cố Luân Ôn Hiến Công chúa – con gái của Khang Hi Đế; còn lại là của Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.
Viên Minh biên tập.
Nguồn: ĐKN và Dân Việt