Lịch sử

Hoàng đế đắc sủng chị em Phi Yến đã khiến nữ nhân tài sắc cả đời phải sống chốn thâm cung lạnh lẽo

Vào thời Hán Thành Đế, có một người phụ nữ xinh đẹp và tài sắc là Ban Tiệp Dư, một tài nữ trứ danh thông thạo văn chương lại có một cuộc đời thăng trầm nơi cung cấm.

Khi đó, Ban Tiệp Dư xuất thân danh môn, nổi tiếng là một nữ tác gia trứ danh, rất nổi tiếng đương thời vì có tài về từ và phú. Ban đầu, bà rất được Hán Thành Đế sủng ái, sau đó do chị em Triệu Phi Yến cùng Triệu Hợp Đức đắc sủng, hãm hại Hứa hoàng hậu, thế là Ban tiệp dư phải lánh đến Trường Tín cung, hầu hạ Thái hậu Vương Chính Quân. Sự tích về bà trở nên nổi tiếng, và bà là một hình mẫu của tần phi hết sức hiền huệ và hiểu lễ nghĩa.

Bà nổi tiếng về tính hiền thục, Ban Tiệp Dư là tổ cô của Ban Cố, Ban Siêu và Ban Chiêu, những cái tên trứ danh dưới thời Đông Hán về sau. Bà nổi tiếng với bài “Oán ca hành” , sau còn gọi là Đoàn phiến ca.

khi yết kiến Hoàng đế bà thường thực hiện những quy tắc hợp lệ, không vì được sủng ái sinh kiêu ngạo. Bà không chỉ đa tài đa nghệ mà còn vô cùng hiền thục, không nói chuyện thị phi, không huênh hoang khoác lác, cũng không làm mất lòng ai, ngay đến cả Thái hậu Vương Chính Cung cũng rất quý.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Ban Tiệp Dư được chuyên sủng hậu cung nhưng rất biết phép tắc. Có một khi đi ra ngoài, Hán Thành Đế định cho làm một chiếc xe rộng lớn để Ban Tiệp Dư có thể ngồi chung. Biết chuyện ấy, Ban Tiệp Dư lễ phép tâu: “Tâu bệ hạ, xưa nay bậc Thánh vương khi xuất ngoại, chỉ có những bậc đại thần là được phép ngồi cạnh Hoàng đế mà thôi. Nay, rộng ơn bệ hạ cho phép thiếp ngồi cùng, nhưng làm vậy, chắc chắn sẽ tổn hại đến thanh danh hiền đức của bệ hạ. Cúi xin bệ hạ lượng thứ thiếp thần, xét lại việc này, miễn cho thần thiếp ngồi chung xe“. Lời tâu của Ban Tiệp dư rất có đạo lý, nên Hán Thành Đế phải hủy bỏ ý định ấy.

Thái hậu nghe chuyện, rất lấy làm tâm đắc, cất lời khen: “Thật là hiếm có, xưa có Phàn Cơ, nay có Ban Tiệp Dư”.

Bị thất sủng

Tuy tài đức như thế nhưng Ban Tiệp Dư không giành được sự sủng ái lâu bền của Hán Thành Đế, từ sau khi hai chị em Triệu Phi Yến nhập cung, dùng trăm phương nghìn kế tranh giành sự sủng ái của Hán Thành Đế. Ban Tiệp Dư là người an phận thủ thường, không tranh với đời thì chị em họ Triệu thị dùng nhan sắc và thủ đoạn để quyến rũ Thành Đế.

Ban Tiệp Dư
Ban Tiệp Dư nữ tác gia trứ danh thời Tây Hán, xinh đẹp tài hoa – ảnh: Sohu

Năm Hồng Gia thứ 3 (18 TCN), chị của Hứa Hoàng Hậu là Hứa Yết bị Vương Thái hậu định tội buông lời nguyền rủa trong cung. Nhân sự tình đó, hai chị em Triệu Phi Yến tố cáo Hứa hậu và Ban Tiệp Dư đồng lõa rước Vu Thuật lập đàn tràng để trù ếm. Hán Thành Đế tức giận, phế truất Hứa hoàng hậu và gọi Ban Tiệp dư đến tra vấn.

Khi trình diện Hoàng đế, Ban Tiệp Dư không lộ chút sợ sệt, tâu: “Thần thiếp nghe rằng, tử sinh có mệnh, giàu nghèo do trời. Người làm lành còn chưa biết có được hưởng phước không, huống nữa là chuyện tày đình ấy? Nếu quỷ thần có hiểu biết, chắc chắn quỷ thần sẽ không bao giờ nghe những lời xin xỏ của kẻ hại người. Nếu quỷ thần chẳng có sự hiểu biết, những lời trù ếm phỏng có ích gì? Chuyện bệ hạ hỏi, thần thiếp chẳng những không dám làm, mà còn chưa bao giờ nghĩ đến nữa”!.

Trước thái độ ung dung và thanh thản của nàng, Hán Thành Đế tin tưởng và khâm phục, không những không bắt tội mà còn ban thưởng trăm cân vàng. Nhưng Ban Tiệp Dư tự thấy, phải mau rời xa nơi này mới yên thân, liền xin cho đến cung Trường Tín của Thái hậu để hầu hạ và được Hán Thành Đế phê chuẩn.

Sau khi Bàn Tiệp Dư đến cung điện Trường Tín, bà đã viết rất nhiều tác phẩm để bày tỏ nỗi lòng mình, trong đó có bài thơ nổi tiếng là “Oán ca hành” – Khúc ca ai oán.

Dịch nghĩa

Mới chế lụa Tề trắng.

Trong sạch như tuyết sương.

Đem làm quạt hợp hoan.

Tròn giống hình trăng sáng.

Ra vào tay áo vua.

Lay động sinh gió mát.

Thường sợ tiết thu đến.

Gió mát cướp nồng nhiệt.

Nên cất vào góc rương.

Nửa đường ân ái tuyệt

Trong bài thơ, Ban Tiệp Dư ví mình như chiếc quạt lụa trắng, mùa Hạ thì được Hoàng đế yêu dấu, cất giữ bên mình vì có thể sinh ra gió mát cho Hoàng đế. Đến mùa thu, tiết trời trở lạnh thì chiếc quạt bị vất vào một xó, bị mọi người quên lãng.

Theo nghĩa đen, mỗi câu trong bài thơ đều miêu tả một chiếc quạt, nhưng trên thực tế, mỗi câu đều miêu tả nỗi lòng của một người phụ nữ bị mất người yêu, và thể hiện sự đau buồn của nhân vật nữ chính qua trải nghiệm của người cầm quạt.

Bốn câu đầu miêu tả hình ảnh chiếc quạt mới được dệt và chưa được sử dụng, chất liệu cũng là chất liệu tinh xảo nhất và là đồ thủ công tốt nhất, nó tượng trưng cho đức tính cao quý của người cầm quạt và dáng người xinh đẹp. Hoa văn “hợp quan” và hình dạng tròn đầy của “minh nguyệt” ám chỉ cô ấy đang có một khoảng thời gian hạnh phúc.

Ra vào vòng tay, rung rinh gió thoảng”, chiếc quạt ngay từ đầu đã được chủ nhân yêu quý, không thể tách rời với chủ nhân.

Cũng giống như chân dung tình nhân từng được bậc đế vương sủng ái. Bốn câu cuối “Ngỡ mùa thu đến, cái mát sẽ lấn át cái nóng” phản ánh cái lạnh lẽo của tiết thu sẽ đến, và chủ nhân chắc chắn sẽ bỏ rơi “quạt” không cần đến “quạt” nữa.

Ban Tiệp Dư, ảnh minh họa
Ban Tiệp Dư, ảnh minh họa

Ngày tháng trong cung bấp bênh, vua thích cái mới ghét cái cũ, khó cưng chiều lâu dài, cũng khiến người ta thương cảm cho tình cảnh của các cung nữ trong cung.

Ngoài ra, Ban Tiệp Dư còn có một bài thơ cũng nổi tiếng không ít, đó là bài “Trường Tín cung oán“. Trong đó, bà kể lại thân thế từ lúc nhập cung được Hán Thành Đế yêu dấu. Đến khi bị ruồng rẫy, tâm tình sầu buồn u uất. Văn từ phong phú uyển chuyển, ý tứ thâm trầm, hình ảnh sinh động đáng nhớ, khiến người đọc vô cùng cảm khái.

Sau khi Hán Thành Đế băng hà, Ban Tiệp Dư tình nguyện đến trông coi lăng tẩm của Hán Thành Đế là Đình Lăng. Bà sống cuộc sống giản đơn đầy đạo hạnh cao khiết như một đạo nhân, bỏ mặc ngoài tai mọi chuyện tranh giành quyền lực, xem thường phú quý công danh, thệ nguyện suốt đời lo việc hương khói cho Thành Đế.

Bằng cách này, bà đã đồng hành cùng Thành Đế, người đã ngủ yên vĩnh viễn, không một lời phàn nàn, cho đến cuối cuộc đời. Ban Tiệp Dư mất cỡ hơn 40 tuổi , được chôn cất trong khuôn viên Đình lăng của Hán Thành Đế.

Nguyệt Hòa tổng hợp
Theo Sound of hope

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *