Kết cục bi thảm của vị Hoàng đế Trung Hoa ôm mộng xây dựng 1 thế giới hoàn mỹ
Sau thời “Hán Vũ thịnh thế”, từ thời Hán Nguyên Đế trở về sau, lịch đại hoàng đế Trung Hoa hoặc là nhu nhược, hoặc đam mê theo sở thích, hoặc đoản thọ, xuất hiện hoạn quan và ngoại thích. Chúng thay phiên liên tiếp chăm lo việc triều chính, dẫn đến triều cương vấn loạn. Sự cai trị hủ bại dẫn đến các loạn tượng, khiến nhà Tây Hán đi từ huy hoàng đến suy lạc. Cùng với việc Vương Mãng soán ngôi nhà Hán, nhưng triều đại này cũng nhanh chóng diệt vong
Vào cuối thời Tây Hán, liên tiếp xảy ra chiến tranh, hình ngục, nạn đói và đại dịch bùng phát, sự suy tàn của triều đại ngày một lộ rõ. Vương Mãng nhân cơ hội này đứng lên soán ngôi nhà Hán, nhưng do hành vi phản nghịch nên đã gây ra ôn dịch và thêm nhiều thiên tai nhân họa.
Chế độ do Vương Mãng thành lập trở thành triều đại tồn tại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Trung Hoa; bản thân ông ta cũng không thể thoát khỏi số phận thân bại danh liệt.
Dã tâm của Vương Mãng
Vương Mãng sinh ra trong gia đình là ngoại thích. Cha của ông mất sớm, cô của ông là hoàng hậu của Hán Nguyên Đế Vương Chính Quân, tức là mẹ của Hán Thành Đế. Gia tộc của ông có chín người được phong hầu và năm người trong số họ từng giữ chức Đại tư mã (thừa tướng).
Vương Mãng thông minh, siêng năng, thông hiểu Nho học, nhưng lại là người “đạo đức giả”. Vương Mãng thường làm những việc mang tính chất bề ngoài là lợi nước, lợi dân; những điều tưởng chừng “cao phong lượng tiết” thực chất là kiêu ngạo và mưu cầu thanh danh.
Khi những người khác trong dòng tộc tranh nhau xa xỉ, thì Vương Mãng lại hành theo đạo, giản dị, cần phấn, cung cẩn và đoan chính. Ông ta kết giao với bậc hiền sĩ. Khi chú của Vương Mãng là Đại tư mã Vương Phong lâm bệnh nặng, Vương Mãng đã tận tình chăm sóc. Khi Vương Phong qua đời đã giao Vương Mãng cho Thái hậu Vương Chính Quân giúp cháu trai bước vào triều chính.
Sau khi làm quan, Vương Mãng tỏ ra tiết kiệm thanh liêm; đối xử nhã nhặn, có lễ tiết với bậc hiền sĩ. Ông ta thường dùng bổng lộc của mình để chu cấp cho các danh sĩ gặp khó khăn. Phu nhân của ông ta bị nhầm là nô bộc vì ăn mặc quá giản tiện, xoàng xĩnh.
Cháu trai của Vương Mãng mất cha khi còn nhỏ, nên Vương Mãng đã đích thân sắp xếp cho cháu được học hành tử tế. Điều này đã được các thầy giáo đồng lòng tán dương. Còn rất nhiều ví dụ khác về những nỗ lực để họ Vương đạt được danh vọng.
“Hán Thư” đã chỉ ra rằng, Vương Mãng bị ám ảnh bởi danh tiếng nên nhất tâm cầu chúng. Ông ta là người “giỏi khoe khoang nhưng có thể thản nhiên và không biết xấu hổ”.
Do nhà Tây Hán đang suy đồi nên đức hạnh của Vương Mãng nhanh chóng chiếm được sự sủng ái của cả triều đình và dân chúng.
Hán Thành Đế coi hắn là một bậc tôi hiền. Quan lại trong triều cũng như dân chúng đều tán dương. Kết quả là Vương Mãng nhanh chóng thăng quan và trở thành Đại tư mã khi mới 14 tuổi.
Vào năm Nguyên Thọ thứ 2 (năm 1 TCN), Hán Ai Đế băng hà, Hán Bình Đế mới 9 tuổi lên ngôi. Hoàng thái hậu Vương Chính Quân lâm triều cải cách lại thể chế. Vương Mãng được bổ nhiệm làm quan phụ chính, có quyền lực rất lớn.
Lúc này, dã tâm của Vương Mãng dần dần hiển lộ. Ông ta đề bạt những người theo phe mình và thanh trừng những người bất đồng ý kiến. Đồng thời nhanh chóng chiêu mộ một nhóm quan lại thân cận. Những người này ra sức xu nịnh, cầu thưởng cho Vương Mãng, ca ngợi đức hạnh của Vương Mãng để làm đẹp thêm danh tiếng cho ông ta.
Một mặt, Vương Mãng đè bẹp các đối thủ chính trị của mình, mặt khác tiếp tục “diễn kịch”. Khi được phong tước “An Hán Công”, Vương Mãng nhất quyết từ bỏ toàn bộ ruộng đất, bổng lộc đã được cấp; đồng thời yêu cầu phong thưởng cho chư vương tôn thất, các cấp quan lại và bá tánh. Nhờ đó, ông ta rất được lòng người.
Vương Mãng cũng cố gắng hết sức để lấy lòng thái hoàng thái hậu. Chẳng hạn, ông đề nghị phong tước cho ba chị em của Thái hậu Vương Chính Quân. Ông ta biết bà không thích sống trong cung điện nên thường tổ chức các cuộc tuần tra săn bắn. Ngay cả khi thị nữ của Vương Chính Quân bị ốm, Vương Mãng cũng đích thân hỏi han họ.
Vào năm nhiếp chính thứ ba của ông, tức là năm Nguyên Thọ thứ 2, thiên hạ xảy ra hạn hán nghiêm trọng. Nạn châu chấu và dịch bệnh bất ngờ phát ra ở nhiều quận thị khác nhau. Thảm họa đặc biệt nghiêm trọng ở Thanh Châu, người dân mất mùa, không có lương thực, quần áo mặc, phải lưu vong tứ xứ.
Lợi dụng thời cơ soán ngôi nhà Hán
Nói về ôn dịch, đây là dịch bệnh lớn đầu tiên xảy ra kể từ khi nhà Tây Hán được thành lập. Thân Đồ Cương, người nổi tiếng cương trực đã nói: “Dịch bệnh do trời định, đạo tặc nhiều, lên tới hàng chục nghìn”.
Để cứu trợ thiên tai, Vương Mãng đã dẫn đầu hơn 200 quan chức hiến ruộng và nhà cửa để cứu trợ các nạn nhân. Đồng thời áp dụng các biện pháp như giảm thuế, giảm chi phí tang lễ và thống nhất tái định cư cho bá tánh. Tuy nhiên, ông ta không kiềm chế được dã tâm cướp quyền, điều này đã gây ra thảm họa thực sự cho nhà Hán.
Vào năm thứ ba nắm quyền, Vương Mãng đàn áp họ Ngụy – là ngoại thích của Hán Bình Đế nhằm dẹp bỏ đế chế hoàng đế, củng cố quyền lực cá nhân. Khi đó, con trai cả của Vương Mãng là Vương Vũ đã cố gắng can ngăn cha. Nhưng trong cơn tức giận, Vương Mãng đã hạ độc chính con trai của mình. Nhân cơ hội này, ông ta vu khống cho họ Ngụy để triệt hạ kẻ thù chính trị của mình.
Trong vụ này, hàng trăm người bị liên lụy và thiệt mạng, khiến khắp thiên hạ chấn động.
Để lấy lại thanh danh, Vương Mãng đã lệnh cho người bịa đặt sự việc thành hành động “vì nghĩa diệt thân”. Thậm chí ông ta còn viết một bài như “Sách Hiếu” và truyền bá khắp nơi, lệnh cho quan và dân khắp nơi phải đọc thuộc lòng.
Vào năm thứ 4, Vương Mãng được phong làm tể tướng, xếp trên các chư hầu. Ông đã mạnh mẽ khôi phục lại việc giáo dục lễ nhạc và nhận được sự ủng hộ của các học giả Nho gia.
Chẳng bao lâu, theo yêu cầu của các chư hầu và quan lại, ông đã được ban thưởng “Cửu tích” vô cùng cao quý. Cửu tích là các đồ dùng của bậc vương giả, hưởng đãi ngộ chỉ dưới hoàng đế và trên tất cả các chư hầu.
Vương Mãng còn chọn tám người tâm phúc làm sứ giả để giám sát tình hình dân chúng ở nhiều nơi. Mục đích là để thể hiện công trạng giáo hoá của ông. Sau khi tám sứ giả về triều đình, họ tuyên bố rằng, mọi phong tục khắp thiên hạ đều thuần hậu. Họ cũng tạo ra những bài ca dao xưng tụng Vương Mãng ở các quận khác nhau, tổng cộng là 30.000 từ.
Để chứng minh thành tựu chính trị và củng cố quyền lực của đất nước, Vương Mãng còn chế định pháp lệnh, đề xuất yếu lược quốc gia “thị trường không có thứ hai, nha môn không có kiện tụng, trong dân không có đạo tặc, không có người bị đói”.
Vào năm thứ năm, Hán Bình Đế qua đời. Để ngăn cản trưởng quân kế vị ngai vàng, Vương Mãng đã phong Nhụ Tử Anh mới hai tuổi làm thái tử. Bản thân ông ta thay mặt hoàng đế xử lý chính sự, tự gọi mình là “giả hoàng đế”. Vương Mãng đổi thành “Cư Nhiếp”, có thể nói tham vọng xưng đế của Vương Mãng ngày càng lộ rõ.
Lúc này phục sức, nghi lễ của Vương Mãng giống như hoàng đế. Nhụ Tử Anh Không khác gì một con rối, không thể nói chuyện với người khác và dường như bị si ngốc.
Sự nhiếp chính của Vương Mãng bắt đầu khơi dậy nỗi bất mãn trong dân chúng, và các cuộc nổi dậy đã nhen nhóm và bắt đầu ở nhiều nơi. Vì sợ hãi, Vương Mãng đã ôm Tử Anh vào lòng và cầu nguyện hàng ngày. Ông ta nói rằng, quyền nhiếp chính của ông chỉ là tạm thời. Sau này, ông sẽ trả lại ngai vàng cho nhà Hán.
Tuy nhiên, sau khi quân nổi dậy bị đàn áp, Vương Mãng đã đạp lên dư luận, dọn dẹp các khâu cuối cùng để trở thành hoàng đế thực sự.
Vào năm thứ 9 nắm quyền, tức năm Sơ Thuỷ đầu tiên, Vương Mãng ép Thái hậu giao ngọc tỷ, chính thức thiên nhượng ngôi vị hoàng đế, đổi quốc hiệu thành “Tân”.
Lúc này, Thái hậu Vương Chính Quân hoàn toàn nhận ra bộ mặt thật của Vương Mãng. Bà tức giận mắng Vương Mãng nhận thân thụ hoàng ân, nhưng vong ân phụ nghĩa, hành vi ti tiện quả thực còn tệ hơn cả chó, lợn.
Trong cơn đau buồn và tức giận, bà ném mạnh ngọc tỷ xuống đất, ngọc bị vỡ một góc và nói: “Vương gia có một người anh em như nhà ngươi, tất mang họa diệt tộc!”
Chẳng bao lâu sau, đế miếu nhà Hán bị phá hủy và bỏ hoang. Vương Chính Quân khóc lóc chỉ trích Vương Mãng: “Các tôn miếu của nhà Hán đều được thần linh che chở, nhà Hán đã phạm tội gì mà bị phá hủy?” và quay sang nói với người hầu: “Người này sỉ nhục, khinh mạn thần linh, làm sao có thể được thần linh phù hộ!”
Vương Mãng cải chế đất nước, nhưng càng cải chế lại càng hỗn loạn
Khi bắt đầu thành lập nhà Tân, Vương Mãng muốn cứu vãn vận mệnh quốc gia đang suy tàn do nhà Tây Hán để lại. Ông ta tuyên bố sẽ khôi phục lễ nhạc do Khổng Tử chủ trương và củng cố quyền lực của mình bằng cách bắt chước hệ thống chính trị của nhà Chu.
Kết quả là, ông thực hiện một loạt biện pháp cải cách: đổi đất của dân thường thành đất của vua và quy về nhà nước quản; đổi nô tỳ thành “tài sản riêng” và không mua bán những thứ như đất, sắt, rượu, núi, rừng, sông. Chúng đều thuộc quyền quản lý của quốc gia.
Đặc biệt, Vương Mãng đã cải tổ tiền tệ bốn lần trong vòng bảy năm, khiến thị trường vô cùng hỗn loạn. Để đảm bảo việc thực hiện các chính sách khác nhau, ông cũng chế các hình phạt nghiêm khắc.
Vương Mãng cũng làm rất nhiều chuyện buồn cười. Ví dụ, để tập hợp “Quận Tứ Hải” trong khu vực địa phương, ông đã phái quân đến chiếm vùng đất hoang xung quanh hồ Thanh Hải và đặt tên là “Quận Tây Hải”. Để tăng số lượng người nhập cư đến đây, Vương Mãng đã cố tình bổ sung thêm 50 điều luật khắc nghiệt để tăng số lượng tội phạm để đưa họ đến đây.
Ông ta đối xử rất thô lỗ với các nước chư hầu biên giới của nhà Hán. Vương Mãng bí mật giáng chức các vương của các nước chư hầu Hung Nô, Cao Ly, từ ngôi “vương” xuống tước “hầu”. Thay vào đó, họ được trao các con dấu mới.
Tên “Hung Nô Đơn Vu” bị đổi thành “Giáng Nô Phục Vu”; “Cao Câu Ly” thì đổi thành “Hạ Câu Ly”. Những động thái này gây ra sự bất bình giữa các quốc gia khác nhau và dẫn đến các cuộc chiến tranh biên giới liên miên.
Cái gọi là cải chế và chính sách mới không mang lại lợi ích gì cho người dân mà còn gây hại cho họ. Người dân phải gánh thuế nặng. Các quận huyện cũng đứng lên chống lại sự chuyên chế của Vương Mãng, khiến thiên hạ càng thêm hỗn loạn. Vương Mãng rao giảng xã hội tươi đẹp, nhưng chúng trở thành lời nói suông.
Trong lúc khó khăn, nhiều bậc chí sĩ chọn ẩn dật. Các quan đại thần trong triều xin cáo lão hồi hương, người trí cũng từ chối tham dự việc triều chính. Ví dụ, Khổng Hưu thổ huyết, lấy bệnh tật để từ chối quốc sự. Đức Thiệu chọn tự sát. Ông tuyệt thực để từ chối sự bổ nhiệm của Vương Mãng, bảo toàn chữ Trung với triều đình nhà Hán.
Hai trận ôn đại dịch đẩy nhanh sự suy tàn của triều đại mới
Lời nguyền của Thái Hậu Vương Chính Quân nhanh chóng trở thành hiện thực. Trong thời gian Vương Mãng chiếm đoạt ngai vàng, có hai tai họa lớn giáng xuống, khiến dân chúng thiệt mạng rất nhiều.
Bình Man Tướng quân Bằng Mậu tấn công Câu Đinh, binh lính ngã bệnh và 67 người chết (trích “Sách Hán·Tiểu sử Vương Mãng”)
Ba năm sau, có một trận ôn dịch nghiêm trọng và một nửa dân số đã chết (“Hậu Hán thư. Tiểu sử Lưu Huyền”)
Trận dịch đầu tiên xảy ra vào năm Thiên Phong thứ 3
Vương Mãng giáng Câu Đinh Vương ở phía tây nam xuống làm hầu, gây ra cuộc nổi loạn. Khi triều đình đem quân từ Ba Thục đến dẹp thì không ngờ quân đội mắc bệnh dịch và hơn một nửa số binh sĩ đã chết.
Bệnh dịch thứ hai xảy ra vào năm Địa Hoàng thứ ba
Trước đó, đất nước liên tục trải qua nạn châu chấu và các nhóm đạo tặc cùng nổi lên. Miền nam xảy ra nạn đói lớn, người dân kéo đến đồng ruộng để tìm kiếm cái ăn. Họ lao xuống đầm lầy mò tát, tìm bới để thỏa mãn cơn đói. Khắp thiên hạ phát sinh cướp bóc, xâm phạm lẫn nhau. Giữa sự hỗn loạn, một trận đại ôn dịch bùng phát, làm chết gần một nửa dân số.
Ngôi Hiêu đã mô tả thực trạng bi thảm của xã hội lúc bấy giờ như sau: hàng vạn người chết vì chiến tranh, luật pháp khắc nghiệt, nạn đói, bệnh dịch; tù nhân bỏ trốn, người già yếu, phụ nữ và trẻ em đều bị bắt bởi kẻ phản nghịch Vương Mãng.
Theo “Hậu Hán thư”, vào năm Sơ Thuỷ thứ 2, tức là trước khi trận dịch hạch đầu tiên bùng phát, nhà Tây Hán có hơn 13 triệu hộ gia đình và dân số là hơn 59 triệu người. Từ khi Vương Mãng soán ngôi đến thời Đông Hán, dân số đã giảm mạnh, “cứ 10 người chỉ còn lại 2 người”.
Vương Mãng không thể nhận được sự phù hộ của thần linh, và chế độ của ông ta đã định chỉ là một trò hề. Dưới sự tấn công của hai trận đại dịch, triều đại nhà Tân đã đẩy nhanh tiến trình thay đổi triều đại.
Quả nhiên, vào năm trận dịch thứ ba bùng phát, bầu trời thay đổi chóng mặt. Sao chổi xuất hiện ở phía đông nam năm ngày trước khi biến mất. Vào tháng Giêng năm sau, Lưu Tú, hậu duệ của Hán Cảnh Đế, dấy binh ở Nam Dương để đáp trả quân nổi dậy chống lại Vương Mãng.
Đế chế của Vương Mãng đã kết thúc. Chế độ của ông ta kết thúc chỉ sau 14 năm. Lưu Tú thuận theo thiên thời khôi phục nhà Hán, thành lập nhà Đông Hán, trở thành Hán Quang Vũ Đế.
Sau khi Lưu Tú lên ngôi hoàng đế, đầu tiên ông bình định tứ phương và thống nhất Trung Quốc, sau đó trị quốc nước bằng “Nhu đạo”, đại hưng Nho học và phục hồi sức khỏe cho dân chúng.
Sau nhiều thập kỷ nỗ lực, Lưu Tú đã chấm dứt thời kỳ hỗn loạn của những năm cuối đời Tây Hán và tạo ra thời đại “Quang Vũ trung hưng” với “phong tục đẹp nhất và Nho giáo thịnh vượng nhất”.
Sau khi Vương Mãng bị đánh bại, hắn bị quân nổi dậy chặt đầu và treo ngoài đường để thị chúng. Bá tánh nhìn thấy liền ném đá. Thi thể của ông ta bị hàng chục binh lính phân thành từng mảnh. Theo ghi chép lịch sử, từ thời cổ, số phận kẻ “loạn thần tặc tử” chưa từng có ai bi thảm như Vương Mãng.
Vương Mãng xảo quyệt, phản thần, soán ngôi nhà Hán. Nhưng cuối cùng, hắn cũng bị nhìn thấu, khiến trời người phẫn nộ, chết không toàn thây.
Bệnh dịch giống như một con thú hung dữ, nhưng nó có mục đích, là hồi chuông báo tử cho chế độ cai trị tà ác và suy tàn. Lịch sử, dưới hình thức thiên tượng biến hóa, đây là “lời tiên tri” nhằm cảnh báo cho con người ngày nay trước thiên tai nhân hoạ.
Nguồn: Aboluowang (Lý Quảng Tùng).