Khám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

kham-pha-nguon-goc-thuc-su-cua-nang-bach-tuyet-va-7-chu-lun

Giống như nhiều câu chuyện Grimm khác, người ta tin rằng nguồn gốc Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn đã tồn tại từ thời Trung cổ, được truyền miệng qua nhiều thế kỷ.

  • Hơn 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp, sự thật về muối tinh
  • Đồ hình Chữ Vạn (卍) cổ xưa vén mở bức màn bí mật
  • Tại sao chữ viết tay vẫn quan trọng trong thời đại kỹ thuật số

Chuyện cổ tích có một yếu tố sự thật

Là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất trên thế giới, lần đầu tiên được kể vào năm 1812 khi anh em nhà Grimm xuất bản bộ sưu tập truyện cổ tích của họ được thu thập từ những câu chuyện dân gian châu Âu cổ đại.

Năm 1937, bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết của Walt Disney đã phổ biến câu chuyện này trên toàn thế giới và kể từ đó, nó thường được coi là một câu chuyện hư cấu. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy câu chuyện cổ tích nổi tiếng này có thể có một yếu tố sự thật .

Tóm tắt cốt truyện của truyện cổ tích

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Câu chuyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn kể về một nàng công chúa xinh đẹp sinh ra với làn da trắng và trong sáng đến nỗi mẹ nàng đặt tên nàng là Bạch Tuyết. Sau khi Hoàng hậu qua đời, cha nàng kết hôn với một người phụ nữ phù phiếm và độc ác, người sẽ đứng trước một chiếc gương thần và hỏi ai là người phụ nữ đẹp nhất trong xứ sở.

Chiếc gương luôn trả lời, “Nữ hoàng của tôi, bà là người đẹp nhất trong tất cả”, cho đến một ngày một câu trả lời khiến bà nổi cơn thịnh nộ:
“Ngày xưa bà đẹp nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn”

  • Sức mạnh của thơ ca – 4 cách giúp trẻ nuôi dưỡng cảm xúc và trí sáng tạo
Khám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùnKhám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Hình ảnh người mẹ kế độc ác của Bạch Tuyết đang nói chuyện với chiếc gương thần. ( captblack76 /Adobe Stock)

Mẹ kế của Bạch Tuyết tức giận vì những gì chiếc gương đã nói với bà, đã ra lệnh cho một người thợ săn đưa cô vào rừng để giết cô. Nhưng người thợ săn cảm thấy thương hại Bạch Tuyết đã thả cô ra.

Bạch Tuyết đến một ngôi nhà nhỏ, cảm thấy kiệt sức, ngã xuống một trong những chiếc giường rồi ngủ thiếp đi. Khi cô tỉnh dậy, bảy chú lùn đang nhìn cô. Họ nói với Bạch Tuyết rằng cô có thể ở lại khi cô dọn dẹp và nấu ăn cho họ.

Bạch Tuyết và các chú lùn sống trong sự mãn nguyện cho đến một ngày khi chiếc gương thần nói với Hoàng hậu rằng Bạch Tuyết vẫn còn sống và vẫn là người đẹp nhất trong số họ.

Hoàng hậu cải trang thành một bà lão đưa cho Bạch Tuyết một quả táo tẩm thuốc độc. Sau khi cắn một miếng táo, Bạch Tuyết bất tỉnh. Các chú lùn cho rằng nàng đã chết, đã đóng một chiếc quan tài bằng kính, đặt nàng vào trong.

Khám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùnKhám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Một hình minh họa từ trang 17 của ‘Mjallhvít’ (Bạch Tuyết) từ bản dịch tiếng Iceland năm 1852 của truyện cổ tích Grimm. (Miền công cộng)

Một ngày nọ, một Hoàng tử đẹp trai đi ngang qua nhìn thấy Bạch Tuyết trong quan tài. Chàng đã yêu nàng ngay lập tức và thuyết phục các chú lùn để chàng mang quan tài đi để chàng có thể tổ chức tang lễ tử tế cho nàng.

Khi chàng và một số người đàn ông khác đang khiêng quan tài, họ vấp phải một số rễ cây khiến quả táo độc rơi ra khỏi cổ họng Bạch Tuyết. Nàng tỉnh dậy và Hoàng tử tuyên bố tình yêu của mình dành cho nàng. Họ đã kết hôn, và như mọi câu chuyện cổ tích, họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

Nguồn gốc nàng Bạch Tuyết là người có thật?

Năm 1994, một nhà sử học người Đức tên là Eckhard Sander đã xuất bản cuốn Schneewittchen: Marchen oder Wahrheit? (Bạch Tuyết: Liệu có phải là truyện cổ tích?), tuyên bố rằng ông đã khám phá ra một câu chuyện có thể đã truyền cảm hứng cho câu chuyện đầu tiên xuất hiện trong Truyện cổ Grimm.

Theo Sander, nhân vật Bạch Tuyết được xây dựng dựa trên cuộc đời của Margarete von Waldeck, một nữ bá tước người Đức sinh ra với Philip IV vào năm 1533. Ở tuổi 16, Margarete bị mẹ kế Katharina xứ Hatzfeld ép chuyển đến Wildungen ở Brussels. Ở đó, Margarete đã yêu một hoàng tử, người sau này trở thành Phillip II của Tây Ban Nha.

Cha và mẹ kế của Margarete không chấp thuận mối quan hệ này vì nó “bất tiện về mặt chính trị”. Margarete qua đời một cách bí ẩn ở tuổi 21, dường như là do bị đầu độc. Các ghi chép lịch sử chỉ ra rằng Vua Tây Ban Nha đã phản đối mối tình lãng mạn này và có thể đã phái các điệp viên Tây Ban Nha đến ám sát Margarete.

Vậy còn bảy chú lùn thì sao? Cha của Margarete sở hữu một số mỏ đồng sử dụng trẻ em làm nô lệ. Điều kiện sống tồi tệ khiến nhiều người chết khi còn nhỏ, nhưng những người sống sót thì bị còi cọc nghiêm trọng và chân tay bị biến dạng do suy dinh dưỡng vì lao động chân tay nặng nhọc. Do đó, họ thường được gọi là ‘những chú lùn nghèo’.

Về quả táo độc, Sanders tin rằng nó bắt nguồn từ một sự kiện trong lịch sử Đức khi một ông già bị bắt vì đưa táo độc cho những đứa trẻ mà ông tin là đã ăn cắp trái cây của mình.

Khám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùnKhám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Nhà sử học Eckhard Sander cho rằng bảy chú lùn tượng trưng cho những đứa trẻ lao động nghèo khổ được cha của Margarete von Waldeck thuê. (Miền công cộng)

Một cái tên thay thế – Maria Sophia von Erthal

Không phải ai cũng bị thuyết phục bởi tuyên bố của Sander rằng nhân vật Bạch Tuyết bắt nguồn từ cuộc đời của Margarete von Waldeck. Theo một nhóm nghiên cứu tại Lohr, Bavaria, Bạch Tuyết dựa trên Maria Sophia von Erthal, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1729 tại Lohr am Main, Bavaria. Bà là con gái của một chủ đất thế kỷ 18, Hoàng tử Philipp Christoph von Erthal và vợ ông, Nữ Nam tước von Bettendorff.

Sau khi Nữ Nam tước qua đời, Hoàng tử Philipp đã kết hôn với Claudia Elisabeth Maria von Venningen, Nữ bá tước xứ Reichenstein, người được cho là không thích những đứa con riêng của mình. Lâu đài nơi họ sống, hiện là một bảo tàng, là nơi lưu giữ một ‘chiếc gương biết nói’, một món đồ chơi âm thanh có thể nói (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Spessart).

Chiếc gương được chế tạo vào năm 1720 bởi Mirror Manufacture của Electorate of Mainz ở Lohr, đã ở trong ngôi nhà suốt thời gian mẹ kế của Maria sống ở đó.

Khám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùnKhám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
‘Gương biết nói’ được xây dựng vào năm 1720, dùng làm đồ trang trí trong nhà của mẹ kế Maria, Nữ bá tước Reichenstein. Nguồn: Manfred Scherer / Bảo tàng Spessart.

Những chú lùn trong câu chuyện của Maria cũng có liên quan đến một thị trấn khai thác mỏ, Bieber, nằm ngay phía tây Lohr và nằm giữa bảy ngọn núi. Những đường hầm nhỏ nhất chỉ có thể được tiếp cận bởi những người thợ mỏ rất thấp, những người thường đội mũ trùm đầu sáng màu, như những chú lùn thường được mô tả trong nhiều năm.

Nhóm nghiên cứu Lohr cho rằng quan tài thủy tinh có thể liên quan đến xưởng sản xuất thủy tinh nổi tiếng của vùng, trong khi quả táo độc có thể liên quan đến cây cà độc dược mọc nhiều ở Lohr.

Khám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùnKhám phá nguồn gốc thực sự của Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Trong bộ phim Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của Disney, những chú lùn được miêu tả với những chiếc mũ trùm đầu đầy màu sắc, giống như những người thợ mỏ đội gần thị trấn Lohr. (Joe Penniston / CC BY NC ND 2.0)

Người ta có thể không bao giờ biết được câu chuyện về Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn thực sự bắt nguồn từ đâu vì truyện cổ tích Grimm thường là sự kết hợp của các sự kiện thực sự xảy ra, pha trộn với tưởng tượng và kỳ ảo. Tuy nhiên, không có nhiều nghi ngờ rằng ít nhất cũng có một số cơ sở lịch sử cho câu chuyện cổ tích nổi tiếng này.

Nguồn. QNM/ganjingworld

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: