Khang Hy 15 tuổi đã bắt quyền thần Ngao Bái nhưng vì sao lại tha tội chết? Nguyên nhân chỉ vì câu nói

khang-hy-bat-ngao-bai

Khang Hy có thể trở thành “thiên cổ đại đế” không phải chuyện ngẫu nhiên. Thành tựu của ông đương nhiên không cần phải nói nhiều: 8 tuổi thừa kế ngôi vua, cai trị đất nước suốt 61 năm, là một trong số những vị Minh quân trị quốc nổi tiếng hàng đầu lịch sử Trung Hoa…

Trong cuộc đời của Hoàng đế Khang Hy, có một câu chuyện luôn được người đời sau ca tụng, đó chính là vào năm Khang Hy 15 tuổi đã bắt được Ngao Bái, một đại thần chuyên quyền và vênh váo.

Ngao Bái xuất thân dòng dõi công thần, đã đi theo Hoàng Thái Cực tứ phương để dẹp yên, mở mang khai quốc, do đó nổi tiếng là một Ba Đồ Lỗ điển hình của văn hóa triều Thanh.

Dưới triều Khang Hi, ông là một trong Tứ trụ đại thần quyền cao chức trọng, còn là “Nguyên lão Tam triều“. Do quyền lực quá lớn, Ngao Bái thao nắm quyền binh, kết bè kết cánh, đã làm ra nhiều việc vô đạo.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Từ thuở còn trẻ, Ngao Bái nổi tiếng vì sức khỏe phi thường, tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, cùng với sự dũng cảm thiện chiến tàn bạo mà ông đã lập không ít công lao cho nhà Thanh.

Năm 1637, Ngao Bái công phá được đảo Bì – nay thuộc Triều Tiên; năm 1641 lại giành được chiến thắng lớn trong trận chiến Tùng Cẩm với quân nhà Minh; năm 1644, Ngao Bái đưa quân đi đuổi theo quân nông dân của Lý Tự Thành, giành được thắng lợi trong trận chiến Tây Sung, rồi đánh bại Trương Hiến Trung và chiếm được Tứ Xuyên.

Ngoài ra, một điều quan trọng nhất là Ngao Bái cực kỳ trung thành với Hoàng Thái Cực. Năm xưa Hoàng Thái Cực đổ bệnh qua đời, em trai của Hoàng Thái Cực là Đa Nhĩ Cổn tham gia vào việc tranh giành hoàng vị.

Ngao Bái nắm binh quyền trong tay cùng với đám người của Sách Ni thề chết đưa con trai trưởng của Hoàng Thái Cực là Túc Thân Vương Hào Cách lên ngôi. Thậm chí ông ta còn dùng kiếm uy hiếp Đa Nhĩ Cổn không chút nhượng bộ.

Từ những sự kiện trên cho thấy Ngao Bái thực sự đã từng là một trung thần một lòng với triều đình. Chỉ là sau này ông ta bành trướng thế lực quá lớn mạnh rồi, mới làm ra những chuyện đại nghịch bất đạo. Nhưng Khang Hy có thể nhìn toàn diện cuộc đời của Ngao Bái theo chiều hướng lịch sử, cuối cùng đưa ra phán quyết công bằng, điều này cho thấy Khang Hy đích thực là một vị minh quân.

Chân dung Hoàng đế Khang Hy - Ảnh: InternetChân dung Hoàng đế Khang Hy - Ảnh: Internet
Chân dung Hoàng đế Khang Hy – Ảnh: Internet

Khang Hy bắt Ngao Bái thế nào?

Trong triều đình thuở ấy Ngao Bái không phải người có thể tùy tiện nói bắt là có thể bắt được. Nhưng tại sao sau khi Khang Hy bắt được Ngao Bái lại không giết chết ông ta, mà lại chọn cách giam cầm Ngao Bái cả đời? Chẳng lẽ Khang Hy không sợ Ngao Bái ở trong tù vẫn có thể đùa giỡn quyền thế sao?

Năm 1667, Khang Hi 14 tuổi, tự mình đứng ra xem xét việc triều chính và muốn trừ bỏ Ngao Bái. Do Ngao Bái đang là phụ chính, bè cánh lại đông, chưa thể trừ bỏ ngay, nên Khang Hi bề ngoài vẫn tỏ ra kính trọng Ngao Bái, khiến ông ta càng được thể làm càn, thường cáo bệnh ốm không vào triều, khiến vua phải đến tận nhà thăm hỏi.

Một lần Khang Hi tới thăm, thấy Ngao Bái không hề ốm yếu. Bỗng nhà vua phát hiện dưới đệm có con dao. Ngao Bái rất lo lắng nhưng Khang Hi lại không tỏ thái độ gì, cho rằng việc mang dao bên người là tập quán bình thường của người Mãn. Do đó Ngao Bái yên tâm không bị Khang Hi nghi ngờ.

Lấy lý do thích đánh cờ, Khang Hi triệu con của Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để bàn kế trừ Ngao Bái. Ông phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để ông ta lơ là mất cảnh giác, mặt khác lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ cho Ngao Bái. Sau đó, ông lấy cớ điều bớt những vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa.

Khang Hy còn tìm một nhóm các thiếu gia quý tộc tuổi chưa đến 20 đảm nhiệm công tác hộ vệ, thường xuyên tổ chức chơi đấu vật trong cung.

Tháng 5, Năm Khang Hy thứ 8 (1669), khi Ngao Bái vào cung yết kiến, khi vừa bước vào cổng Đại Điện, Ngao Bái đã bị những thái giám nhỏ tuổi học đấu vật ôm chặt lấy tay chân và đẩy ngã xuống đất. Ông ta cho rằng đây là trò đùa của trẻ nhỏ nên trong lòng vô cùng tức giận, giãy giụa đứng dậy, nhưng khi nhìn lên thấy khuôn mặt sắc lạnh của Khang Hy đế thì Ngao Bái đã tự biết kết thúc của mình.

Tại hiện trường Khang Hy công bố 30 tội danh và cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hy tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, đồng thời xuống lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.

Ảnh vẽ chân dung Ngao Bái - Ảnh: WikipediaẢnh vẽ chân dung Ngao Bái - Ảnh: Wikipedia
Ảnh vẽ chân dung Ngao Bái – Ảnh: Wikipedia

Nhưng vì sao sau khi bắt giữ phản thần, Khang Hy không lập tức hạ lệnh xử trảm Ngao Bái?

Ngao Bái biết rõ tính mạng của mình khó giữ liền thỉnh cầu Khang Hy nhìn những viết thương trên cơ thể, vốn được lưu lại từ những lần lăn lộn trên chiến trường.

Đó đều là những dấu tích cho thấy ông ta vì giúp Hoàng Thái Cực thống nhất thiên hạ mà chịu nhiều đau đớn. Cuối cùng, Ngao Bái nói một câu: “Vào những thời khắc quan trọng nhất, đã nhiều lần cứu Hoàng Thái Cực khỏi nguy nan.”

Chính vì câu nói này, vì tấm ân tình này nên trong lòng vị hoàng đế thượng tôn giáo lý nhà phật đã không khỏi xúc động.

Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Cả gia tộc của Ngao Bái đều bị đi lưu đày ngoài quan ngoại. Tới năm Khang Hy thứ 52 (1713), Khang Hy Đế vì nhìn nhận lại công tích của Ngao Bái, bèn xá miễn, truy tặng tước hiệu “Nhất đẳng Nam”.

Việc Khang Hy tha tội chết cho Ngao Bái còn có một nguyên nhân chủ yếu nữa, đó là vị Hoàng đế này rất tín mộ đạo Phật. Ông làm những việc mang lại lợi ích cho thần dân bá tánh, điều này giống với việc làm lợi ích cho tất cả chúng sinh mà Phật giáo hay nói đến.

Bà nội của Khang Hy là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang Văn cũng là một người tín Phật. Lịch sử ghi chép rằng Hiếu Trang Văn hoàng hậu khi tham thiền từng nhìn thấy được nhiều cảnh tượng bằng thiên nhãn. Cha của Khang Hy tức Thuận Trị Đế cũng là người tín Phật, vì vậy đối với Hoàng đế Khang Hy mà nói, từ nhỏ ông đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

Hoàng đế Khang Hy có tín tâm đối với Quán Thế Âm Bồ Tát, vì vậy trong khi ông còn tại vị đã cố tình xây dựng Phổ Đà Sơn thành đệ nhất thánh địa của Phật giáo Trung Quốc. Ông từng nhiều lần xuống Giang Nam, tuy chưa từng đích thân đến Phổ Đà Sơn, nhưng nhân duyên giữa ông và Phổ Đà Sơn, và đức Quán Thế Âm Bồ Tát là vô cùng sâu đậm. Mỗi lần Khang Hy đi tuần tra phía nam, đều mang tin tốt lành đến Phổ Đà Sơn.

Là một vị hoàng đế, hoàng đế Khang Hy có đủ khả năng cúng dường Bồ Tát, có khả năng bố thí, ông cũng phát bồ đề tâm, luôn cúng dường tự viện ở Phổ Đà Sơn, luôn làm những việc mà bản thân có thể làm được để xây chùa, hoằng dương Phật pháp.

Bất luận là cúng dường hay là bố thí, đều là vì tích phúc đức cho bản thân mình và con cháu đời sau. Vì vậy trong thời hoàng đế Khang Hy còn tại vị đã xây dựng được một đất nước có lãnh thổ lớn nhất và thống nhất nhiều dân tộc lại với nhau.

Về mặt chính trị đã thực hiện rất nhiều biện pháp có lợi cho sự phát triển của đất nước và sinh kế của người dân, phát triển kinh tế xã hội, gây dựng lên một thời đại “Khang Hy thịnh thế” trong lịch sử Trung Quốc: đất nước hưng thịnh giàu có kéo dài đến 115 năm, từ thời của ông đến thời con trai ông là Ung Chính hoàng đế, rồi đến đời cháu trai là Càn Long.

Hoàng đế Khang Hy là vị Hoàng đế tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông cũng là một vị hoàng đế học Phật Pháp, và có thể ứng dụng thiện căn và huệ căn của Phật Pháp một cách khéo léo.

Nguyệt Hòa biên tập
Theo DKN

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: