Blog
Khi Giác Giả hạ thế, vì sao chúng ta không thể nhận ra Ngài?
Từ xưa đến nay, biết bao vị Giác Giả đã giáng hạ xuống nhân gian. Nhưng đường truyền Pháp gian nan, cứu người sao khó nhọc! Giác Giả hạ thế độ nhân nhưng lại bị chính con người phỉ báng, bị chính con người đàn áp và bức hại. Những bi kịch lịch sử từ hơn 2000 năm trước ấy, cũng chính là lời nhắc nhở cho nhân loại ngày nay.
Đương thời Phật Thích Ca xuất hiện đã khiến Bà-la-môn giáo nổi giận. Sự xuất hiện của Chúa Jesus cũng làm Do Thái giáo chấn động. Nhưng thời gian trôi qua, Thích giáo trải hai ngàn năm trăm năm mà thịnh hành trên thế gian.
Cơ Đốc giáo sau khi trải qua cuộc bức hại đức tin tàn khốc, cũng trở thành tôn giáo trụ cột trong thế giới Tây phương. Nếu quay trở lại những ngày đầu sơ khai ấy, chẳng phải bất cứ chính Pháp, chính Đạo nào cũng từng trải qua cuộc thử thách tàn khốc, bị người đời chế giễu, thậm chí còn bị coi là “phản loạn”, là “tà” đó sao? Khi ấy, có mấy ai dũng cảm đứng lên bảo vệ chân lý, ai dám lên tiếng nói lời công đạo, ai sẵn sàng bênh vực các Thánh giả, Thánh đồ?
Ngày hôm nay, trong thời đại lịch sử vô cùng đặc biệt này, người ta nói nhiều đến “thời mạt Pháp”. Có người khăng khăng nói rằng: Đã là Pháp của Phật, sao có thể mạt được? Nhưng chẳng phải Đức Phật Thích Ca cũng từng giảng rằng, Phật giáo của ngài sẽ trải qua ba giai đoạn: “Thời kỳ Chính Pháp” (500 năm, Phật giáo thuần chính), “thời kỳ Tướng Pháp” (1000 năm, Phật giáo bị rối không thuần, nhưng vẫn có Pháp, có Phật tướng ở đó, vẫn có thể tu hành độ nhân), và sau cùng đi vào “thời kỳ Mạt Pháp” (Phật giáo bị làm loạn, không thể độ nhân được nữa). Ngài cũng tiên tri về Đức Di Lặc giáng thế, phải chăng Đức Di Lặc cũng lựa chọn thời điểm mạt Pháp để phổ độ chúng sinh?
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Nhưng lịch sử tựa như chiếc bánh xe quay vòng, những gì đã qua không khỏi khiến chúng ta trăn trở: Nếu như ngày ấy đến, Phật Di Lặc hạ sanh và truyền ra tâm Pháp, thì chúng ta, những người trần mắt thịt, có mắc lại sai lầm trong quá khứ hay không? Con người sẽ vui mừng đón nhận giáo Pháp của Ngài, hay quay lưng phỉ báng coi đó là “tà giáo” và rồi bức hại các Pháp đồ?
Trong thời đại mà chính – ngụy bất phân, vàng thau lẫn lộn, để có thể nhìn ra đâu là chính, đâu là tà, có lẽ chỉ có thể dùng Tâm: Giáo Pháp ấy có thể quy chính nhân tâm, giúp người hướng thiện, thăng hoa đạo đức, đề cao cảnh giới hay không? Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ngọn đèn trong tâm để suy xét cho riêng mình…
Truyền kỳ về Đại sư : điều ĐCSTQ không muốn bạn biết
Truyền kỳ về Đại sư – người sáng lập Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) đã được nhiều người biết đến. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại sư được xếp thứ 12; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, Đại sư Lý vinh dự nhận giải thưởng “Nhà lãnh tụ tinh thần kiệt xuất”. Ông đã có bốn lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Pháp Luân Công mở rộng tại Trung Quốc
Năm 1991, Đại sư chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực ra trước đó, từ năm 1984, Ông đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công – pháp môn vốn được đơn truyền qua các đời – truyền cho một số đồ đệ được chọn để tu luyện bí mật; đồng thời Ông cũng chỉnh sửa để phù hợp hơn với con người hiện đại trong cuộc sống bận rộn ngày nay.
Đến năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để bảo đảm không còn gì sơ suất, Đại sư đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ.
Sau hai năm, các đồ đệ này của Ông đều đạt đến tầng thứ rất cao. Ví dụ: nếu như ở trong các công pháp khác, muốn đạt đến trạng thái “tam hoa tụ đỉnh” thì phải cần đến mười mấy năm hoặc mấy chục năm; nhưng những đồ đệ của Ông chỉ cần hai năm là đã đạt được đến trình độ ấy.
Trước khi lớp học Pháp Luân Công đầu tiên được mở, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc lúc bấy giờ dựa trên cơ sở khảo sát cẩn thận đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công; tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc.
Rất nhiều người đã thu được lợi ích từ sức khỏe thể chất đến tinh thần; từ gia đình đến công việc và các mối quan hệ khác khi học Pháp Luân Công. Hiệp hội Khí công các địa phương tại Trung Quốc thời bấy giờ đã mời Đại sư đến mở các khóa giảng Pháp và truyền công tại địa phương mình.
Pháp Luân Công được Đại sư truyền ra thế giới
Nhận lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, ngày 13/3/1995, Đại sư đã cử hành một hội báo cáo giảng Pháp tại Sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Paris; cùng với lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở hải ngoại; đánh dấu Pháp Luân Công chính thức bắt đầu được truyền ra nước ngoài.
Một tháng sau đó, từ ngày 14/4 đến ngày 20/4/1995, Đại sư đã đến Gothenburg (Thuỵ Điển) tổ chức lớp học Pháp Luân Công thứ hai ở hải ngoại. Đây là lần cuối cùng Đại sư Lý thực hiện khóa học Pháp Luân Đại Pháp dài ngày; vừa giảng Pháp vừa truyền công.
Kể từ đó, Đại sư chỉ giảng Pháp, không truyền dạy các bộ công pháp nữa. Người học muốn học các bài công pháp thì học theo băng thu hình; sách; hoặc học ở các điểm luyện công.
Trong các năm từ 1995 đến 1999, Đại sư đã có những buổi giảng Pháp tại: Hoa Kỳ; New Zealand; Úc, Canada; Thuỵ Sĩ; Đức; và Singapore.
Ngay từ khi bắt đầu được truyền ra, Pháp Luân Công luôn nhấn mạnh rằng việc tu luyện là hoàn toàn tự nguyện; không có cơ cấu tổ chức; không lập danh sách, không bắt buộc ai phải theo. Ai đến học hoặc rời đi đều tự do lựa chọn. Mỗi điểm luyện công đều do những người tập tự duy trì; không có lợi nhuận hay thu nhập gì.
Các quốc gia tôn vinh ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”
Nhiều Chính phủ và thành phố trên khắp thế giới đã tổ chức “Ngày Sư phụ ”; “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”; “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”; “Tháng Pháp Luân Đại Pháp” để vinh danh truyền kỳ về Đại sư và Pháp Luân Công.
Ngày 13/5 hàng năm được ghi nhận là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Vào ngày nay, nhiều Chính phủ; chính quyền thành phố tại nhiều quốc gia đều gửi thư khen ngợi và chúc mừng Pháp Luân Đại Pháp.
Các lễ kỷ niệm; chương trình biểu diễn; diễu hành lớn nhỏ được tổ chức ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ để chúc mừng Đại sư và Pháp Luân Đại Pháp.
Đã 30 năm kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp được Đại sư truyền ra công chúng tại Trung Quốc và thế giới. Bất chấp cuộc đàn áp vẫn chưa dừng lại và những lời vu khống của ĐCSTQ, truyền kỳ về Đại sư và vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp vẫn được người dân thế giới lưu truyền và ca ngợi.
Ông Lưu Nhân Toàn – Uỷ viên Hiệp hội Nhân quyền châu Á – Thái Bình Dương từng nói rằng Hiệp hội trao cho Đại sư giải thưởng “Nhà lãnh đạo tinh thần kiệt xuất”; với hy vọng “sẽ khuyến khích con người tuân theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Khi đạo đức nhân loại nâng lên, thế giới sẽ được hòa bình”.
Làm thế nào để nhìn ra chân tướng, phân định chính – tà?
Bất cứ một giáo Pháp chân chính nào, cũng đều truyền cho thế nhân đúng vào thời mạt Pháp. “Mạt Pháp” không phải nói về Pháp lý của Giác Giả, mà là nói rằng nhân tâm bại hoại, đạo đức suy đồi, con người chỉ duy trì cái vỏ tôn giáo, mà không còn chân chính tu hành.
Bởi vì “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nếu miệng tụng kinh văn mà trong tâm vẫn còn ham muốn tiền tài, mê đắm hưởng lạc thú trần gian, thì thử hỏi tụng niệm ấy còn có ích chi? Thời kỳ mạt Pháp, người tu hành chỉ “hành” mà không “tu” nên không thể đắc độ. Nhưng Giác Giả là từ bi, nên mới hạ thế truyền tâm Pháp cho con người.
Từ Thanh tổng hợp
Theo Đkn và Ntdvn