Người xưa có câu: “Mùa thu đông ăn bưởi, tốt hơn ăn thịt”. Câu nói này mô tả một cách sinh động vị thế quan trọng của quả bưởi vào mùa thu đông. Vào mùa này, thời tiết trở nên khô hạn. Lúc này, vị ngọt, mát, sảng khoái và mọng nước đặc trưng của quả bưởi giống như cơn gió mùa thu, mang đến cho con người cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng.
Mùa thu đông cũng là thời điểm thích hợp để bưởi có mặt trên thị trường với số lượng lớn. Loại quả mọng nước này có vị ngọt, kết cấu tuyệt vời, giá trị dinh dưỡng cực cao, giàu vitamin C , chất xơ và có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ăn bưởi thường xuyên không chỉ có thể bổ sung nước cho cơ thể mà còn thanh nhiệt, giảm nóng trong, rất có lợi cho cơ thể. Hơn nữa, giá bưởi cũng rất phải chăng, chỉ tốn khoảng vài chục đồng để mua một quả bưởi, đủ cho một gia đình thưởng thức. Bưởi cũng rất dễ bảo quản, chỉ cần không gọt vỏ thì để từ 1 đến 2 tháng sẽ không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, việc chọn bưởi không phải là việc dễ dàng, khiến nhiều người bối rối khi mua. Vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số mẹo chọn bưởi, sao cho bưởi bạn chọn được ngọt thơm, vỏ mỏng và múi thịt đậm đà.
Đầu tiên: Nhìn vào hình dạng
Khi mua bưởi, chúng ta thường nhận thấy sự khác biệt về kích thước của quả bưởi. Đối với cùng một loại bưởi, nên chọn quả bưởi to hơn, vì bưởi to hơn thường có nghĩa là độ chín sẽ tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chọn những quả bưởi có hình dáng đẹp nhất, đó là những quả bưởi có phần trên nhọn, phần dưới phẳng. Ngược lại, nếu quả bưởi có hình tròn thì hương vị của nó có thể không lý tưởng.
Ngoài ra, những quả bưởi có cổ quá dài thường có nhiều vỏ và ít thịt nên chúng ta nên chọn những quả bưởi có đầu nhọn, cổ ngắn, đáy phẳng.
Thứ hai: Nhìn vào màu sắc
Bưởi chín thường có màu vỏ đồng nhất như vàng nhạt hay cam. Đó là vì chúng đã nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời và đủ lượng lắng đọng tự nhiên. Loại bưởi này chín hơn, cùi dày hơn, vị mọng nước và ngọt hơn. Ngược lại, nếu vỏ bưởi có màu xanh hoặc xanh vàng nghĩa là bưởi chưa chín hẳn và sẽ có vị chua, ăn không ngon.
Thứ ba: Chạm bằng tay
Sau khi quá trình quang hợp kết thúc, vỏ của quả bưởi chín sẽ có kết cấu mỏng manh và sáng bóng, khi chạm vào rất mịn. Ngược lại, vỏ bưởi chưa chín tương đối thô và kết cấu không tốt.
Ngoài ra, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ chất lượng cùi bưởi bằng cách ấn vào vỏ. Nếu bạn cảm thấy một lực cản nhất định khi ấn thì có nghĩa là quả bưởi có vỏ mỏng và thịt đầy đặn, chất lượng của quả bưởi như vậy đương nhiên sẽ tương đối tốt. Ngược lại, nếu khi ấn vào có vết lõm thì nhiều khả năng bưởi sẽ bị vỏ dày hoặc ôi, chất lượng đương nhiên sẽ tương đối kém.
Thứ tư: Cân trọng lượng
Thủ thuật này phù hợp với hầu hết các loại trái cây, trong đó có bưởi. Trong số những quả bưởi có hình dáng và kích thước cơ bản giống nhau, chúng ta nên chọn quả nặng hơn. Điều này là do cùi bưởi nặng hơn, có độ ẩm vừa đủ và có hương vị ngon hơn. Bưởi nhẹ có thể không đủ nước và cùi có thể bị khô.
Cách bảo quản bưởi đã gọt:
Bưởi dễ mất độ ẩm sau khi gọt, nên cần bảo quản đúng cách nếu không thể ăn ngay. Để giữ được độ tươi ngon của bưởi, có hai phương pháp phổ biến.
Đầu tiên, trải màng bọc thực phẩm lên bàn, sau đó đặt cùi bưởi đã gọt vỏ lên trên màng bọc thực phẩm, cuối cùng bọc bưởi thật chặt rồi đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Phương pháp này có thể giúp bưởi không bị mất độ ẩm một cách hiệu quả và giữ được độ tươi trong vài ngày.
Ngoài ra, bạn có thể cho cùi bưởi đã gọt vỏ vào hộp kín rồi bảo quản trong tủ lạnh. Phương pháp này cũng có thể ngăn ngừa mất độ ẩm một cách hiệu quả và giúp bảo quản bưởi được lâu hơn.
Kỳ Mai biên dịch
Triệu Lệ – aboluowang