Trong cuộc sống, có nhiều người dù kiên cường đến đâu rồi cũng có lúc phải cảm thán: Cuộc sống này thật mệt mỏi! Nhưng có một thực tế là, nhiều lúc cuộc sống có thuận với tâm mình hay không hoàn toàn lại do bản thân mình quyết định.
Mang trái tim bình thản, làm tốt bổn phận của mình, làm một người có đạo dày, bình bình thường thường là hạnh phúc rồi.
Giữ tâm bình thản
Là con trai của đương triều trạng nguyên, Vương Dương Minh khi 8 tuổi đọc lướt qua kinh thư đã thuộc lòng, 10 tuổi hạ bút thành thơ. Người đời đều cho rằng, Vương Dương Minh tương lai nhất định sẽ là trạng nguyên tài năng.
Nhưng từ năm 22 tuổi, Vương Dương Minh hai lần tham gia thi hội đều có kết quả thất bại.
Ông nói: “Người trong thế gian cho rằng không đứng thứ nhất là xấu hổ, ta thì cho rằng vì không đứng thứ nhất mà động tâm mới là xấu hổ”.
Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy ba chữ: Bất động tâm.
Dùng trái tim bình thản đối mặt với thất bại, trước hết làm hết sức mình, sau nghe theo mệnh trời, xem nhẹ sự thành bại.
Người xưa có câu: “Nâng lên nặng ngàn cân, bỏ xuống nhẹ hai lạng”.
Con người sống rộng rãi thì vui vẻ, đơn giản thì hạnh phúc.
Để tâm trí nhẹ nhàng, bước đi mới thong thả.
Cũng lại có câu rằng: “Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn. Tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan”.
Làm tốt bổn phận của mình
“Bổn phận” – hai chữ này bao gồm đạo lý mộc mạc nhất trên thế gian. Làm việc bản thân cần làm, tận tâm tận lực làm tròn nghĩa vụ của mình. Điều này không có nghĩa là không thể hành động hồ đồ, không thể làm sai. Nhưng đã làm thì hết sức, hết tâm, việc được mất sau đó không cần coi nặng.
Bổn phận của thầy cô là dạy dỗ cho tốt cho học sinh, bổn phận của người trồng hoa là nuôi dưỡng tốt cho hoa, bổn phận của đầu bếp là làm những món ăn ngon.
Duyệt Vi thảo đường bút ký có kể về một câu chuyện rằng: Chàng thư sinh nọ có tài văn chương rất tốt, nhưng không nỗ lực, cũng không được tiến cử làm quan. Sau này, anh ta chỉ có thể làm một giáo viên dạy học, mở tư thục, dạy học nuôi gia đình.
Một ngày nọ, thư sinh bị bệnh, qua đời và xuống địa phủ. Phán quan nói với anh ta: “Ngươi phải chết rồi”. Thư sinh rất không phục, nói: “Tôi chưa từng phạm lỗi nào nghiêm trọng, sao lại phải chết trẻ như thế này?”.
Phán quan nói: “Ngươi mở tư thục, lấy học phí nhưng không tận tâm tận lực dạy học, cắt giảm phúc báo của bản thân”.
Hóa ra, tới lúc chết anh mới hay, làm tròn bổn phận của mình, tận tâm tận lực, trên thực tế là một việc tu hành rất quan trọng của đời người.
Làm người có đạo dày
Ý nói người giữ được đạo đức, ngay thẳng lương thiện, xem nhẹ danh lợi, không vì tư lợi cá nhân mà làm những chuyện trái với lương tâm.
Qua lại với những người có đạo dày, khiến người ta cảm thấy thoải mái. Làm người có đạo dày, có thể trải rộng lương duyên của mình, cũng có thể được nhiều người yêu mến giúp đỡ khi khó khăn.
Tương truyền, khi Thương Sương làm thủ lĩnh bộ lạc, nhìn thấy một nông dân giăng lưới bắt những con thú nhỏ. Tây Bắc Đông Nam, bốn hướng đều giăng lưới, đồng thời người nông dân này quỳ trên mặt đất cầu nguyện ông Trời, hy vọng có con vật nào đó rơi vào lưới của anh ta.
Thương Sương nhìn thấy vậy vô cùng cảm khái, ông lệnh cho người dưới, bỏ lưới ở ba hướng chỉ để lại một hướng, sau đó quỳ bên cạnh người nông dân cầu nguyện: “Trên trời bay đi, dưới đất chạy đi, có thể trốn thoát nhất định phải trốn thoát, không nghe lời thì chui vào lưới”.
Cầu nguyện xong, Thương Sương kiên nhẫn giác ngộ cho người nông dân nói: “Cho dù là đối với thú dữ, cũng phải có được trái tim rộng lớn, nếu không sẽ chẳng bắt được gì cả”.
Rất nhanh, câu chuyện Thương Sương mở lưới lan truyền rộng rãi trong các chư hầu. Các chư hầu nhìn thấy Thương Sương nhân từ với chim muông và thú dữ, liền ủng hộ ông.
Vậy mới thấy, đạo dày là một dạng năng lượng, có thể thu phục lòng người, thu hút phúc khí và quý nhân.
Theo Wendy, Secretchina
Ngọc Linh biên dịch
Video: Người luôn từ bi có được 9 lợi ích
videoinfo__video3.dkn.tv||d3704e118__