Là người Trung Quốc nhưng lại được mệnh danh là Thiên Hoàng khai quốc Nhật Bản, lính Nhật quỳ xuống bái lạy khi nhìn thấy ông
Từ Phúc là người vâng lệnh Tần Thủy Hoàng ra biển tìm thuốc trường sinh, nhưng lại được một số học giả khẳng định ông chính là Thần Vũ Thiên Hoàng, vị vua khai quốc của Nhật Bản. Vậy rốt cuộc thực hư ra sao?
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời, vậy tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến vậy? Điều này là do họ đã học được văn hóa, phong tục và chế độ chính trị từ Trung Quốc. Trong quá khứ, người Nhật đã gửi 19 đoàn sứ giả đến triều Đường để học hỏi kiến thức, có những học giả cho rằng, một số cư dân đầu tiên của Nhật Bản có thể là người Trung Quốc chuyển đến.
Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã phái hàng nghìn người ra biển tìm kiếm “tiên đan”, người lãnh đạo chính là Từ Phúc. Trong “Sử ký” có ghi chép: Tần Thủy Hoàng rất vui mừng, sai 3000 đồng nam và đồng nữ hộ tống Từ Phúc, mang theo đủ loại lương thực và công cụ. Từ Phúc đã đến một nơi bình nguyên quảng trạch (nghĩa là vùng đồng bằng, có nhiều hồ rộng), tự xưng làm vua và không bao giờ quay lại.
Từ Phúc nói cho Tần Thủy Hoàng biết về các núi Bồng Lai ở trên biển, Phương Trượng, Doanh Châu tiên sơn, nơi có thần tiên sinh sống. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng đã sai Từ Phúc dẫn đầu 3000 đồng nam đồng nữ mang theo đủ loại đồ đạc, lương thực, quần áo, thuốc men,… đủ dùng trong 3 năm để đi tìm nơi thần tiên ở. Sau vài năm ra khơi, họ vẫn không tìm thấy những nơi mà Từ Phúc đã mô tả.
Năm 210 trước Công nguyên, Từ Phúc và đoàn người đến một vùng bình nguyên quảng trạch, thấy nơi này có thời tiết tốt, dân chúng thân thiện, phù hợp để sinh sống. Từ Phúc quyết định ở lại đây với mọi người và lên ngôi vua. Vùng đất này chính là khu vực phía sau núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. Từ Phúc đã dạy cho người dân địa phương sử dụng những đồ vật mang theo và giúp mọi người sửa đổi họ tên của mình.
Hiện nay, hậu duệ của người Nhật cũng coi Từ Phúc là Thiên Hoàng Thần Vũ và tôn sùng ông là Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản. Vì vậy mà người Nhật rất tôn kính Từ Phúc.
Trong thời kỳ Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, một nhóm binh sĩ Nhật Bản xông vào một ngôi làng ở thị trấn Kim Sơn, tỉnh Giang Tô, chuẩn bị cướp bóc thì bất ngờ nhìn thấy bức tượng Từ Phúc bằng đá. Điều này khiến họ sợ hãi, vội vàng nhờ người đến hỏi thăm thì mới biết đây chính là làng quê của Từ Phúc, được gọi là “Làng Từ Phúc”.
Họ liền quỳ xuống lạy vì sợ bị quả báo làm xáo trộn lãnh thổ của tổ tiên. Sau khi những người Nhật này bái lạy xong, họ kính cẩn rời đi, từ đó không bao giờ quay lại. Sau chiến tranh, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Tsutomu Hata còn đặc biệt đến thăm ngôi làng này để quỳ lạy Từ Phúc.
Cựu thủ tướng Nhật Bản Hata Tsutomu luôn tự xưng mình là hậu duệ của Từ Phúc và tự hào về điều này, thậm chí ông đã tham gia nhiều lễ hội và sự kiện tưởng nhớ về Từ Phúc. Năm 2007, Trung Quốc tổ chức “Lễ hội Từ Phúc lần thứ 7 tại Cám Du”, trong dịp này, Hata Tsutomu cũng tự mình đến tham dự và bày tỏ rằng ông rất sẵn lòng tham gia các sự kiện này, trong tương lai nếu có bất kỳ sự kiện nào liên quan đến Từ Phúc, ông nhất định sẽ đến.
Thực tế không chỉ có Hata Tsutomu, hiện nay nhiều người Nhật Bản cũng tự xưng là hậu duệ của Từ Phúc, có những nhóm người Nhật Bản đến Trung Quốc để tìm hiểu về nguồn gốc tổ tiên của họ. Mặc dù chúng ta không biết họ có phải là hậu duệ của Từ Phúc hay không, nhưng chắc chắn rằng Trung Quốc đã có tác động sâu sắc và lâu dài đối với Nhật Bản. Ngày 28 tháng 11 hàng năm là một ngày quan trọng để người Nhật Bản tưởng nhớ Từ Phúc. Ông vẫn là vị Thần được người dân Nhật Bản tôn kính.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Soundofhope (Quách Hiểu)