Có rất nhiều đồ tạo tác bằng đá từ thế giới cổ đại được làm từ những loại đá cứng nhất trên hành tinh như đá granit và đá diorit. Người xưa đã cắt, tạo hình chúng với độ chính xác cao đến mức các công nghệ hiện đại cũng khó có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Ngôi đền cổ Ấn Độ được đẽo ra từ một khối đá duy nhất
Một trong những bí ẩn về ngôi đền cổ Kailasa, Ấn Độ khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong nhiều năm qua là: Làm sao người xưa có thể tạo nên một kiệt tác từ đá núi như vậy chỉ với công cụ thô sơ trong khi con người của thế kỷ 21 còn khó mà thực hiện được?
Ngôi đền Kailasa, nói chính xác, chính là một tảng cự thạch khổng lồ nguyên khối được cắt tỉa ra thành một ngôi đền. Nó là một trong những ngôi đền ấn tượng nhất của Ấn Độ, cơ bản là do kích cỡ, trình độ kiến trúc và điêu khắc khó tin của nó.
Kích cỡ chính xác của nó là rộng 33,2m, dài 50m, cao 29,8m.
Ngôi đền mô phỏng theo đỉnh núi Kailash trong thần thoại, nhà của thần Shiva, một trong những vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu. Ngoài ra, đền Kailasa chỉ là một trong số 34 tu viện và đền thờ trong một khu vực chỉ trải dài 2 km. Ngôi đền đã được khai quật ra khỏi các tảng núi đá xung quanh, theo đúng nghĩa đen.
Theo nhiều tác giả, ngôi đền tinh vi phức tạp này cho thấy từ hàng ngàn năm về trước, các nền văn minh cổ đại đã tiến bộ hơn nhiều so với những gì mà các học giả chính thống có thể nhận thức được.
Từ hàng ngàn năm về trước, các thợ xây cổ đại đã có thể khai thác các khối đá siêu lớn – một số trong chúng có trọng lượng lên đến trên 50 tấn – rồi vận chuyển chúng đến các vị trí xây dựng khác nhau, trước khi tạo hình chính xác các tảng đá siêu cứng như andesite, và xếp đặt vị trí nhiều khối đá lớn như thể toàn bộ quá trình là một trò chơi ghép hình khổng lồ.
Đền Kailasa ở Ellora, Maharashtra, Ấn Độ là một công trình siêu cự thạch được chạm khắc từ một khối đá duy nhất. Nó được coi là một trong những đền thờ hang động ấn tượng nhất ở Ấn Độ, chủ yếu bởi sở hữu kích thước khổng lồ, kiến trúc và đường nét chạm khắc tinh tế. Nói cách khác, đây là một trong rất nhiều địa điểm trên trái đất chứng minh các nền văn minh cổ đại trên toàn cầu đã trở nên cực kỳ tiên tiến trong rất nhiều lĩnh vực, sở hữu một vốn kiến thức cho phép họ dựng lập – hoặc điêu khắc các cấu trúc hiện vẫn còn đứng vững sau hàng nghìn năm.
Hang động Barabar, Ấn Độ
Đây là hang Lomas Rishi, một trong số các hang Barabar nhân tạo. Hang động được cắt khoét từ đá lâu đời nhất còn tồn tại ở Ấn Độ, có niên đại từ Đế chế Maurya (322–185 TCN).
Kiến trúc cắt đá và kiến trúc hang động thường đồng nghĩa với nhau. Phong cách này là yếu tố hấp dẫn và kỳ diệu nhất trong kiến trúc Ấn Độ. Chính dưới triều đại của Đế chế Mauryan, việc xây dựng Hang động Barbara đã diễn ra. Những hang động này là tàn tích duy nhất còn sót lại hoặc một dấu hiệu của Ajivika, một tín ngưỡng tôn giáo đã bị mất. Hình dạng vòm của hang động Lomas Rishi, một trong ba hang động của Barbara, và những câu chuyện hấp dẫn là điều thu hút những người hâm mộ lịch sử từ khắp nơi trên thế giới.
Những khối đá cổ đại lớn nhất hành tinh
Chúng được gọi là: “Tảng đá Thai phụ”, “Tảng đá Phương Nam”, và “Tảng đá bị lãng quên”. Ba tảng đá nguyên khối này đã được những người cổ đại gia công, cắt gọt và có một kích thước không tưởng. Nó không thuộc về bất cứ kiến trúc nào của Baalbek mà chúng ta đã biết.
‘Tảng đá bị lãng quên’ vượt xa kích thước của Đại Tam Thạch. Nó nặng tới 1.650 tấn, dài 19.6m, rộng 6m, cao ít nhất 5.5m – và một phần vẫn còn bị chôn dưới đất – khiến nó trở thành viên đá lớn nhất từng được khai thác và gia công trên trái đất.
Tảng đá này được Viện khảo cổ Đức phát hiện vào năm 2014 và trở thành một trong những ẩn đố lớn nhất lịch sử nhân loại. Bởi vì nó được cắt hết sức tinh xảo ở cả 4 cạnh, vuông vức và dễ dàng như thể người ta dùng dao và cắt vào một miếng bơ vậy.
Tảng đá Phương Nam cũng là một cái tên không hề kém cạnh khi nặng tới 1.242 tấn, dài khoảng 20.5m, rộng hơn 4.56m, cao 4.5m.
Tảng đá Thai phụ nặng hơn 1.000 tấn, dài 20,76m, rộng 4m phần gốc, hơn 5m phần đỉnh, và cao 4.32m. Đây cũng là tảng đá là đẹp nhất trong 3 khối cự thạch – bởi nó nằm nổi trên mặt đất và có tình trạng tốt sau hàng ngàn năm mưa gió.
Người ta không rõ lý do vì sao chúng bị bỏ dở ở đây, phải chăng do kích thước quá lớn và quá nặng để đưa chúng tới khu vực cần đến?
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, với kỹ thuật ngày nay, không gì có thể di chuyển được những tảng đá này. Bởi vì dùng ít nhất 25 cần cẩu hạng nặng cũng chỉ có thể nhấc được chúng lên, còn việc di chuyển chúng là điều không tưởng.
Theo ước tính của kỹ sư O. Colomichuk, để di chuyển khối đá khổng lồ thế này – cần đến 60.000 người, tuy nhiên, thực tế không có một mỏ đá nào có thể chứa được số lượng nhân công lớn đến thế.
Ngay đến cả Kim Tự Tháp lớn nhất ở Ai Cập, thì khối đá lớn nhất cũng chỉ đạt trọng lượng 50 tấn. Còn những khối đá được gia công ở Baalbek lại có kích thước mà con người ngày nay không thể tưởng tượng đến.
Có 3 câu hỏi lớn được đặt ra:
- Làm thế nào mà người La Mã cổ đại – lại vận chuyển được những phiến đá có kích thước khổng lồ như vậy?
- Họ đã khai thác chúng bằng cách nào?
- Quan trọng hơn, cấu trúc cổ đại nào có thể đòi hỏi những viên đá khổng lồ như vậy?
Thật khó để hình dung bằng cách nào mà người cổ đại đã xây dựng nên đền Baalbek, khi mà ngay cả việc di chuyển những khối đá khổng lồ kia cũng là điều vô cùng khó khăn đối với khoa học hiện đại của chúng ta. Về cơ bản, chúng ta không có thông tin cụ thể nào về nguồn gốc của những khối cự thạch được gia công tinh mỹ khổng lồ này.
Đăng Dũng tổng hợp