Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

la-sung-chua-benh-tieu-duong-17274284053701706192585-22-0-481-734-crop-17274285195321473537171
GĐXH - Lá sung ngoài giúp giảm lượng đường trong máu còn giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa được tình trạng viêm loét, kiểm soát được các chỉ số về mỡ máu và huyết áp.

Lá sung là loại lá gia vị làm tăng độ ngon khi ăn kèm cùng nem chua, nem thính, nem nắm, gỏi cá,… và rất nhiều món ăn khác. Hương vị thanh thanh, tươi mát, có độ chát nhẹ của loại lá này sẽ khiến món ăn bớt ngán hơn, giảm độ tanh và làm dịu vị nguyên bản.

Thế nhưng ngoài công dụng đặc trưng này, ít ai biết đến, lá sung còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Bất ngờ công dụng của lá sung với sức khỏe

Giúp hạ đường huyết

Theo Đông y, lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin. Đây cũng là loại lá giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng ở bệnh tiểu đường.

Theo đó, một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998 cho thấy, chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn. Cũng nhờ công dụng làm giảm glucose mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý người bệnh nên sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Việc sử dụng một ly trà lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Giúp hạ huyết áp

Với hàm lượng kali cao, lá sung cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao và làm giảm mức cholesterol xấu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại việc uống trà từ loại lá này còn có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, căng thẳng mạch máu và đột quỵ một cách hiệu quả.

Giúp làm mát gan

Lá sung đem nấu trà cũng có thể dùng để làm thức uống giúp điều trị các bệnh về gan như: nóng gan, thanh nhiệt cơ thể, vàng da,… Theo đó, một số hợp chất có trong loại lá này có công dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Do đó, những người mắc chứng một số chứng bệnh về gan có cũng có thể dùng trà lá sung như một loại thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo các nghiên cứu, lá sung có một lượng lớn chất xơ nên cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón. Việc bổ sung lá sung vào chế độ ăn uống trực tiếp có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, dẫn đến giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, những người thừa cân, béo phì hay đang muốn giảm cân cũng có thể dử dụng loại lá này để kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Lá sung cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, loại lá này đóng vai trò quan trọng trong việc kháng u và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết. Không chỉ vậy, thường xuyên bổ sung trà lá sung còn giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.

Cách dùng lá sung đơn giản mà hiệu quả 

Cách chữa đái tháo đường bằng lá sung tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị 300g lá sung. Lưu ý chọn lá bánh tẻ không quá già cũng không quá non. Sau đó, rửa sạch, để ráo nước, vò sơ qua cho hơi nát. Cho 1 lít nước vào ấm đun sôi rồi cho lá sung vào nấu thêm khoảng 15 phút. Bệnh nhân tiểu đường có thể lấy nước này uống thay trà hàng ngày.

Ai không nên uống nước lá sung

Theo dân gian lá sung mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng. Không nên tự ý dùng các dạng bào chế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Lưu ý, những người bị xuất huyết trực tràng, âm đạo, người có huyết áp thấp, người có đường huyết thấp, người có tiền sử bệnh thận… không nên dùng lá sung. Hoặc tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Chia sẻ bài viết: