Lời dạy bằng máu và nước mắt của người xưa: Không nên nợ người thân 4 loại nợ này

loi-day-bang-mau-va-nuoc-mat-cua-nguoi-xua-khong-nen-no-nguoi-than-4-loai-no-nay

Trên đời này, mọi người dù giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, đều xuất thân từ một gia đình và có quan hệ huyết thống. Mối quan hệ gia đình xuyên suốt cuộc đời và theo ta đến tận cùng trái đất.

Người ta nói một giọt máu đào hơn ao nước lã, nhưng nếu chỉ nghĩ đến tình máu mủ thì là không đủ, nếu không thì làm sao có thể giải thích được anh em trở mặt với nhau? Vợ chồng yêu ghét? Bất hòa giữa cha con? Vậy nên, người xưa đã lưu lại cho chúng ta đạo ở chung giữa những người thân, khuyên chúng ta giữa những người thân yêu tuyệt đối không được nợ bốn loại nợ này, nếu không sẽ rất khó bù đắp; bất kỳ loại nợ nào đều có thể trở thành thanh gươm sắc bén chặt đứt tình thân.

Thứ nhất, không nên nợ người thân tiền

Người xưa có câu: “Thân huynh đệ, minh toán trướng”, nghĩa là, càng thân thiết càng phải rõ ràng tiền bạc, bằng không sẽ nảy sinh nhiều rắc rối. Những lời này, người hiện đại lại lấy ra để tranh nhau trả tiền trên bàn rượu, kỳ thực ý nghĩa của câu nói rất sâu. Tại sao anh em ruột vẫn phải tính toán với nhau? Anh em là người nhà, sao còn phân chia rõ ràng làm gì? Bởi vì sổ sách giữa người thân với người thân là sổ sách khó tính nhất trên đời, ngay cả kế toán viên giỏi nhất cũng không tính ra được, nên cách hợp lý là phải rõ ràng ngay từ đầu, để không trở thành cuốn sổ sách rối rắm trong tương lai.

Từ xa xưa, con người đã rất coi trọng gia đình và tình anh em, họ không muốn thảo luận về lợi ích trong gia đình, vì sợ làm tổn thương hòa khí. Cách làm tương đối phổ biến là giao phó các chi tiết về tiền bạc và quyền lợi cho người lớn tuổi, hoặc là ngại nói rõ ràng, trì hoãn trong nhiều năm.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Khi thời gian trôi đi, hoàn cảnh và thời thế thay đổi, anh chị em lớn lên trở thành những người có tính cách khác nhau, họ cũng có gia đình riêng, sẽ nảy sinh một số vấn đề. Đôi khi tình thân càng nồng đậm, tình cảm càng bền chặt thì đối mặt với tiền bạc càng dễ bị tổn thương, điều này nghe thật đau lòng nhưng đó là bản chất của con người. Vì vậy, đừng nợ người thân tiền bạc, điều này sẽ bảo vệ tốt nhất mối quan hệ gia đình.

Thứ hai, không nên nợ người thân trách nhiệm

Gia đình là gì? Thành viên trong gia đình là gì? Chúng ta không được lựa chọn sinh ra trong gia đình nào. Chúng ta kết thành gia thất với ai trong biển người bao la cũng là duyên phận. Có bao nhiêu bí ẩn của số phận bị che giấu bởi những yếu tố tưởng chừng như vô tình? Người thân không chỉ đơn giản là quan hệ huyết thống, mà còn dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ để duy trì mối quan hệ.

Cha, mẹ, chồng, vợ, con cái, anh, chị, em đều có trách nhiệm khác nhau. Nuôi dạy con cái, phụng dưỡng người già, vợ chồng cùng hoạn nạn, anh em đùm bọc lẫn nhau. Đây là những trách nhiệm đi kèm với các mối quan hệ gia đình.

Cuộc đời vô thường, muôn vàn điều trái ý. Về mặt khách quan, chúng ta dù có cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi bỏ lỡ một số cơ hội để làm tròn nghĩa vụ của mình đối với người thân, gây ra những tiếc nuối. Vì vậy, về mặt chủ quan, hãy cố gắng không mắc nợ trách nhiệm, cố gắng đối xử với gia đình bằng tấm lòng và sự chân thành.

Thứ ba, không nên nợ người thân ân tình

Người ta thường nói, giữa những người thân yêu không cần hồi báo, cho đi bao nhiêu đều là cam tâm tình nguyện. Nhưng giữa những người thân với nhau, chúng ta không thể mù quáng coi những gì mình cho đi là đương nhiên, những gì mình được nhận là xứng đáng được hưởng và hưởng thụ một cách mù quáng mà không biết ơn. Mà giữa những người thân càng phải trân trọng lẫn nhau, càng phải biết biết ơn.

Có câu nói: “Đem tâm so sánh với tâm, mới có thể chân thành”. Ví dụ, cha mẹ đã vất vả vì con cái, con cái phải cảm nhận được công lao khó nhọc của cha mẹ và biết cảm ơn. Vợ chồng cũng thế, anh em cũng vậy, không thể nói “anh giúp em một lần, em phải nhớ, em phải tặng lễ vật gì đó”. Không phải như vậy, lòng biết ơn không nhất thiết phải thể hiện bằng vật chất, đôi khi một lời nói ấm áp, một ánh mắt ân cần, một câu chúc mừng cũng là hồi đáp cho những người thân yêu.

Thứ tư, không nên nợ người thân thời gian

Khi một đứa trẻ mới sinh ra đời, cha mẹ thường nói: “Đứa trẻ khỏe mạnh là tốt rồi”. Khi cha mẹ già đi, chúng ta thường nghĩ: “Không cầu xin bất cứ gì khác, cha mẹ mạnh khỏe là hơn bất cứ điều gì khác”. Đối với cuộc sống vợ chồng, điều hạnh phúc nhất chính là nắm tay nhau cùng nhau già đi. Từ xưa đến nay, những lời này đều có một điểm chung: theo bản năng, chúng ta đều mong được dành nhiều thời gian nhất cho những người thân yêu của mình trong cuộc đời này.

Nhưng trong thực tế, đôi khi người ta bỏ lỡ một số điều quý giá. Ví dụ, đứa trẻ rủ cha chơi với mình một lúc, nhưng người cha lại đang bận gọi điện để liên hệ với một công việc kinh doanh; khi người vợ muốn đi xem một buổi hòa nhạc, nhưng người chồng không có thời gian dành cho vợ; cha mẹ đang chờ đợi một ngày cuối tuần sum họp và một bữa tối gia đình, nhưng chúng ta lại nói: “Cha mẹ để lần sau, tuần này con bận quá, con sẽ bù vào lần sau”

Nhưng “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừngcon muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”, vậy nên đừng nợ những người thân yêu thời gian. Đứa trẻ lớn lên trong nháy mắt, tuổi thơ sẽ mãi mãi ra đi; cha mẹ mất đi trong cơn mê, sẽ không còn ai chờ đợi bên bàn ăn tối. Thời gian vô thường tàn nhẫn, khi thời điểm cụ thể đó trôi qua, dù có bù đắp bao nhiêu cũng không bao giờ bù đắp được, chỉ để lại tiếc nuối.

Bảo Châu biên dịch

Nguồn Secretchina

 

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: