Blog
Lối tắt tuyệt vời để tự học và dạy con cái về văn hóa truyền thống
Trong văn hóa truyền thống, không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài đơn giản của những vần thơ, tục ngữ mà những đứa trẻ thời cổ đại đã học trong khi vui đùa ấy, thực chất chúng đều có ý nghĩa sâu xa, bao la vạn tượng, trọng tâm giáo dục của nó là một mạch thông suốt với đạo lý làm người mà “Tứ Thư và Ngũ Kinh” truyền đạt, ngôn ngữ sinh động cụ thể, ngữ âm phong phú và ngắn gọn, dễ học.
Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp hiệu quả; tiết kiệm công sức và thời gian, đơn giản và dễ học, đó là cùng trẻ đọc thuộc những bài học kinh điển vỡ lòng, trưởng thành cùng trẻ, có lợi cho cả hai.
Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng, nền văn hóa truyền thống Trung Hoa là của người Trung Quốc chứ không phải của người Việt chúng ta. Không phải thế, nền văn hóa Trung Hoa truyền thống với trụ cột là Nho Thích Đạo, chẳng phải có Phật giáo? Mà Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Do đó ông không thuộc về nền văn hóa của một dân tộc nào, đó là nền Văn hóa do Thần truyền lại để cấp cho con người, phù hợp cho tất các các dân tộc phương Đông.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Quay trở về với phương pháp học. Thế nào là học vỡ lòng? Thực ra, đó là cách giáo dục trẻ em thời cổ đại. Phương pháp rất đơn giản, chính là đọc thuộc lòng những bài văn vần “ngôn giản ý cai” (lời đơn giản ý đầy đủ”), khi đọc cảm thấy rất trôi chảy thuận miệng.
Tuy nhiên, không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài đơn giản của những vần thơ, tục ngữ mà những đứa trẻ thời cổ đại đã học trong khi vui đùa ấy, thực chất chúng đều có ý nghĩa sâu xa, bao la vạn tượng, trọng tâm giáo dục của nó là một mạch thông suốt với đạo lý làm người mà “Tứ Thư và Ngũ Kinh” truyền đạt, ngôn ngữ sinh động cụ thể, ngữ âm phong phú và ngắn gọn, dễ học.
Nói cách khác, con người hiện nay với quỹ thời gian eo hẹp và nền tảng cổ văn không đủ, không cần phải gặm nhấm những điển tích vĩ đại khó hiểu đó, cũng không cần phải học lại quá nhiều kinh điển nổi tiếng. Bạn chỉ cần cùng chơi chung với trẻ những trò chơi gia đình (trò chơi mà cha mẹ – các con có thể chơi chung), hát những bài hát thiếu nhi dễ đọc và thuận miệng, như thế là có thể lĩnh hội và thấy được diện mạo của di sản quý báu mà các bậc hiền triết cổ đại để lại.
Như vậy, khi học và chơi cùng trẻ, một cách rất tự nhiên chúng ta đã học hỏi trí tuệ trong cuộc sống mà tổ tiên truyền lại, đồng thời khi chơi cùng trẻ chúng ta đã trở lại với sự hồn nhiên chất phác, cũng lại có khoảng thời gian rất thú vị và quí giá giữa cha mẹ và con cái!
Vậy những cuốn sách giáo dục nào chúng ta cần phải học thuộc?
Từ triều đại nhà Tống và nhà Nguyên đến nhà Minh và nhà Thanh, sách giáo khoa phổ biến thường được gọi là “Mông học thập tam kinh” (Mười ba tác phẩm kinh điển vỡ lòng) bao gồm: “Tam Tự Kinh”, “Bách Gia Tính”, “Thiên Tự Văn”, các sách thuộc loại răn dạy như “Tiểu Nhi Ngữ”, “Đệ Tử Quy”, “Chu Tử Gia Huấn”, “Danh Hiền Tập” và “Luận Ngữ”, loại có vần điệu như “Thiên Gia Thi” và “Thanh Luật Khải Mông”, loại điển cố, tri thức như “Mông Cầu”, “Long Văn Tiên Ảnh” và “Ấu Học Quỳnh Lâm”.
Tất nhiên người Việt Nam chúng ta sẽ có chỗ khác biệt với người Trung Quốc, chúng ta có thể chọn lọc một lần nữa trong nhưng tác phẩn kể trên để đọc.
Để nội dung ngắn gọn nhất có thể, chúng ta nên chọn ít nhất một cuốn sách trong mỗi thể loại này, sau đó có thể từ việc học một cuốn mà dễ dàng chuyển tiếp đến các cuốn khác. Ví dụ, một trẻ nhỏ 3 tuổi có thể đọc “Thiên Gia Thi” trước, tiếp đến là “Thiên Tự Văn”, rồi “Tiểu Nhi Ngữ” , và sau đó là “Ấu Học Quỳnh Lâm”.
Nếu như có thể dành 1-3 năm đọc thuộc lòng bốn cuốn sách này, thì việc thuộc lòng sẽ nhẹ nhàng thuần thục rất tự nhiên, trong quá trình này các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hàm nghĩa văn tự trong sách, có thể dẫn dắt con trẻ ‘tri hành hợp nhất’ (nhận thức và hành động thống nhất) trong học tập và cuộc sống, tìm được sự đối ứng với những gì đã học và có cảm ngộ, khi đó bạn và con bạn sẽ “Mãn phúc kinh luân” (bụng đầy kinh luân) trước khi chúng học tiểu học.
Trong lĩnh vực văn học cổ điển trẻ đã được trang bị tốt cơ sở ngữ cảm (cảm nhận ngôn ngữ), về tập quán và tính cách thói quen trẻ cũng đã sớm được dạy dỗ chiểu theo tiêu chuẩn của thánh hiền, còn ở phương diện tri thức thì đã gợi mở bố cục lớn về thời không ngang dọc.
Ví dụ, tôi lựa chọn và đọc cho bạn một vài câu kinh điển, bạn sẽ biết được tổ tiên chúng ta xưa kia đã khéo giáo huấn con cháu như thế nào. Tôi sẽ không đọc những bài thơ cổ trong “Thiên Gia Thi”, vì từ xưa đến nay, rất nhiều người đều đã biết đến nó.
Nói một chút về “Thiên Tự Văn”, tám câu mở đầu như sau:
天地玄黄,宇宙洪荒,
日月盈昃,辰宿列张;
寒来暑往,秋收冬藏。
闰余成岁,律吕调阳
“Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang.
Nhật nguyệt doanh trắc, thần tú liệt trương;
Hàn lai thử vãng, thu thu đông tàng.
Nhuận dư thành tuế, luật lữ điều dương.”
Tạm dịch:
Bầu trời đen kịt, mặt đất màu vàng.
Vũ trụ mênh mang, hoang sơ hỗn độn.
Mặt Trời mọc lặn, Mặt Trăng tròn khuyết
Sao giăng xếp đầy, lung linh chiếu sáng.
Mùa đông lạnh qua, mùa hè nóng tới.
Mùa thu thu hoạch, mùa đông trữ tàng.
Năm nhuận dư tháng, thành tuổi thành năm.
Luật lữ chỉnh âm, âm dương hòa hợp.
Bài này chỉ đơn giản để nhận biết chữ, nhưng ngay từ đầu đã đứng giữa thiên địa rộng lớn, cội nguồn của dòng sông dài lịch sử, khí thế phi phàm, ý nghĩa trường tồn.
Bài “Tiểu nhi ngữ” (小儿语) thì thanh thoát và cực kỳ phổ biến, thực chất là các bài hát thiếu nhi thời nhà Minh nhà Thanh được soạn lại.
一切言动, 都要安详 。
十差九错 ,只为慌张。
沉静立身, 从容说话。
不要轻薄 ,惹人笑骂
“Nhất thiết ngôn động, đô yếu an tường.
Thập soa cửu thác, chích vi hoảng trương.
Trầm tĩnh lập thân, tòng dung thuyết thoại.
Bất yếu khinh bạc, nhạ nhân tiếu mạ”.
Tạm dịch:
Hết thảy lời nói đều phải khoan thai.
Mười lệch chín sai, chỉ vì bối rối.
Trầm tĩnh lập thân, ung dung thoại thuyết.
Không được khinh bạc, cười mắng người ta.
Phảng phất như lời khuyên nhủ thầm thì và nhẹ nhàng của mẹ, rõ ràng dễ hiểu.
“Ấu học Quỳnh Lâm” (幼学琼林) :
混沌初开,乾坤始奠。
气之轻清上浮者为天,
气之重浊下凝者为地。
日月五星,谓之七政;
天地与人,谓之三才
“Hỗn độn sơ khai, càn khôn thủy điện.
Khí chi khinh thanh thượng phù giả vi thiên,
Khí chi trọng trọc hạ ngưng giả vi địa.
Nhật nguyệt Ngũ tinh, vị chi Thất chính;
Thiên địa dữ nhân, vị chi Tam tài.”
Dịch nghĩa:
Từ trạng thái hỗn độn sơ khai, trời và đất được hình thành.
Khí trong nhẹ bốc lên tạo thành Trời.
Khí đục nặng ngưng tụ xuống lại tạo thành Đất.
Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thủy, Sao Hỏa và Sao Thổ được gọi là Thất chính;
Trời, Đất và con người được gọi là Tam tài.
Bộ sách này giải thích tường tận về thiên văn địa lý, nhân tình thế thái, hôn nhân gia đình, sinh lão bệnh tử, sinh hoạt thường nhật, kỹ thuật chế tạo, điểu thú hoa mộc, truyền thuyết thần thoại v.v. là một bộ sách bách khoa toàn thư nhỏ. Người ta nói đọc xong “Tăng Quảng” có thể biết nói chuyện, đọc xong “Ấu học” có thể bước ra thiên hạ.
Ở đây tôi xin đặc biệt giới thiệu với các bạn cuốn “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” (còn được gọi là “Chu Tử Gia Huấn”), là một loại sách đặc biệt, ban đầu nó không phải là sách giáo khoa do nhà trường biên soạn cho trẻ em, cuốn sách cổ này là một bản văn răn dạy con cháu của người đứng đầu một đại gia tộc danh giá.
Từ xa xưa, Trung Quốc đã rất chú ý đến gia phong (nề nếp gia đình), coi trọng trung hiếu tiết nghĩa, giáo dục lễ nghĩa liêm sỉ, bởi vì được đúc kết từ những kinh nghiệm thành công trong cuộc sống, rất nhiều gia huấn cổ xưa truyền lại cho hậu thế có ảnh hưởng sâu sắc, tạo phúc cho đời sau. Ví dụ; “Giới Bá Cầm Thư” của Chu Công, “Giới Tử Thư” của Gia Cát Lượng, “Nhan Thị Gia Huấn” của Nhan Chi Thôi, “Chu Tử Gia Huấn” của Chu Bách Lư.
Tuy toàn văn “Chu Tử Gia Huấn” chỉ vỏn vẹn 506 chữ, tập hợp những phương pháp xử thế của Nho gia. Có câu này: “Nhất chúc nhất phạn, đương tư lai xử bất dịch; bán ti bán lũ, hằng niệm vật lực duy gian. (Một bát cháo, một hạt cơm, nên nghĩ kiếm được không dễ. Nửa tấm vải, nửa sợi vải, phải nhớ làm ra rất khó.)” Bí mật về sự giàu có thịnh vượng của Chu gia đã chỉ ra rõ ràng.
Trong thời đương đại, ý thức hiện đại và văn hóa truyền thống thường xuyên có sự xung đột, vậy chúng ta học tập kinh điển Quốc học cần chú ý những vấn đề gì? Giữa Quốc học và học tập ngôn ngữ hiện đại rốt cuộc có gì khác biệt?
Dưới đây là mấy điểm tôi muốn đặc biệt giới thiệu và mong mọi người chú ý:
1.Về nội dung học tập, trong những cuốn sách kinh điển xưa, dù chỉ là những tài liệu đơn giản nhất, cũng sẽ luôn có một số nội dung tư tưởng dường như “không hợp chút nào” với những quan niệm hiện đại, ở điểm này, kỳ thực là cần có sự chỉ dẫn của giáo viên, bởi vì hoàn cảnh xã hội và tư tưởng theo đuổi của người hiện đại rất khác so với quá khứ, và đôi khi họ không thực sự hiểu cổ nhân nói gì.
Nếu dùng tư duy ngày nay để giải thích những ý nghĩ của cổ nhân, thì đoạn chương thủ nghĩa, đôi khi nó sẽ gây ra sự hiểu lầm rất lớn hoặc khó hiểu. Vì vậy, ngàn vạn lần không nên giải thích một cách cứng nhắc, bó hẹp trong câu từ. Nếu bạn có một minh sư có hiểu biết chân chính chỉ giáo thì rất là may mắn. (Nên tham khảo các giáo trình do mạng Chánh Kiến giới thiệu)
- Về phương pháp học tập, phương pháp đọc sách của người xưa rất đơn giản, đó là “Đọc sách trăm lần, tự nhiên thấy nghĩa”. Ngày nay đọc sách hiện đại đương nhiên không thể làm vậy, đại đa số đọc qua một lần là tốt rồi.
Tuy nhiên, đối với các tác phẩm kinh điển cổ xưa mà nói, “đọc sách trăm lần” thực ra là một phương pháp học tập vừa truyền thống vừa hiện đại, chúng ta kết hợp thực tế, không cần đọc lại cả trăm lần mà chỉ cần đọc đi đọc lại thành tiếng nhiều lần, lại sử dụng kỹ năng nghe trong lúc đọc lặp đi lặp lại thành tiếng, tự nhiên sẽ nhớ kỹ, như vậy đã đặt định ra một cơ sở Quốc học không tệ.
Sau khi đọc hiểu phần giải thích trong sách giáo khoa, người lớn hoặc cha mẹ có thể cho trẻ một số lời giảng giải tùy từng trường hợp. Tại quá trình trưởng thành trong cuộc sống sau này của trẻ, cùng với đạo lý đề cập bên trong kinh điển sẽ tìm được sự tương ứng, sau đó ngẫm lại kinh điển, thì sẽ thực sự “tự nhiên thấy nghĩa”.
- Tự nhiên biết chữ: khi cha mẹ hướng dẫn con đọc thuộc lòng ở nhà, cần chú ý làm mẫu “Điểm đọc” một chút, tức là mỗi khi đọc một câu, lấy ngón tay chỉ điểm lên từng chữ từng chữ một để đọc, nếu gặp những từ có ý nghĩa, thì nói cho trẻ biết đây là chữ gì. Vì trong lúc học thuộc lặp đi lặp lại nhiều lần và chỉ từng chữ như vậy, một cách rất tự nhiên trẻ có thể biết chữ một lượng lớn.
- Phương pháp quan sát và bắt chước: Đọc thuộc lòng (thành tiếng) các kinh điển cổ xưa. Hầu hết nội dung của nó đều liên quan đến cách đối nhân xử thế, lễ nghi và đạo đức, những nội dung này nếu hết thảy đều dựa vào việc trẻ tự học hoặc bắt chước người thầy thì cũng không học hết được, vì nó cần phải được thể hiện ra trong lời nói hành động hàng ngày.
Cho nên, chỉ có cách là cha mẹ kèm cặp, người lớn học tập trước, sau khi đã học được rồi, thì dốc sức thực hành, như vậy mới có thể dạy dỗ tốt con trẻ, hơn nữa trong quá trình giúp đỡ trẻ thì nhanh chóng tu dưỡng đề cao bản thân, có thể bắt kịp và trưởng thành cùng với con mình.
- Phương pháp thu hoạch tự nhiên, học vấn kinh điển của thánh hiền là báu vật do tổ tiên để lại, như vậy người trước trồng cây người sau được hưởng bóng mát, là câu chuyện kế thừa, hay nói cách khác, bạn có phúc để kế thừa cái phúc đức đó hay không cũng là trời định.
Vì vậy, khi dạy trẻ học phải giữ tâm thái bình hòa, không nóng vội cho dù khả năng tiếp thu của trẻ có như thế nào, không cứng rắn dùng một số phương pháp giáo dục hiện đại như là; phần thưởng kích thích, hứa hẹn ban thưởng các thứ để lấy lòng, các phương thức làm thỏa mãn dục vọng, gây bất lợi cho giáo dục nhân cách.
Bạn chỉ cần bảo đảm dành thời gian cùng trẻ 20 – 30 phút mỗi ngày, nghiêm túc đọc một vài lần, như vậy là được rồi. Chỉ cần gieo hạt, không bàn thu hoạch. Sau một vài năm, một ngày nào đó con bạn sẽ thông suốt và tự nhiên hiển lộ kết quả, trẻ sẽ được thụ ích lớn trong hành trình cuộc sống của chúng.
- Phương pháp trau dồi ‘nghe thấm, nhìn quen’: Cách học tập nghiên cứu của người xưa là coi trọng việc đặt “công phu vào bên ngoài câu thơ”, để học văn hóa truyền thống, thì nhất định phải dùng quan niệm truyền thống, phương pháp truyền thống, mới có thể “Nguyên thang hóa nguyên thực” (nước dùng giúp tiêu hóa thức ăn).
Việc cho trẻ học các tác phẩm kinh điển là một quá trình, vì vậy cha mẹ phải thực sự cân nhắc đến môi trường học tập tại gia đình, đúng như người xưa nhấn mạnh đến “gia phong”, cũng là môi trường học tập được giáo dục hiện đại chú trọng.
Học tập ngôn ngữ cần phải có một môi trường bồi dưỡng ngữ cảm (cảm nhận ngôn ngữ) một cách lâu dài, cũng giống như học Anh ngữ, học âm nhạc, cần phải có môi trường gia đình tốt để trẻ “mưa dầm thấm lâu”, vậy nên bạn cho trẻ tiếp nhận những gì mới là điều quan trọng.
Nhất ngôn nhất hành của bạn có phù hợp với quy tắc ứng xử hay không, có thuận với thiên đạo hay không, hết thảy đều sẽ khiến cho trẻ noi theo, điều này nhanh hơn nhiều so với những gì trẻ học được trong sách vở.
Trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ và gia đình, nếu trẻ xuất hiện trạng thái lơ đễnh trong học hành, trước tiên chúng ta cần xem xét lại bản thân mình đã làm gì không phù hợp với giáo huấn của thánh hiền? Môi trường của chúng ta xuất hiện vấn đề gì sai?
- Trọng yếu của học tập: Với thế giới quan lập thể (góc nhìn đa chiều) mới có thể thông suốt yếu nghĩa (nội dung quan trọng). Chỉ khi đứng trên cao độ của thế giới quan lập thể Tam tài – Thiên Địa Nhân, mới có thể lý giải chân chính nội hàm của tác phẩm kinh điển.
Nếu không kính thiên úy mệnh, dùng quan niệm của cuộc sống vật chất hóa hoàn toàn của ngày nay để đối đãi với thánh hiền, chúng ta chỉ có thể biết được bề mặt của câu chữ mà thôi, không thể đạt đến nội hàm của tư tưởng, cũng không thể cải thiện vận mệnh của chúng ta, càng không thể tạo phúc cho đời sau.
Vào nửa cuối năm 2019, trong lớp học thực nghiệm “Lớp học cha mẹ và con” của Trường Trung văn Minh Huệ Sydney, trò chơi chữ “Thuộc lòng kinh điển” và “Mở ra” đã được trẻ em và phụ huynh nhiệt tình đón nhận.
Kiên Tấn-Nguồn Chánh Kiến