Lưu Bị chỉ nói một câu, vì sao Tào Tháo quyết trảm Lã Bố dù khát nhân tài như khát nước?

du-an-moi-68

Lữ Bố được biết đến là một trong những vị tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc khiến cả Tào Tháo cũng rất muốn thu phục. Thế nhưng sau khi nghe Lưu Bị nói một câu, Tào Tháo lại quyết ngay lập tức trảm Lã Bố, vậy rốt cuộc Lưu Bị đã nói gì?.

Lã Bố (160 – 199) tự Phụng Tiên, người đất Cửu Nguyên (Tinh Châu) là một danh tướng thời Tam Quốc. Người đời biết đến Lã Bố chủ yếu qua tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng dũng mãnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Từ nhỏ Lã Bố đã có sức khỏe phi thường, vượt trội hơn hẳn so với bạn đồng trang lứa. Ông được học đầy đủ cầm kì thi thư cũng như võ nghệ. Lã Bố hứng thú hơn cả với đao kiếm, côn quyền. Năm 11 tuổi, ông từng đánh bại một đại lực sĩ trong gia tộc, từ đó nổi tiếng khắp quê nhà.

Lã Bố sống trong một thời đại loạn ly, chiến tranh, cướp bóc liên miên, hoàng triều đổ nát, giặc cướp nổi lên như ong. Ông sớm có dịp được thi thố tài nghệ của mình. Trong suốt những năm rong ruổi chiến trận, Lã Bố từng theo hầu dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác,…

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

tam quoc dien nghia la bo chet tuc tuoi vi mot cau noi cua luu bi
Lã Bố được xem là một danh tướng có võ công cao bậc nhất thời đầu Tam Quốc. Ảnh Internet

Trên chiến trường, Lã Bố xứng đáng là “thiên hạ vô địch”, trong tay cầm cây Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người. Một trong những điển tích khiến người ta nhớ về Lã Bố nhiều nhất được La Quán Trung miêu tả trong “Tam Quốc diễn nghĩa” là cảnh “Tam anh chiến Lã Bố”. Khi Viên Thiệu tập hợp quân 18 lộ chư hầu giương cờ tảo phạt Đổng Trác, một mình Lã Bố ra nghênh chiến và thư hùng sống mái với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Khi ấy Lã Bố đang là Trung lang tướng dưới quyền Đổng Trác.

Ngoài ra, còn có rất nhiều giai thoại liên quan đến sự anh dũng của Lã Bố, tiêu biểu như: “Viên môn xạ kích” (bắn kích ở Viên môn). Chuyện kể rằng khi ấy Viên Thuật sai tướng là Kỷ Linh mang 3 vạn tinh binh tấn công vào đất Tiểu Bái, vây khốn Lưu Bị. Lã Bố chỉ mang 1.000 quân bộ và 200 quân kỵ đến nói chuyện giảng hòa với hai bên. Ông có một cách điều đình rất đặc biệt. Lã Bố sai quân lính cắm kích cách xa 150 bước, giao hẹn trước rằng nếu mình có thể bắn tên trúng vào ngạnh kích thì Kỷ Linh và Lưu Bị phải giảng hòa. Sau đó, ông lùi lại, giương cung bắn mạnh, trúng ngay vào ngạnh kích như đã nói. Lưu Bị tạ ơn Lã Bố đã giải nguy còn Kỷ Linh thấy Lã Bố quá kiêu dũng nên cũng rút quân về, không dám trái ý.

Tuy kiêu dũng vô song là thế nhưng nhiều sử gia đánh giá Lã Bố chỉ là hạng “hữu dũng vô mưu”, tham lợi bỏ nghĩa và háo sắc. Chỉ vì một con ngựa Xích Thố Lã Bố phản Đinh Nguyên theo Đổng Trác. Sau đó, chỉ vì một nàng Điêu Thuyền, Lã Bố tiếp tục sát hại Đổng Trác theo về với Vương Doãn. Tới khi cơ nhỡ, lưu lạc, được Lưu Bị cho nương tựa, Lã Bố tiếp tục trở mặt, nhân lúc Lưu Bị sơ hở chiếm giữ thành Từ Châu.

Sau này, cũng chính vì thói quen này mà Lã Bố đã phải chịu một kết cục bi thảm. Năm 198, Tào Tháo mang quân bản bộ đến đánh thành Từ Châu. Lã Bố nhiều lần không nghe lời mưu sĩ Trần Cung, dần thua thiệt trong cuộc giao tranh. Tào Tháo theo kế của Tuân Úc và Quách Gia, dồn nước sông Nghi Thủy, Tứ Thủy cho lũ ngập vào thành Hạ Bì. Lã Bố bị vây khốn, phải lên lầu Bạch Môn cố thủ, thế cùng lực kiệt, cuối cùng bị thuộc hạ làm phản bắt giữ, đành phải hàng Tào.

Khi bị trói nghiến và giải đến trước mặt Tào Tháo, Lã Bố xin tha mạng, và nguyện  làm quân tiên phong cho Tào Tháo chinh phạt thiên hạ, Tào Tháo sau khi nghe điều này đã khá xúc động và tính đến việc tiếp nhận Lữ Bố. 

du an moi 4
Hình ảnh Lã Bố bị Tào Tháo bắt giữ. Ảnh Internet

Lã Bố là tướng quân dũng mãnh hiếm có trong thời kỳ đầu của Tam Quốc, còn Tào Tháo lại vô cùng quý trọng nhân tài, đối với một vị tướng như Lã Bố chắc chắn là muốn thu về dưới trướng. Tào Tháo phân vân, quay ra hỏi ý Lưu Bị. Lưu Bị chỉ nói một câu khiến mạng Lã Bố không toàn: “Ông còn nhớ chuyện Đinh Kiến Dương và Đổng Trác không?”. Ý Lưu Bị muốn nhắc Tào Tháo rằng Lã Bố là kẻ bội tín, phản chủ, giữ lại tất có ngày trở mặt.

Tào Tháo nghe ra, hiểu được thâm ý, liền thét võ sĩ treo cổ Lã Bố, sau đó cho chặt đầu đem bêu. Khi ấy, Lã Bố mới tròn 40 tuổi. Các tướng dưới trướng như Cao Thuận đều bị xử tử theo. Chỉ còn Trương Liêu khẳng khái, không sợ chết, được Tào Tháo chiêu an, sau này trở thành dũng tướng.

Tào Tháo dù rất trọng đãi hiền tài, Lã Bố dù bản thân là một anh hùng thiên hạ, là một một danh tướng có võ công cao bậc nhất Tam Quốc. Nhưng chỉ vì một chữ tín không vẹn toàn, không có lòng trung thành của một vị soái tướng đúng nghĩa, Tào Tháo quả thực không cách nào có thể dung nạp Lã Bố vậy.

Nho gia thường giảng “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Là người quân tử, giữ được chữ tín là điều vô cùng hệ trọng. Khổng Tử nói: “vô tín nhi bất lập” (nghĩa là: không có chữ tín thì không thể có chỗ đứng giữa đời). Lòng tin chính là thứ quý giá nhất để duy trì một mối quan hệ, thậm chí duy trì cả xã hội này. Ngạn ngữ cũng có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin“. Xem ra chữ tín đúng là một thứ sinh mệnh thứ hai của người quân tử.

Không giữ được lòng tin với nhau, người ta sẽ chuyển bạn thành thù, nghi kỵ, dè chừng nhau. Không có chữ tín, con người cũng không thể chân thành đối đãi với nhau bằng thiện tâm, không thể tha thứ, bao dung cho nhau. Mất chữ tín cũng sẽ khiến đạo đức của cả một xã hội suy đồi. Một xã hội đầy rẫy lọc lừa, man trá liệu sẽ đi về đâu?

Người ta có thể bất tín, lừa dối, chiếm lấy lợi lộc về phần mình được một vài lần. Nhưng đối diện với thiên lý, với trời xanh, họ chẳng thể giở trò mãi được. Thiên lý luôn công bằng, mưu mô, lừa lọc nào cũng phải trả một cái giá đắt. 

Khải Minh biên tập

Nguồn: dkn

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: