Blog
Lý tưởng ban đầu của ông chỉ là ngự tiền thị vệ, không ngờ 11 năm sau lại trở thành hoàng đế khai quốc
Hán Quang Vũ Đế tên là Lưu Tú, tự là Văn Thúc, cháu 9 đời của Lưu Bang, là vị hoàng đế lập ra triều đại Đông Hán.
Tương truyền, Lưu Tú vốn không hề có chí hướng muốn làm hoàng đế. Ông vừa gặp Âm Lệ Hoa ở Tân Dã đã sinh lòng mê đắm. Nhìn thấy đội nghi trượng của quan Chấp kim ngô (quan cai quản trị an của kinh đô Trường An) thì vô cùng ngưỡng mộ, từng nói rằng: “Làm quan thì làm chấp kim ngô, lấy vợ thì lấy Âm Lệ Hoa”. Có thể thấy rằng, lý tưởng sống của Lưu Tú không hề cao xa. Nhưng ông trời đã ưu ái cho ông, không ai ngờ rằng sau 11 năm, ông trở thành hoàng đế khai quốc.
Vào cuối triều đại Tây Hán, khi Lưu Tú 15 tuổi, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Tân. Anh cả Lưu Diễn nuôi chí chống lại Vương Mãng để báo thù cho nhà Hán. Trong khi Lưu Tú chăm chỉ học hành và giữ nề nếp trong nhà thì Lưu Diễn tỏ ra khác hẳn, thích sống phóng khoáng, bán tài sản kết giao giang hồ theo phong cách của Lưu Bang. Lưu Tú bị anh chê là có tầm nhìn hạn hẹp, chỉ luẩn quẩn trong nhà, chú tâm những điều vụn vặt như Lưu Trọng – anh của Lưu Bang trước kia. Tuy nhiên Lưu Tú không tranh luận với anh trai về việc đó. Sự khiêm tốn của Lưu Tú khiến ông ít được mọi người chú ý.
Khoảng niên hiệu Thiên Phượng nhà Tân (14 – 19), Lưu Tú lên học ở Trường An. Khi đến đầu phố đúng lúc gặp đoàn xe ngựa long trọng của Chấp kim ngô đi qua, ông đã nảy sinh ý muốn trở thành ngự tiền thị vệ của triều đình.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
test course
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Khi đến huyện Tân Dã, ông nghe nói về đại tiểu thư Âm Lệ Hoa của Âm gia, liền bị thu hút bởi vẻ xinh đẹp và tính cách nhu mì đôn hậu của nàng. Lưu Tú không phải là người duy nhất nảy sinh lòng yêu mến đối với Âm Lệ Hoa, nhiều quan viên và quý tộc thời bấy giờ cũng đang theo đuổi nàng.
Lưu Tú cho rằng mình chỉ là hậu duệ của một gia tộc đang suy tàn, việc theo đuổi Âm Lệ Hoa là điều mộng tưởng. Vì vậy, ông đã tự quyết định rằng sau khi đạt được công danh, ông sẽ quay lại và cưới Âm Lệ Hoa.
Chính quyền Vương Mãng ngày càng mất lòng dân, khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình từ năm 15. Lưu Tú cùng Lưu Diễn tuyển quân nổi dậy chống lại Vương Mãng với danh nghĩa khôi phục nhà Hán. Chiến tích nổi bật nhất của Lưu Tú là trận “Công Dương diệt Mãng”, chỉ với 3,000 binh lính, ông đã đánh bại hơn 10,000 quân của Vương Ấp, giết chết cả huynh đệ ông ta. Vương Mãng tức giận, phái đại quân chủ lực tấn công Lưu Tú, thế nhưng ý Trời khó đoán, một cơn giông bão bất ngờ ập đến, đá lăn từ trên núi xuống, chặn đường tiến quân của Vương Mãng. Vì địa hình trũng và nước sông tràn vào nên đại quân gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Vương Mãng nguyên khí đã tận, tiến đến diệt vong.
Vào tháng 6 năm 23 sau Công nguyên, vì bị Hán Canh Thủy Đế Lưu Huyền nghi ngờ, Lưu Diễn bị Lưu Huyền giết chết. Lúc này, Lưu Tú buộc phải tạ tội với Lưu Huyền, không dám phục táng anh trai của mình. Lưu Huyền có chút hổ thẹn, bèn phong ông làm Phá lỗ tướng quân, Vũ Tín hầu. Trong tháng đó, Âm Lệ Hoa và Lưu Tú trở thành vợ chồng.
Vào năm 25 sau Công nguyên, Lưu Tú thành lập triều đại Đông Hán và kết thúc cuộc nổi dậy khắp nơi, tái thống nhất Trung Quốc, được gọi là Hán Quang Vũ Đế. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông luôn nhớ vợ cả Âm Lệ Hoa của mình. Ông đưa nàng vào cung và muốn phong nàng làm Hoàng hậu, nhưng Âm Lệ Hoa cho rằng bản thân không đủ khả năng để đảm đương vị trí quan trọng như vậy nên đã mạnh mẽ từ chối. Sau khi Lưu Tú qua đời, ông không tổ chức tang lễ hoành tráng như các vị hoàng đế trước đây. Ông hiểu rằng dân chúng đang trong cảnh khó khăn và nghèo nàn, nên đã nghiêm cấm các sự kiện tốn kém tiền bạc.
Nhìn chung, Lưu Tú chỉ cần ba năm để hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, cưới được Âm Lệ Hoa, các huynh đệ cùng nhau thăng chức và phong quan tướng, dân chúng cũng sống trong cảnh bình yên và phú quý. Trong thời kỳ cai trị của Lưu Tú, tình hình chính trị ổn định, được gọi là “Quang Vũ trung hưng”. Sau này nhiều người cho rằng cuộc đời của Lưu Tú không thua kém gì so với những vị “thiên cổ nhất đế”.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Soundofhope(Quách Hiểu)