Blog
Minh Đại Tông, Hoàng đế duy nhất của triều Minh được an táng theo nghi lễ của Hoàng tử
Minh Đại Tông là vị Hoàng đế thứ bảy của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Trong 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông chỉ sử dụng một niên hiệu duy nhất là Cảnh Thái.
Cảnh Thái đế có tên là Chu Kì Ngọc. Ông là con trai thứ hai của Minh Tuyên Tông Tuyên Đức Đế và mẹ là Vinh Tư Hiền phi Ngô thị. Chu Kỳ Ngọc được lên làm vua do vua anh là Minh Anh Tông bị bộ tộc Ngõa Lạt của Mông Cổ bắt, ông kế vị anh mình và cai trị từ năm 1449 đến năm 1457.
Năm 1450, sau khi biết được nhà Minh đã có vua mới, Anh Tông được Mông Cổ trả về, bị Đại Tông quản thúc Diên An cung, hay còn gọi là Nam Cung, tôn làm Thái Thượng hoàng, mặc dù ngôi vị này chỉ dành cho cha của Hoàng đế.
Minh Anh Tông bị Đại Tông khống chế ở Diên An cung, còn gọi là Nam Cung hay Tiểu Nam Thành, nhỏ bé hơn nhiều so với Tử Cấm Thành cũ mà ông từng ở khi còn ở ngôi. Ông bị Đại Tông cử người canh giữ nghiêm ngặt.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Minh Anh Tông bị canh giữ chặt chẽ. Hoạn quan Nguyễn Lãng và Vương Dao từng nhận đồ dùng do ông tặng mang ra ngoài, liền bị Đại Tông bắt giam, kết quả cả hai cùng chết. Đến năm 1455, Đại Tông theo kiến nghị của hoạn quan Cao Bình, sai chặt hết cây cối của cung Diên An để đề phòng những người lén lút vượt tường cao qua lại với ông.
Cuộc sống hằng ngày của ông cũng rất vất vả, chỉ còn lại số rất ít các thị vệ, thức ăn chỉ được đưa qua lỗ nhỏ, vừa ít vừa kém chất. Hoàng hậu Tiền thị phải làm việc ngày đêm, làm ra được một số đồ thêu mang bán để đổi lấy đồ ăn thức uống, bên nhà mẹ Tiền Hoàng hậu cũng phải tiếp tế thêm.
Trong thời kỳ cai trị của Đại Tông, cùng với sự trợ giúp của Vu Khiêm, ông đặc biệt chú ý những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Đại Tông cho sửa sang lại kênh đào Đại Vận Hà cũng như những hệ thống đê điều dọc theo sông Hoàng Hà. Nền kinh tế dưới thời Cảnh Thái Đế cực kỳ thịnh vượng và quân đội cũng hùng mạnh hơn.
Năm 1452, con của Anh Tông là Thái tử Chu Kiến Thâm (Minh Hiến Tông sau này) bị phế truất, thay vào đó là Chu Kiến Tế – con trai vua Đại Tông. Tuy nhiên năm sau, Chu Kiến Tế chết yểu, có thuyết cho là bị đầu độc. Ngự sử Chung Đồng dâng sớ đề nghị phục hồi ngôi Thái tử cho Chu Kiến Thâm, nhưng Đại Tông không nghe, giận dữ sai đánh đòn Chung Đồng đến chết.
Tháng 12 năm 1456, Minh Đại Tông bị bệnh nặng. Tết nguyên đán 1457, Đại Tông không thể tự cử hành các lễ đầu năm, phải sai đại thần Thạch Hanh làm thay. Thạch Hanh đoán chắc Đại Tông sẽ không qua khỏi, liền bàn với Dương Thiện, Tào Cát Tường chuẩn bị đưa Anh Tông trở lại ngôi vị. Minh Đại Tông dự định sáng ngày 17 tháng giêng sẽ lâm triều.
Sáng hôm đó khi trăm quan vào triều đợi từ canh 5, nhưng khi lên điện thì thấy Anh Tông xuất hiện, tuyên bố trở lại Hoàng vị. Ngay hôm sau, Anh Tông hạ lệnh bắt những người thân tín với Đại Tông như Vu Khiêm, Vương Văn. Sự kiện này được gọi là Đoạt môn chi biến.
Ngay sau khi trở lại ngôi vua, Minh Anh Tông phế truất Đại Tông đang bệnh nặng làm Thành vương như cũ, cho ra ở Tây cung, phế chức Hoàng thái hậu của Ngô thị là mẫu thân Thành vương.
Vợ cả của Thành vương là Uông thị trước kia vì từng phản đối thay đổi thái tử mà bị Cảnh Thái đày vào lãnh cung, đến đây Anh Tông cho thả ra, lại phong là Vương phi như trước. Mấy ngày sau Thành vương Chu Kỳ Ngọc qua đời. Có ý kiến cho rằng ông bị Anh Tông sai người sát hại.
Sau khi Đại Tông qua đời, Anh Tông không cho táng tại Thập tam lăng như những Tiên đế đời trước. Thay vào đó, ông cho táng em mình tại một nơi riêng biệt, gọi là Cảnh Thái lăng, sử dụng nghi lễ của Hoàng tử.
Sau này, Minh Hiến Tông đã phục vị hoàng đế cho ông, truy thuỵ là Cung Nhân Khang Định Cảnh Hoàng đế.
Nguyệt Hòa biên tập