Khám phá

Một số truyền thuyết liên quan đến Tết Nguyên đán

Thời gian sau đó, sau khi trường kỳ quan sát và tính toán cẩn thận, Vạn Niên đã chế định ra lịch pháp chuẩn xác. Khi ông đem trình lịch pháp cho quốc vương kế vị, lúc này ông đã râu tóc bạc phơ. Để kỷ niệm những công lao của Vạn Niên, vua đã đặt tên cho lịch pháp này là “Lịch Vạn Niên”, và phong Vạn Niên là Nhật Nguyệt Thọ Tinh.

Năm mới của phương Đông là một lễ hội kéo dài nhiều ngày theo Âm lịch, thường được gọi là “Tết Nguyên Đán”. Đây là lễ hội truyền thống long trọng và sống động nhất trong năm. Trước ngày đầu tiên của năm mới, có lễ đưa ông Táo về Trời, nghi thức tế tổ các loại, như tiền lì xì cho trẻ em, các nghi thức chúc mừng năm mới trong gia đình và thân hữu, phần sau của mùa Tết là Tết Nguyên tiêu, khi đó đèn lồng treo đầy trên đường phố, du khách tấp nập, khi Tết Nguyên tiêu kết thúc chính là hết Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên Đán có một lịch sử lâu dài. Nó bắt nguồn thời Ân Thương, Trung Quốc, thời đó có nhiều các nghi lễ tế Thần linh, tế Tổ tiên trong thời gian chuyển giao năm cũ và năm mới. Cũng có rất nhiều truyền thuyết có liên quan đến nó.

Truyền thuyết về quái thú ‘Niên’

Tương truyền, vào thời cổ đại, có một con quái vật tên là “Niên” với cặp sừng dài trên đầu, hung mãnh dị thường. “Niên” sống dưới đáy biển trong suốt năm và chỉ lên bờ vào mỗi đêm Giao thừa, nó thường ăn thịt súc vật và tấn công làm tổn thương nhân mạng. Do đó, vào đêm Giao thừa, mọi người già trẻ lớn bé dắt díu nhau lên núi cao trốn, để né tránh khỏi bị nó làm hại.

ntdvn

Có một năm vào đúng đêm Giao thừa, người già trẻ nhỏ trong làng còn đang dắt díu nhau lên núi lánh nạn, thì một ông lão ăn mày từ ngoài thôn đi đến, chỉ thấy ông chống cây gậy dài, tóc bạc trắng, mặt hồng hào, tinh thần quắc thước, uy vũ phi thường.

Trong làng, người thì bận rộn đóng gói hành trang, người thì bận rộn kéo bò đuổi dê, đúng là một cảnh tượng vội vàng hoảng loạn. Lúc này, chẳng có ai quan tâm đến ông lão ăn xin.

Chỉ có một bà lão tốt bụng ở phía đông làng cho ông lão một ít thức ăn và khuyên ông nên lên núi để tránh con thú ‘Niên’. Ông lão nói: “Bà à, nếu bà cho tôi ở lại nhà bà một đêm, tôi nhất định sẽ đuổi được con thú ‘Niên’ ấy”.

Bà lão nghĩ rằng ông lão đang nói đùa, và bà tiếp tục thuyết phục ông lão lên núi, ông lão lắc đầu không đi. Bà lão không còn cách nào khác đành phải rời khỏi nhà lên núi để lánh nạn.

Vào nửa đêm, con thú ‘Niên’ đột nhập vào làng. Nó nhìn thấy tại nhà của bà lão phía Đông làng, cửa dán giấy đỏ thẫm, trong nhà đèn nến đốt sáng trưng. ‘Niên’ giận dữ trừng mắt nhìn nhà bà lão giây lát, rồi lập tức điên cuồng lao tới. Khi nó đến gần cửa, một âm thanh như ‘tiếng sét rền vang’ bất ngờ phát nổ trong sân, con ‘Niên’ toàn thân run rẩy, nó không dám đến gần nữa.

Hóa ra, con thú ‘Niên’ rất sợ màu đỏ, lửa và tiếng nổ. Lúc đó, cửa nhà bà lão rộng mở, chính là ông lão mặc áo choàng đỏ đang đốt trúc trong sân. ‘Niên’ bị dọa sợ chết khiếp, vội quay người bỏ chạy.

Vào ngày hôm sau, ngày mồng một tháng Giêng, dân làng từ núi lánh nạn trở về đã rất ngạc nhiên khi thấy ngôi làng còn nguyên vẹn. Lúc này, bà lão mới chợt nhớ ra, và kể cho dân làng nghe về chuyện ông lão đã hứa khi cầu xin được ở lại nhà của bà.

Mọi người chạy đến nhà bà lão và nhìn thấy trên cửa nhà có dán giấy đỏ, một đống trúc còn đang cháy trong sân và đang nổ “bốp bốp”, mấy cây nến đỏ trong nhà vẫn đang phát sáng…

Mọi người mừng rỡ vui sướng, nhao nhao thay áo mũ mới, đến nhà thân hữu để chúc mừng, ăn mừng được may mắn bình an qua khỏi được ‘Niên’ nạn. Từ đó mỗi năm mọi người đều đã biết được cách đuổi con quái thú “Niên” đến quấy rối.

Kể từ đó, hàng năm vào đêm giao thừa, mọi gia đình đều dán câu đối đỏ, đốt pháo, nhà nhà đốt nến sáng rực, thức suốt đêm đợi năm mới. Sáng sớm ngày mồng một, còn đến nhà người thân và bạn bè để chào hỏi vấn an. Phong tục này đã ngày càng lan rộng và trở thành lễ hội truyền thống dân gian long trọng nhất của Tết Nguyên Đán ở vùng Trung Nguyên, rồi sau đó lan ra nhiều nước Á Đông khác.

ntdvn firecracker 17163 640
Kể từ đó, hàng năm vào đêm giao thừa, mọi gia đình đều dán câu đối đỏ, đốt pháo, nhà nhà đốt nến sáng rực, thức suốt đêm đợi năm mới. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Câu chuyện về sự ra đời của lịch vạn niên

Theo truyền thuyết, cách đây rất lâu, có một chàng trai trẻ tên là Vạn Niên, lúc bấy giờ cách tính thời gian rất lung tung, anh luôn suy nghĩ làm thế nào để xác định thời tiết một cách chính xác. Một ngày nọ, anh lên núi chặt củi, và khi ngồi nghỉ dưới bóng cây, anh nhìn thấy sự chuyển động của bóng cây, được truyền cảm hứng, anh thiết kế một dụng cụ đếm thời gian bằng cách đo bóng của mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này phụ thuộc vào bóng của mặt trời nên không dễ sử dụng trong những ngày mưa và sương mù. Sau đó, anh lấy cảm hứng từ giọt nước nhỏ ra từ vách đá, và anh đã làm ra một cái đồng hồ nước 5 tầng. Về sau này, anh phát hiện ra rằng cứ sau 360 ngày, thiên thời dài ngắn sẽ lặp lại một lần.

Quốc vương cai trị lúc đó là vua Tổ Ất, vị vua thứ 13 nhà thời nhà Thương, vì thời tiết khó đo lường khiến ông rất phiền muộn. Vạn Niên sau khi biết điều đó, anh ta đã mang chiếc đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước dâng cho quốc vương và giải thích cho quốc vương về quy luật vận hành của năm tháng. Vua Tổ Ất đã rất vui sau khi nghe được điều này, vì vậy đã giữ Vạn Niên lại trong cung, và cho xây dựng Nhật Nguyệt các và Hồ đình. Vua Tổ Ất nói với Vạn Niên: “Ta hy vọng khanh có thể xác định chính xác quy luật của nhật nguyệt, tính toán chính xác thời gian sáng tối, tạo ra lịch pháp, vì lợi ích cho bách tính lê dân thiên hạ mà tạo phúc.”

Vạn Niên đã đem lịch pháp khắc trên bức tường đá bên trên Đền Thiên Đàng:

Nhật xuất nhật lạc tam bách lục,
Chu nhi phục thủy tòng đầu lai.
Thảo mộc khô vinh phân tứ thì,
Nhất tuế nguyệt hữu thập nhị viên.

Tạm dịch:

Mặt trời mọc lặn ba sáu mươi,
Hết vòng lặp lại khởi đầu năm.
Bốn mùa cỏ cây tươi rồi héo,
Mỗi năm trăng tròn mười hai lần.

Một ngày nọ, vua Tổ Ất đến Nhật Nguyệt các để thăm Vạn Niên. Chỉ tay lên bầu trời, Vạn Niên nói với vua Tổ Ất: “Bây giờ đã hết mười hai tháng và năm cũ đã kết thúc, mùa xuân mới lại bắt đầu, xin quốc vương định ra một lễ hội”.

Vua Tổ Ất nói: “Mùa xuân là bắt đầu của năm, nên gọi đó là ‘Xuân tiết’ (Tết Xuân)”. Thời gian sau đó, sau khi trường kỳ quan sát và tính toán cẩn thận, Vạn Niên đã chế định ra lịch pháp chuẩn xác. Khi ông đem trình lịch pháp cho quốc vương kế vị, lúc này ông đã râu tóc bạc phơ. Để kỷ niệm những công lao của Vạn Niên, vua đã đặt tên cho lịch pháp này là “Lịch Vạn Niên”, và phong Vạn Niên là Nhật Nguyệt Thọ Tinh. Sau này, mọi người đều treo hình Thọ tinh trong dịp Tết. Người ta nói rằng chính đó là để kỷ niệm ông Vạn Niên, những ngày Tết còn được gọi là Tết Nguyên Đán.

 

Nguồn: ntdvn (Thiện Tâm)

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *