Blog
Mỹ nhân đẹp ngang ngửa Tây Thi, giúp Tây Thi tranh sủng cuối cùng lại chết uất ức
Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Ngọc Hoàn được xưng là “tứ đại mỹ nhân” thời cổ đại, trong đó Tây Thi đứng đầu. Thế nhưng, rất ít người biết rằng, cùng thời đại với Tây Thi còn có một mỹ nữ như hoa như ngọc, không hề thua kém Tây Thi, đó là Trịnh Đán.
Tương truyền, Trịnh Đán là mỹ nhân vô cùng xinh đẹp, so với Tây Thi không tranh cao thấp, vì nàng ở thôn Đông, nên còn được gọi là Đông Thi.
Trịnh Đán cùng với Tây Thi được Câu Tiễn huấn luyện rồi tiến cử lên Ngô vương Phù Sai cốt để lung lạc vị quân chủ này.
Đầu tiên phải nói đến Tây Thi, Tây Thi vốn tên là Thi Di Quang, xuất thân trong một đình nghèo họ Thi, cha đốn củi kiếm sống, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm thuộc nước Việt thời Xuân Thu (nay là Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang). Trữ La có hai thôn, gồm thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Năm 494, Câu Tiễn dấy binh chinh phạt Ngô, bị quân Ngô đánh tan, chỉ còn lại 5000 binh sĩ và bị bắt làm con tin, nghe theo lời khuyên của Văn Chủng và Phạm Lãi dùng mỹ nhân kế để mê hoặc Ngô Vương từ đó phục thù.
Trong vòng nửa năm, Phạm Lãi cùng Văn Chủng vì nước Việt mà lập mưu kế, tuyển được nhiều mỹ nữ, trong đó có hai người nhan sắc tuyệt thế là Tây Thi cùng Trịnh Đán.
Tương truyền Tây Thi và Đông Thi hai nhà gần sông, má hồng mặt hoa, ánh rọi vào nhau chẳng khác gì hai đóa phù dung trên mặt nhánh. Câu Tiễn sai Phạm Lãi đem một trăm nén vàng đến đón về, cho mặc đồ the lụa, ngồi xe có màn phủ.
Người trong nước nghe tiếng về hai mỹ nữ, ai cũng muống xem mặt tranh nhau ra ngoài cõi để đón, đường xá chật ních. Phạm Lãi để Tây Thi và Trịnh Đán ở quãn xá rồi truyền dụ rằng ai muốn xem mặt mỹ nữ, phải nộp một đồng tiền. Chỉ trong một lúc mà tiền bỏ đầy qũi.
Hai mỹ nữ trèo lên trên lầu, đứng tựa vào bao lan, ở dưới trông lên, khác nào tiên nữ đứng trên không. Tây Thi và Trịnh Đán ở lại ngoài thành ba ngày, tiền thu được không biết bao nhiêu mà kể, đều nộp vào kho cả.
Như vậy, Trịnh Đán dung mạo hoàn toàn có thể bì được với Tây Thi, tinh thông ca vũ, giọng nói như chuông bạc. Cùng với đại mỹ nhân Tây Thi một chín một mười, không phân cao thấp.
Tương truyền Trịnh Đán cũng là bạn thân của Tây Thi. Khi Tây Thi tự ti, Trịnh Đán luôn luôn cổ vũ, động viên, giúp Tây Thi tự tin hơn, có khi chất hơn. Tây Thi than phiền mình chân to, Trịnh Đán giúp Tây Thi làm quần dài che chân. Tây Thi buồn vì mặt quá nhỏ, Trịnh Đán nói nhỏ mới đẹp, còn dẫn Tây Thi đến mặt hồ soi bóng, nói rằng cá trong nước thấy Tây Thi đẹp quá còn phải trốn đi.
Tây Thi chán nản vì mắt không đẹp, không sáng bằng Trịnh Đán, Trịnh Đán lại động viên Tây Thi, nói rằng không phải cứ mắt to mới đẹp, còn phải tùy thuộc vào tỷ lệ khuôn mặt. Từ từ, Tây Thi khắc phục điểm yếu tự ti, dần trở thành một mỹ nữ muôn phần xinh đẹp, nàng cũng coi trọng Trịnh Đán từ lúc đó.
Thực tế, có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Trịnh Đán. Sau khi được nạp vào cung, Tây Thi vì nhan sắc lộng lẫy lại có tuyệt kỹ phòng the làm say đắm lòng người nên được Ngô Vương Phù Sai ưu ái hơn, nàng được ở Cô Tô Đài còn Trịnh Đán chỉ được ở Ngô cung.
Trong Đông chu liệt quốc có ghi chép: Một trích đoạn trong Đông Chu liệt quốc kể về sự sủng ái của Phù Sai dành cho Tây Thi.
“Tây Thi được ở đài Cô Tô với Phù Sai, mỗi khi đi chơi đâu thì nghi vệ chẳng khác gì phi hậu. Trịnh Đán ở Ngô cung, ghen với Tây Thi, uất ức không nói ra được, hơn một năm thì chết. Phù Sai thương lắm, đem chôn ở núi Hoàng Mao và lập đền thờ cúng.”
Còn nói về Tây Thi, có nhiều thuyết nói rằng sau khi Câu Tiễn đánh bại Phù Sai, Câu Tiễn đưa cả Tây Thi về nước, nhưng Câu Tiễn phu nhân thấy vậy thì ghen, bèn sai người buộc đá thả Tây Thi xuống sông, cũng có thuyết nói rằng Tây Thi bị người dân nước Ngô căm phẫn nên bắt nàng buộc đá ném xuống sông, kết thúc một đời hồng nhan bạc mệnh.
Nguyệt Hòa biên tập