Năm 15 tuổi bà chỉ là cung nữ nhưng năm 27 tuổi trở thành hoàng thái hậu. Sau khi qua đời, bà được nhà Thanh thờ phụng trong hơn 200 năm

untitled-1-68
Thông thường, hoàng đế của các triều đại chỉ thờ tự “tổ tông” của họ, tuy nhiên chuyện gì cũng có ngoại lệ. Quá khứ, hoàng đế triều Thanh thờ tự thái hậu triều Minh; thậm chí hương hoả còn tiếp diễn suốt 200 năm không dán đoạn. Vậy, nguyên nhân của sự việc này là gì?

Rất khó để chúng ta dự đoán tương lai, nhưng các sự kiện trong tương lai đều dựa trên các quyết định ở hiện tại. Có thể một ngày nào đó, khi chúng ta chỉ đưa ra một quyết định nhỏ, nhưng nhiều năm sau nhìn lại, bạn sẽ thấy quyết định tưởng chừng như vô nghĩa ấy đã thay đổi cả cuộc đời mình. 

Vào thời nhà Minh, một người thợ xây tên là Lý Vỹ sống ở ngoại ô kinh thành. Tổ tiên ba đời của ông là nông dân nghèo; còn bản thân ông chỉ là một thường dân sống dựa vào nghề thủ công. Những tưởng đời sau sẽ tiếp tục số phận đáng thương này, nhưng vì một quyết định ngẫu nhiên khi không còn lựa chọn nào khác; nhờ đó con gái của ông đã được một Vương gia sủng hạnh sinh quý tử. Sau vị Vương gia này lên ngôi hoàng đế, bà trở thành tài nhân, và gia đình của họ bỗng nhiên là hoàng thân quốc thích.

Vận mệnh kỳ diệu và ngẫu nhiên

Theo ghi chép lịch sử, con gái của Lý Vỹ vốn tên là Lý Thái Phụng. Vào những năm cuối đời Gia Tĩnh, do lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra, mùa màng bị mất trắng, Lý Vỹ không còn cách nào khác đành mang gia quyến vào kinh thành kiếm sống. Lý Thái Phụng năm đó mới 12 tuổi. 

Ba năm sau, để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, Lý Vỹ gửi cô con gái 15 tuổi của ông đến Vương phủ làm a hoàn. Lý Vỹ chưa bao giờ nghĩ rằng, chính quyết định này đã khiến ông trở nên giàu có và thịnh vượng trong nửa sau của cuộc đời. 

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Sau khi Lý Thái Phụng vào phủ, một cách tình cờ, cô được Dụ Vương Chu Tại sủng ái và sinh ra con trai tên là Chu Lạp Quân, người sau này trở thành Hoàng đế Vạn Lịch. Hai năm sau, cô hạ sinh một cô con gái tên là Chu Nghiêu Nga cho Dụ Vương, và địa vị của Lý Thái Phụng thay đổi từ một cung nữ thành một tài nhân. 

Năm 1566 sau Công nguyên, Hoàng đế Gia Tĩnh qua đời, Dụ Vương Chu Tại kế vị ngai vàng với hiệu là Hoàng đế Long Khánh. Lý Thái Phụng được phong làm phi tần. 

t01a50f21af3f31948b 1657265887177t01a50f21af3f31948b 1657265887177

Vào năm Long Khánh thứ 2 (năm 1568), Lý phi hạ sinh con trai thứ hai, sau này được phong là Lộ Vương Chu Lạp Lưu. Sau 6 sau trị vì, Hoàng đế Long Khánh băng hà, con trai cả của ông là Chu Lạp Quân 9 tuổi lên nối ngôi. Lý Thái Phụng khi đó mới 27 tuổi nhưng với tư cách là mẹ ruột của hoàng đế nên được tôn làm Thái hậu.

Sử sách cũng có ghi chép, Lý Thái hậu vì xuất thân khiêm tốn mà khiển trách Hoàng đế Vạn Lịch: Vạn Lịch không muốn lập con trai cả Chu Trường Lạc làm thái tử. Khi được hỏi lý do, ông thản nhiên trả lời: “Bởi vì nó chỉ là con trai của một cung nữ.”

Lý Thái hậu nghe được điều này thì tức giận và mắng chửi: “Đừng quên rằng con cũng là con trai của một cung nữ.” 

Nhìn thấy Thái hậu nổi giận, vua Vạn Lịch liền quỳ xuống nhận lỗi. Cuối cùng, không còn lựa chọn nào khác phải lập Chu Trường Lạc làm thái tử.

van lihcvan lihc
Hoàng đế Vạn Lịch (ảnh: Soundofhope).

Năm 1614 sau Công nguyên, Lý Thái hậu vì bạo bệnh mà qua đời nhưng những câu chuyện xoay quanh bà vẫn chưa kết thúc.

30 năm sau khi bà qua đời, một cánh quân Bát kỳ tộc Mãn Châu đã tấn công Trung Nguyên lật đổ nhà Minh và thành lập nhà Thanh. Sau khi Hoàng đế Thuận Trì chuyển đến Tử Cấm Thành, ông đã đặc biệt cho xây dựng một miếu thờ phía đông bắc của Đông Hoa Môn. Nó được đóng kín và chỉ mở ra mỗi năm một lần, bên trong thờ bài vị của Lý Thái hậu.

Tại sao hoàng đế nhà Thanh tôn thờ thái hậu nhà Minh?

 Sự việc này bắt nguồn như sau: Khi Thanh Thái Tổ Aí Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích đem 13 vạn kỵ binh nổi dậy chống lại nhà Minh, nhưng ông đã bị Lý Thành Lương bắt sống. Để giải cứu Nỗ Nhĩ Cáp Xích, tướng lĩnh Mãn Châu đã mang rất nhiều vàng bạc đến kinh đô để mua chuộc thái giám vào trong cung liên hệ với Lý Thái hậu. Vì vậy, Thái hậu đã thuyết phục Hoàng đế Vạn Lịch thả Nỗ Nhĩ Cáp Xích trả về đông bắc.

Biết rằng chính Lý Thái hậu đã cứu mạng, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã lập miếu thờ và để lại lời yêu cầu các thế hệ mai sau phải lưu giữ, thờ tự bài vị của bà.

no nhi capno nhi cap
Thanh Thái Tổ (ảnh: Nhanvatlichsu)

Hàng năm đến ngày giỗ, một pháp sư ngồi trên cỗ xe la, kéo theo hai con lợn sống đi từ Đông Hoa Môn vào kinh thành. Con lợn sau khi giết mổ, người ta đem thịt nó đi luộc không thêm gia vị; rồi cắt thành từng miếng vuông dâng lên thờ trước tượng Lý Thái hậu. Đợi đến rạng sáng thì phân phát thịt lợn đã thờ cúng cho các thị vệ trong cung.

 Từ khi nhà Thanh khai quốc cho đến vị hoàng đế cuối cùng Huyền Tông thoái vị, Lý Thái hậu của nhà Minh đã được nhà Thanh tôn thờ hơn 200 năm không gián đoạn. 

Trong dân gian từ đó luôn lưu truyền câu chuyện về “Mẫu thân Hoàng đế Vạn Lịch”, trong lịch sử không chính thức cũng ghi chép sự việc này. Người ta cũng ghi lại, những người đã ăn thịt lợn tế Thái hậu nói rằng nó rất ngon; nhưng không ai biết tại sao thịt không có gia vị lại ngon như vậy.

Minh Nguyệt biên dịch

Nguồn: Soundofhope. (Lý Tĩnh Nhu).

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: