Nắm chắc kỹ năng lái xe trong trời mưa, ngập đảm bảo an toàn
Người điều khiển xe rất dễ gặp phải rủi ro khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như mưa gió, bão, đặc biệt khi lái xe trên đường cao tốc, tầm nhìn mờ mờ dễ gây nguy hiểm. Chính vì thế, hãy trang bị ngay những kỹ năng lái xe này để có thể cứu mạng trong những tình huống quan trọng.
Lái ô tô trong trời mưa
Đầu tiên, sau khi khởi động xe. Đừng vô tình chạm vào nút này. Nó là hệ thống ổn định xe mặc định là đã bật. Nếu bạn vô tình tắt nó. Trong trời mưa, xe dễ trượt bên và có nguy cơ lật.
Thứ hai, gương chiếu hậu sau trong trời mưa rất dễ bám nước. Lúc này chúng ta chỉ cần bật công tắc sấy gương chiếu hậu này.
Nó chỉ áp dụng cho biểu tượng này. Sau đó, chức năng sưởi ấm gương chiếu hậu cũng được kích hoạt. Như vậy, chỉ trong chốc lát. Hạt nước trên gương chiếu hậu sẽ biến mất hoàn toàn.
Thứ ba, kính chắn gió trước rất dễ bị mờ trong trời mưa. Để loại bỏ sương mù nhanh chóng. Chỉ cần bật điều hòa và bật núi kính chắn gió trước. Đồng thời chuyển sang chế độ lấy không khí bên ngoài. Như vậy, sương mù trên kính sẽ tan biến nhanh chóng.
Thứ tư, khi lái xe trong trời mưa như thế này. Chắc chắn phải bật đèn sương mù trước và sau. Như vậy mới có thể thông báo tốt hơn đến các xe phía sau.
Lãi xe máy trong trời mưa
1. Ghi nhớ 7 kỹ năng lái xe máy trời mưa, ngập
1.1. Bật đèn khi phải lái xe trời mưa
Khi trời mưa, tầm nhìn của người lái xe sẽ bị hạn chế. Do đó, bạn nên bật đèn vừa giúp bạn quan sát tốt hơn vừa giúp người đi đường nhận diện được vị trí của bạn. Lưu ý, chỉ nên bật đèn chiếu gần (đèn cốt) để người đối diện dễ nhận biết.
1.2. Điều khiển xe từ tốn
Tâm lý của nhiều người khi gặp trời mưa là lái xe thật nhanh để tránh bị ướt. Tuy nhiên lúc này mặt đường dính nước mưa nên rất trơn trượt, độ bám đường của lốp bị kém đi, hệ thống phanh cũng không đảm bảo tác dụng như lúc bình thường. Vì vậy, người điều khiển xe cần phải thật bình tĩnh, quan sát thật kỹ và lái xe với tốc độ vừa phải để tránh những va quệt không đáng có. Nếu bạn đi nhanh sẽ dễ gặp tai nạn khi phanh gấp.
Khi muốn thay đổi cung đường, bạn nhớ quan sát thật kỹ và bật đèn xi nhan. Vì lúc này có rất nhiều người cũng đang cố đi nhanh nên bạn càng phải cẩn thận hơn.
1.3. Giữ khoảng cách phù hợp với xe đi trước và chú ý quan sát
Đây là kỹ năng lái xe máy trời mưa, ngập quan trọng nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Bởi có rất nhiều người có thói quen bám đuôi xe phía trước để di chuyển nhanh hơn. Tuy nhiên, vào khi trời mưa việc đi quá gần với xe phía trước sẽ khiến bạn không thể xử lý kịp nếu xe phía trên báo rẽ hay dừng đột ngột. Do đó, bạn sẽ dễ dàng xử lý những tình huống bất ngờ, không để xảy ra va chạm hay ngã xe nếu biết giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Khi đi qua đoạn đường bị ngập thì bạn hãy chú ý quan sát, nếu có thể hãy dừng xe để áng chừng mực nước có an toàn để xe đi qua hay không. Ở vùng ngập nước quá sâu thì tốt nhất không đi vào để tránh bô xe bị vào nước gây chết máy. Trong trường hợp nước nông có thể đi qua thì bạn nên đi theo dòng xe phía trước, vẫn giữ khoảng cách an toàn. Điều này giúp bạn quan sát được mực nước ở xe phía trước có an toàn không, tránh được những rủi ro phía dưới mặt nước.
Ngoài ra, bạn cũng nên lái xe tránh xe khu vực vỉa hè vì nơi đây thường có những hố ga, rãnh nước. Khi trời mưa to, ngập úng thì hố ga, rãnh nước bị hư hại rất dễ mất nắp gây nguy hiểm cho người và phương tiện đi lại.
1.4. Giữ đều ga và đi xe với tốc độ thấp
Đi xe giữ đều ga giúp nước không tràn vào ống bô gây chết máy. Đồng thời, đi xe ở số thấp sẽ giúp xe khỏe hơn, dễ dàng vượt qua những đoạn đường bị ngập úng.
1.5. Sử dụng phanh và tránh đi gần ô tô
Trong điều kiện trời mưa, lốp xe tiếp xúc với mặt đường kém nên dễ dẫn đến trơn trượt. Do đó, bạn nên sử dụng phanh sớm và từ từ sẽ giúp bạn cảnh báo cho người sau cũng như làm chủ được tình huống. Nên sử dụng phanh sau để tránh không gây đổ xe, lết bánh. Chú ý, không phanh gấp vì có thể gây nguy hiểm cho người đi phía sau.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi cách ô tô một khoảng nhất định. Bởi ô tô thường tạo ra sóng nước khi di chuyển nhanh. Nếu bạn đi gần có thể bị sóng tạt gây ướt người và hư hỏng xe.
1.6. Xe chết máy hãy bình tĩnh xử lý
Di chuyển vào trời mưa, ngập úng dẫn đến xe chết máy là tình huống dễ gặp phải. Do đó, nếu bạn gặp phải trường hợp này thì hãy thật bình tĩnh. Trước hết, không nên cố khởi động lại xe vì có thể khiến xe bị hư hỏng nặng hơn. Bạn hãy tắt máy rồi dắt xe đến chỗ khô ráo nhất có thể rồi xử lý. Nếu xe vẫn không nổ thì hãy mang đến những địa chỉ sửa xe uy tín.
1.7. Hạn chế tối đa đi qua những cung đường nhiều cây và nhà cao tầng
Kỹ năng lái xe máy trời mưa, ngập có thể giúp bạn tránh được những tai nạn bất ngờ. Vì khi trời mưa to, gió giật mạnh có thể khiến cây bị đổ, ngã gây thương tích cho người đi đường. Ở những đoạn đường có nhà cao tầng thường hút gió nên có thể khiến bạn bị ngã.
2. Bảo dưỡng xe máy sau khi đi qua đường ngập nước
2.1. Rửa xe máy để loại hết nước mưa, bụi bẩn bám trên xe
Sau khi gặp trời mưa, xe thường bị dính bẩn, bùn đất và axit từ nước mưa. Do đó, bạn nên rửa xe ngay ngày hôm sau để đảm bảo các động cơ, chi tiết của xe được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, rửa xe sau khi đi mưa còn giúp tránh han gỉ, giảm chất ăn mòn ở trên xe
2.2. Bảo dưỡng xích xe máy
Nước mưa và bùn đất dễ dàng bám vào ổ xích khiến ổ xích bị khô dầu hoặc phát ra những tiếng kêu lạch cạch. Do đó, sau khi đi mưa bạn nên rửa xe và sau đó tra dầu vào ổ xích để giúp xe vận hành trơn tru, êm ái.
2.3. Tra dầu cho động cơ
Nếu bạn đi xe vào những vùng nước ngập lớn thì khả năng sẽ bị nước tràn vào động cơ. Bạn kiểm tra nếu dầu máy chuyển sang màu bùn thì chắc chắn đã bị dính nước. Lúc này, bạn cho xe nổ để làm nóng máy và tiến hành thay dầu cho động cơ.
2.4. Dán nilon lên bề mặt của vỏ xe
Nước sơn cũng dễ bị xuống cấp khi lái xe dưới trời mưa. Do đó, nếu có thể hãy dán nilon lên vỏ xe để chống xước và giữ độ bền màu cho lớp sơn tĩnh điện trên xe máy. Đồng thời, lớp nilon này còn giúp ngăn axit và các chất ăn mòn làm hỏng lớp sơn phủ.
2.5. Chăm sóc hệ thống điện và lọc gió xe máy kỹ lưỡng
Đi xe vào trời mưa cũng dễ khiến cho hệ thống dây điện bị oxy hóa khiến dẫn điện kém hoặc có thể gây chập cháy. Lúc này, bạn nên đi bảo dưỡng hệ thống điện, bọc bảo vệ dây điện, chú ý đến các mối nối xem có bị hở không. Bên cạnh đó, nên lau chùi bugi thường xuyên hơn vì khi đi vào trời mưa bugi rất dễ bị bẩn.
Kỳ Mai TH
Theo yeuxe_24 / vinfastauto