Nếu bạn đi vào 4 “con đường sai lầm” này, thọ mệnh dài cũng sẽ thành ngắn
Đỗ Phủ từng nói: “Tại sơn tuyền thủy thanh, xuất sơn tuyền thủy trọc”, ý muốn nói, nước trong núi thì rất trong lành, nhưng chảy ra khỏi núi rồi sẽ trở nên vẩn đục. Bởi vậy mà chúng ta chỉ có không ngừng tu dưỡng đạo đức thì mới có thể nhanh chóng quay trở về ngôi nhà ban sơ của mình, trở về với sự bình an trong trái tim mỗi người.
Trong dòng chảy nhân sinh sẽ có rất nhiều cám dỗ và thử thách bạn trên đường đi. Đôi khi bạn có thể vô tình đi lạc vào “đường vòng”, nhưng chỉ cần bạn có thể quay trở lại kịp thời, đi đúng hướng, thuận theo thiên ý thì cuộc sống của bạn sẽ khởi đầu thuận lợi và kết thúc tốt đẹp. Nhưng một khi con người đi vào 4 “con đường sai lầm” này và không tin vào luật nhân quả nữa, thì dù ban đầu họ có bao nhiêu phúc phận rồi cũng sẽ cạn kiệt, và tuổi thọ của họ sẽ trở nên ngắn ngủi.
1. Không kiểm soát dục vọng, dẫn đến hại mình hại người
Có một câu nói: “Nhân tâm cao hơn trời, có ngàn tiền sẽ muốn có vạn tiền, làm hoàng đế lại muốn thành tiên”. Dục vọng của con người là vô tận, đại đa số người bình thường đều dễ dàng bị dục vọng mê hoặc rồi bị cuốn theo đó mà tự hủy hoại mình.
Lòng tham sẽ khiến con người không trân trọng tất cả những gì mình có. Vì lòng tham, con người sẽ có những suy nghĩ xấu xa, có thể làm ra những việc hại người và hại mình.
Dục vọng giống như một vực thẳm, nó sẽ nuốt chửng người đó và mọi thứ họ có. Bạn bận rộn tranh đấu ngược xuôi để mai này có thể hưởng thụ cuộc sống xa hoa nơi thế gian, nhưng đời người ngắn ngủi bạn nhọc công tốn sức như vậy, thì tinh thần và cơ thể cũng theo đó mà suy sụp, thọ mệnh cũng theo đó mà thu ngắn lại.
Làm người nên biết bằng lòng, không quá cưỡng cầu được mất nơi thế gian, kiềm chế dục vọng sâu thẳm trong lòng, sống đơn giản một chút để cuộc sống nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn mỗi ngày.
2. Sống vội vàng
Người xưa có câu: “vội đến, thì sẽ vội đi”. Con người hiện đại luôn sống trong tình trạng “vội vàng”, đó không phải là điều tốt mà là khởi đầu của việc “tự làm tổn hại phúc báo”.
Công việc của một tuần nhưng người ta lại muốn dồn ép hoàn thành trong một ngày. Người ta cứ muốn dồn toàn lực vào làm nhanh như vậy để làm gì. Nếu bạn cứ để thân thể bị cuốn vào vòng xoáy đó một thời gian dài như vậy thì chẳng mấy chốc rồi cũng sức cùng lực kiệt, tinh thần cũng héo mòn. Như vậy chẳng phải cuộc đời này đã trở nên ngắn ngủi hay sao?
Tục ngữ có câu nói rằng: “Dài như nước, ngắn như lửa”. Đặc tính của nước là mềm mại, bình hòa, vì vậy mà nước có thể dễ dàng vượt qua sóng gió và tồn tại dài lâu. Còn lửa thì mạnh mẽ và dễ dàng thiêu đốt nhưng sẽ nhanh chóng tan thành tro.
Vậy nên Lão Tử khuyên nhủ rằng: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật như bất tranh”, làm người thì nên giống như nước, có thể nuôi dưỡng vạn vật, không tranh cao thấp với vạn vật, vậy nên nước gần với Đạo.
3. Làm những điều cực đoan vi phạm sự cân bằng
Trong “Đạo Đức Kinh” có câu: “Đạo của trời, tổn hại còn dư thừa mà bổ sung không đủ. Nhân chi đạo, tổn không đủ phụng dư”. Luật của trời là lấy cái dư thừa để bổ sung cho cái thiếu. Nhưng con người hiện nay lại làm ngược lại. Đây là nguồn gốc của “nhiều tai họa ở nhân gian”. Cứ thử tưởng tượng, con người luôn đi đến cực đoan và không thể đạt đến sự cân bằng tự nhiên, vậy thì dù giàu có đến đâu họ có thực sự trụ vững được không?
Một số người thì tâm lý dễ bị kích động, khi điều tốt đẹp đến, họ vui mừng khôn xiết, nhưng khi điều xấu xảy ra, họ lại cảm thấy vô cùng buồn bã, đau khổ. Sống một cuộc đời dễ bị ngoại cảnh tác động như vậy, thì liệu họ có bình an được không?
Phạm Trọng Yêm nói: “Đừng vui vì mọi thứ, đừng buồn với chính mình”. Hãy cố gắng cân bằng cảm xúc bởi vì được mất nơi thế gian rồi cũng chỉ là mây khói, hãy tự gieo cho mình những hạt mầm lương thiện, sống thuận theo tự nhiên rồi bạn cũng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp và bình yên.
4. Không chú trọng tu dưỡng đạo đức
Người ta thường nói: “Khởi nghiệp đã khó nhưng giữ được cơ nghiệp còn khó hơn”. Thế hệ cha ông đã vất vả bao nhiêu năm mới có thể có nhà lầu, tiền tỷ, là một thế hệ thành đạt. Nhưng đến thế hệ đời sau, vì lớn lên trong một môi trường ổn định và thoải mái nên họ đã quên đi công sức của đời trước đã vất vả thế nào, cũng không còn chú trọng tu dưỡng đạo đức.
Thế hệ đi trước hàng ngày tu tâm tích đức, luôn nghe theo lời dạy của cổ nhân về đạo làm người, trải qua bao thăng trầm sóng gió mới đạt được sự nghiệp thành công như vậy. Còn thế hệ sau nếu không có đức thì làm sao giữ được cơ nghiệp của đời trước để lại? Bởi vì có đức thì mới có tài phú, có hạnh phúc, có cuộc sống viên mãn ở đời này, mới tiến xa hơn được. Còn nếu không đức hạnh không cân xứng với những gì đang có thì sớm muộn cũng nhanh chóng suy bại.
Người xưa có câu nói rằng: “Đức thắng tài, vị chi quân tử; Tài thắng đức, vị chi tiểu nhân”, nghĩa là đức hạnh vượt tài năng gọi là quân tử, tài năng vượt đức hạnh gọi là tiểu nhân. Có thể thấy rằng đức hạnh được người xưa vô cùng coi trọng, là cái gốc căn bản nhất khi đánh giá một con người, và đó cũng là con đường đến với Đạo. Bởi vậy mà chúng ta nên kiềm chế dục vọng của bản thân, sống đơn giản, thuận theo tự nhiên và chú trọng tu dưỡng đạo đức thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp và sự nghiệp cũng ngày một thăng hoa.
Thùy Dung biên tập
Nguồn: kzg.secretchina (Minh Tâm)