Con người bị chó cắn có thể mắc bệnh dại không? Câu trả lời là có thể. Nếu không mắc bệnh thì với những con chó hung dữ, vết thương cũng có thể khiến bạn đau đớn và để lại vết sẹo lớn.
Chó được coi như người bạn trung thành của con người. Chúng có thể giúp con người trông coi nhà cửa và ngăn chặn kẻ xấu xâm nhập vào nhà hiệu quả.
Ngày nay, nhiều gia đình còn nuôi chó cưng, coi những chú chó này như bạn hoặc thậm chí là con cái của mình. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, loài chó khá hiền lành nhưng không thể tránh khỏi việc bạn gặp phải một số con chó hung dữ.
Một khi bị chó cắn thì hậu quả thường rất thảm khốc
Trên mạng lan truyền rất nhiều những vụ chó cắn người. Chúng thường cắm chắc chắc răng vào “con mồi” hoặc cắn liên tiếp vào nhiều chỗ trên thân thể, thậm chí cắn vào mặt.
Một số trường hợp sẽ bị bệnh dại, còn đa số khác chịu đựng những vết thương lớn, nham nhở và khó lành. Nhiều phụ nữ đã bị huỷ dung nhan cả đời vì bị chó cắn rách mặt.
Khi bị chó cắn, làm cách nào để thoát ra nhanh chóng? Dưới đây là một số cách để nhanh chóng khuất phục được con chó hung dữ:
1. Che đầu chó
Khi vô tình bị chó cắn, nạn nhân thường hoảng sợ và phản ứng bừa bãi, cố gắng khiến chó buông ra. Nhưng điều này có thể sẽ phản tác dụng, khiến chó càng hăng máu và khiến vết cắn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp này, cần bình tĩnh và tìm thứ gì đó có thể che đầu chó lại. Chẳng hạn như túi xách, mũ hay áo để nhanh chóng quấn đầu chó lại. Khi chúng ta che phần đầu chó, nó bị mất thị lực, đồng thời cảm thấy sợ hãi và có thể tha cho “con mồi”.
2. Bóp cổ chó
Nếu xung quanh không có gì để che đầu chó, chúng ta cũng có thể chọn cách bóp cổ chó. Chẳng hạn như dùng thắt lưng, dây thừng, v.v.
Nếu bản thân con chó đang đeo vòng cổ, bạn cũng có thể trực tiếp cầm nó lên hoặc thắt chặt vòng cổ, sau đó nhấc bổng con chó lên trên. Bằng cách này, con chó không thể thở được mà chỉ có thể lựa chọn há miệng rộng ra.
3. Tấn công điểm yếu của chó
Khi bị chó cắn, chúng ta đều có bản năng chống cự và muốn hạ gục con chó thật nhanh. Khi chống cự, chúng ta cũng phải xác định rõ vị trí và tấn công vào phần yếu của con chó để có thể khuất phục được nó nhanh hơn.
Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng một số vật sắc nhọn xung quanh mình: gậy, ô, v.v. để chọc vào mắt và mũi của nó. Nếu không có những dụng cụ này thì chỉ cần dùng nắm đấm đánh vào.
Vì mắt và mũi của chó là những nơi rất quan trọng nhưng một khi bị thương có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi chúng ta tấn công những điểm này, chó sẽ có phản ứng tự vệ. Ngoài ra, phần bụng của chó cũng là nơi yếu đuối. Bụng chứa đầy nội tạng, một khi bị thương, chó sẽ mất đi sức tấn công nên có thể nhanh chóng buông ra.
4. Kỹ năng trốn thoát
Ba cách trên là những cách giúp chó nhanh chóng buông ra nếu bạn chẳng may bị chó cắn. Nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp phải tình huống chó sủa và muốn tấn công bạn. Đối mặt với tình huống này, phản ứng đầu tiên thường là bỏ chạy, nhưng chạy trốn cũng vô ích vì người không chạy nhanh hơn chó.
Trên thực tế, cách đối phó đúng đắn lúc này là hành động quyết liệt hơn. Chó là loài hay bắt nạt, khi nó sủa bạn, nếu bạn nhặt gậy, đá dưới đất và la hét mắng chửi nó sẽ làm nó sợ, thậm chí sẽ cụp đuôi bỏ chạy.
Nếu buộc phải trốn chạy, bạn có thể chọn trèo cây vì chó không giỏi trèo cây. Điều này giúp chúng ta có thêm thời gian để kêu cứu. Hoặc chúng ta cũng có thể chạy xuống nước mặc dù con chó có thể bơi nhưng sau khi xuống nước, sức chiến đấu của chó sẽ giảm đi đáng kể.
5. Các biện pháp phòng ngừa bị chó cắn
1. Khi gặp chó ở bên ngoài, tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với nó, đặc biệt là chó hoang không có chủ.
2. Tôn trọng không gian và ranh giới của con chó, đồng thời không tùy ý vuốt ve hay chọc tức nó.
3. Khi bạn ở gần loài chó, hãy duy trì chuyển động chậm và ổn định, tránh chuyển động hoặc phát ra âm thanh khó chịu và đột ngột.
4. Khi gặp chó không có xích đừng nhìn thẳng vào nó. Nếu nó hỉ mới sủa bạn, hãy giữ bình tĩnh đừng la hét hay bỏ chạy.
Nguồn: Aboluowang.