Blog
Nếu một ngày, bạn không thể bao dung với cha mẹ, hãy nhớ 4 điều sau
Không biết từ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy rằng dù bố mẹ có làm gì đi chăng nữa thì cũng không đáp ứng được yêu cầu của bạn. Bố mẹ bạn càng làm vậy, bạn càng trở nên cáu kỉnh, thay vì hiểu bạn thì họ lại quấy rầy bạn ở khắp mọi nơi.
Có câu thế này : “Bố cũng là lần đầu làm bố, con hãy tha thứ cho bố”
Trong thời gian ở với mẹ, tôi thấy mẹ có nhiều tật xấu. Chẳng hạn, lọ hoa ngoài ban công vốn được dùng để trồng hoa nhưng mẹ lại chọn cách nhổ hoa và trồng một ít hành lá, khoảng đất trống sau nhà cũng được chị biến thành ruộng rau.
Những bữa ăn mẹ tôi làm rất nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều canh. Khi tôi chỉ ra vấn đề, mẹ tôi đã không nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. Mẹ nói, món nào nấu cũng được, không cần phải cầu kỳ.
Chúng tôi luôn nghĩ rằng khi cha mẹ và con cái ở bên nhau là họ đang tận hưởng niềm vui của gia đình. Tuy nhiên, có rất nhiều người con không thể bao dung cha mẹ. Tôi có thể làm gì để gia đình hòa thuận?
Bốn bí quyết giúp gia đình hòa thuận:
Đầu tiên, hãy quan sát cuộc sống của cha mẹ
Các thời kỳ khác nhau đã tạo ra những cách nhìn thế giới và cách nhìn nhận về cuộc sống khác nhau.
Cha mẹ già, họ sinh ra trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Đối với họ, không bao giờ nghĩ đến việc tận hưởng cuộc sống mà chỉ lo không có miếng ăn.
Ở quê dù khó khăn đến đâu, chỉ cần có miếng đất, có của ăn là được, đói cũng vui.
Đặc biệt là những người sinh trong độ tuổi 50 và 60, những khó khăn mà họ phải trải qua từ khi còn nhỏ là điều không tưởng đối với những người trẻ tuổi.
Một người họ hàng của tôi năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Ông nói rằng thành phố lớn nhất mà ông từng thấy trong đời là quận. Với tầm nhìn hạn hẹp, ông không bao giờ có thể hình dung được thành phố này như thế nào, chứ đừng nói đến việc khuyến khích con cái đi đến những thành phố lớn.
“Cha mẹ bạn chưa nhìn thấy thế giới thực tế bên ngoài” ,từ thơ ca đến đời thực là một khoảng cách rất lớn, đối với cha mẹ, là một thế giới ngoài sức tưởng tượng.
Cha mẹ gần như cả đời tất bật chạy vạy để nuôi con cái. Tuy rất vất vả nhưng cuộc sống cũng không khá hơn, phải mất rất nhiều công sức mới nuôi được con.
Cha mẹ và bạn sẽ luôn có “ những quan điểm khác nhau”, và bạn không cần mong đợi họ thực sự hiểu bạn.
Thứ hai, đối với những việc xảy ra hãy tìm nguyên nhân ở tự mình
Khi chúng ta có xích mích với cha mẹ, dù cha mẹ đúng hay sai, hãy tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình.
Cha mẹ cũng mắc sai lầm nhưng họ không tự nhận ra được.
Khi tôi học trung học cơ sở, điểm số của tôi luôn ở mức tốt. Con đường phía trước ra sao cũng rất mù mịt? Các thầy cô ở trường đề nghị tôi học cấp 3 rồi học đại học. Cha mẹ bất đắc dĩ, muốn tôi tốt nghiệp cấp hai thi trường trung cấp chuyên nghiệp. Nếu không vâng lời thì không cho đi học.
Năm đó, tôi trúng tuyển vào một trường chuyên nghiệp, ra trường có việc làm ổn định. Cha mẹ tôi chỉ muốn tôi kiếm tiền nhanh chóng, và không nghĩ đến sự khác biệt giữa trường chuyên nghiệp và trường đại học.
Sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, do nhiều nguyên nhân, tôi chưa có việc làm ổn định mà vào nam làm việc. Đi loanh quanh nhiều năm, vì bằng cấp quá thấp nên không cải thiện được gì.
Tuy nhiên, sự việc đã trôi qua nhiều năm, đổ lỗi và tranh cãi có ích gì? Suy nghĩ kỹ lại, nếu tôi cứ khăng khăng muốn tự mình vào đại học, thì kết cục đã khác. Rốt cuộc, ý chí của tôi lúc đó không đủ mạnh.
Đúng là “khuôn phép của cha mẹ là kết quả của con cái“, nhưng khuôn phép của cha mẹ thực sự có hạn, họ cố gắng hết sức để giúp bạn, nhưng họ sẽ không bao giờ làm bạn hài lòng.
Hãy luôn tin rằng cuộc sống là do chính mình tạo ra, cảnh là do tâm sinh.
Thứ ba, hãy học cách chấp nhận, đừng cố gắng thay đổi bố mẹ
Tôi đã đọc trên mạng một câu hỏi như vậy: Tại sao người già lại cổ hủ?
Một mặt là người tuổi cao sức yếu, sức khỏe không được lạc quan, mặt khác các giác quan của người cao tuổi không đủ nhạy bén, vệ sinh không đủ.
Khi bạn không thể chịu đựng được cha mẹ của mình, hãy hiểu – họ đang già đi. Có thể, trong một vài năm, họ thậm chí sẽ không có khả năng chăm sóc bản thân.
“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, cha mẹ cũng sẽ hình thành nhiều thói hư tật xấu. Mẹ tôi khi nói thì như sấm, rất khó chịu. Ngay cả khi tôi đang đọc sách, bà cũng phải nói những gì bà muốn nói, và bà không sợ làm phiền mọi người một chút nào.
Mẹ thích buôn chuyện với mấy bà già, cũng rất thân thiện với người lạ, không bao giờ phòng thủ …
Đối với những vấn đề về mùi hôi của mẹ, nếu bạn trách mắng một vài câu không những không thay đổi mà còn khiến cha mẹ rất buồn. Cha mẹ đến tuổi già rất dễ tủi thân hay khóc, rồi than rằng: nuôi con khôn lớn cả đời mà chẳng bao giờ thấu hiểu, nuôi con vô ích.
Hãy nhớ rằng, sự chấp nhận quan trọng hơn sự thay đổi.
Thứ tư, hãy giữ khoảng cách, mỗi người cần có một khoảng không gian riêng
Khi mọi người đến quá gần nhau sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn.
Trong một gia đình thật sự hòa thuận thì khoảng cách giữa cha mẹ và con cái lại chỉ là bát canh. Có nghĩa là, nếu bạn mang một bát canh từ nhà cho cha mẹ, bát canh vẫn còn ấm, đó là tốt. Đó là lý do tại sao ở quê bố mẹ hay phân nhà cho con cái, hoặc cho con cái ăn riêng, cũng có đạo lý trong đó, nhưng ở thành phố càng khó khăn hơn.
Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng sống trong nhà để xe hoặc nhà kho. Dù không gian nhỏ đến đâu, bố mẹ vẫn tự do và thoải mái vì có không gian riêng.
Là con cái, đừng nghĩ rằng nếu bố mẹ ở nhà mình sẽ hạnh phúc mà hãy tạo cho bố mẹ một không gian độc lập.
Vì: Khoảng cách tạo ra vẻ đẹp.
Dù cha mẹ có làm gì hay nói gì đi nữa thì là con cái nên “mắt cho dù thấy nhưng tâm không phiền” thế là đủ. Đồng hành là cách tốt nhất của lòng hiếu thảo, nhưng sự quan tâm quá mức lại biến thành gông cùm.
Nhận xét
Các bậc cha mẹ thích kiểm soát con cái của họ và hy vọng rằng con cái của họ sẽ thấu hiểu cha mẹ hơn. Khi cha mẹ về già, con cái trưởng thành sẽ muốn kiểm soát cha mẹ, và dùng thế giới quan của chính mình để thay đổi cha mẹ.
Là con cái, bạn nên thả lỏng tâm hồn và để cha mẹ tự do về già. Hầu hết các bậc cha mẹ không muốn làm phiền con cái của họ miễn là chúng có thể tự chăm lo cho bản thân. Tình yêu của họ, luôn luôn giống nhau, chỉ là không thể hiểu được.
Người xưa cho rằng, khi có cha mẹ thì không nên đi xa. Thực sự là như vậy, sự quan tâm vô bờ bến và đạo lý hiếu thảo lại khiến phận làm con khó xử.
Hãy hiểu rằng đồng hành cũng chính là lòng hiếu thảo, sự thấu hiểu cũng chính là sự bao dung.
Không có cha mẹ hoàn hảo, chỉ có tình yêu thương cha mẹ là bao la.
Nguyệt Hòa biên dịch
Theo Aboluowang(Vương Hà)