Nếu muốn phê bình mà không đắc tội với người khác, thì phải biết dùng “hiệu ứng nước xà phòng”
Hãy xen kẽ những lời phê bình với những lời khen ngợi, từ đó làm giảm tác động tiêu cực của những lời phê bình và cho phép đối phương tiếp nhận những lời phê bình một cách vui vẻ. Bằng cách áp dụng hiệu ứng này vào cuộc sống, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng, tôn trọng thể diện của người khác và được nhiều người quý mến hơn. Đây là tác dụng của hiệu ứng nước xà phòng.
Kỳ thật, chúng ta đã được tiếp xúc với các ví dụ về tác dụng của hiệu ứng nước xà phòng trong một thời gian dài, ví dụ này xuất phát từ “Trâu Kỵ khéo khuyên vua Tề”.
Trâu Kỵ muốn Tề Vương mở mang đầu óc, nhưng ông không nói rõ ràng như vậy, thay vào đó ông kể một câu chuyện so sánh nhan sắc giữa ông và Từ Công, từ đó đi đến kết luận: “Thần suy nghĩ suốt đêm mới hiểu ra người vợ nói thần đẹp vì nàng là người quá yêu thần, người thiếp nói thần đẹp vì nàng sợ thần không vui; còn người khách nói thần đẹp vì ông ta đang có việc cần nhờ thần. Họ đều vì muốn lấy lòng thần”.
Sau đó, ông bắt đầu ca ngợi vua nước Tề: “Ngày nay nước Tề có hơn một nghìn địa phương, hơn một trăm thành trấn. Mỹ nữ trong cung vua, tất thảy đều quá yêu đại vương; đại thần trong triều không ai không sợ đại vương; các nước trong thiên hạ không ai không cần đại vương. Họ đều vì nịnh bợ đại vương, nói những lời cho đẹp lòng ngài”.
Bằng cách ca ngợi nhà vua và kết hợp nó với những so sánh của chính mình, ông đi đến kết luận rằng: “Nếu là như vậy thì đại vương muốn nghe lời chân thật thì khó lắm thay”.
Lời khuyên răn của Trâu Kỵ rất hiệu quả, vua nước Tề nhanh chóng ban bố một mệnh lệnh cho cả nước: “Bất luận là ai, có thể chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của ta sẽ được thưởng; trình bày những kiến nghị với ta, cũng được thưởng; bàn bạc về những sai lầm của ta sau lưng ta, nếu ta biết, cũng có thưởng”. Tất nhiên, không lâu sau, Tề Uy Vương đều được các nước “Yên, Triệu, Hàn, Ngụy tôn làm bá chủ”, và sớm đưa nước Tề lên một tầm cao mới.
Trong giáo dục gia đình, nếu con làm sai điều gì đó, cha mẹ có thể dùng lời phê bình để giáo dục nhưng cũng phải chú ý giữ thể diện cho con. Và việc sử dụng phương pháp xen kẽ những lời khen ngợi với những lời phê bình thường hiệu quả hơn nhiều so với những lời phê bình trực tiếp. Bởi vì việc kết hợp những lời phê bình với những lời khen ngợi có thể làm giảm tác động tiêu cực của những lời phê bình và giúp trẻ dễ dàng chấp nhận những lời phê bình đó hơn.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, nếu bạn thấy cấp dưới của mình có những thiếu sót trong công việc và muốn thông báo cho họ một cách khéo léo, bạn cũng có thể thử sử dụng hiệu ứng nước xà phòng. Khi thông báo cho đối phương, hãy khen ngợi đối phương nhiều hơn, xen lẫn khen ngợi, phê bình và góp ý, khi đó đối phương có thể vui vẻ tiếp nhận ý kiến. Đây là tác dụng của hiệu ứng nước xà phòng.
Hãy xen kẽ những lời phê bình cùng với những lời khen ngợi, từ đó làm giảm tác động tiêu cực của những lời phê bình và cho phép người bị phê bình tiếp nhận những lời phê bình một cách vui vẻ. Bằng cách áp dụng hiệu ứng này vào cuộc sống, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng, chiếu cố đến thể diện của người bị phê bình và thu được nhiều nhân duyên tốt hơn.
Khi ổ khóa sắt bị rỉ sét rồi thì khó có thể mở bằng chìa khóa, nhưng bôi một ít nước xà phòng lên đó sẽ giúp quá trình mở khóa diễn ra suôn sẻ và thuận tiện hơn.
Người nói vô tâm, người nghe hữu ý, dù có là người bạn thân thiết đến mấy cũng không thể chịu nổi sự thẳng thắn quá mức của bạn.
Giữa người với người, những con đường quanh co cũng có thể dẫn đến những nơi yên tĩnh.
Khen ngợi phụ thuộc vào thời cơ, phê bình càng là cần kỹ xảo.
Thay vì nói thẳng, người khác sẽ sẵn sàng chấp nhận lời phê bình của bạn hơn nếu bạn nói những lời nhẹ nhàng.
Kỳ Mai biên dịch
Tống Vân – aboluowang