Trong tiểu thuyết nổi tiếng “Tam quốc diễn nghĩa”, có Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, hai người là mưu sĩ số một của Thục và Ngụy và là kẻ thù truyền kiếp. Có thể nói Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, đối đầu với nhau ở thời Tam Quốc, họ đánh nhau hàng chục năm không phân thắng bại.
Không may ở Thục vì nhiều nguyên nhân khác nhau khiến Gia Cát Lượng chết sớm, còn Tư Mã Ý viên mãn cuối đời. Chính trong “Tam quốc diễn nghĩa” có một câu chuyện nói về “Không thành kế” của Gia Cát Lượng.
Đó là một kế hoạch gây ấn tượng cho chúng ta để người đời thấy được sự thông minh dũng cảm, bình tĩnh không hoảng loạn trước hiểm nguy, tuy không có binh lính hay tướng trong thành nhưng ông vẫn đẩy lui vạn quân của Tư Mã Ý. Vậy Tư Mã Ý có thực sự thua kém Gia Cát Lượng?
Nói đến Gia Cát Lượng thì phải kể đến Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng vào lúc “đường cùng” nhất đã vạch ra kế hoạch thành trống và bố trí 20 binh sĩ cải trang thành người thường để quét lầu trước cổng thành. Tư Mã Ý trong nháy mắt hiểu ra ý định của ông.
Có thể nói Gia Cát Khổng Minh và Tư Mã Ý về chiến lược quân sự và khả năng quân sự, họ đã và đang thể hiện những tinh hoa nhất của mình.
Các cuộc chinh chiến của nước Thục dưới sự trợ giúp của Gia Cát Lượng đã có rất nhiều thành công, khắp nơi chúc mừng, cuộc sống của nhân dân cũng được yên bình và mãn nguyện.
Sau khi Lưu Bị qua đời, ông đã nhờ Gia Cát Lượng trợ giúp con trai mình hoàn thành đại nghiệp. Gia Cát Lượng nhờ ân huệ của hoàng đế ông đã lựa chọn con đường kiên trì “cúc cung tận tụy” đến hết đời, mặc cho tuổi tác, hay đối mặt với quân địch lớn mạnh, ông biết rằng: Đây chính là sứ mệnh và nhiệm vụ của mình, đây cũng là nơi ông chọn để sống cả đời sau khi rời núi.
Trong cuộc Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng, ông đã cử Mã Tốc đến canh giữ Nhai Đình, nhưng ai ngờ rằng ông lại bị Tư Mã Ý đánh bại và mất đi một thành trì rất quan trọng.
Tư Mã Ý dẫn đại quân tiếp tục tấn công Gia Cát Lượng, nhưng vừa vào thành phát hiện trong thành không có quân, chỉ có một số thường dân đóng trong thành, toàn là dân thường làm sao có thể rút cung bắn tấn công?.
Lúc này, Gia Cát Lượng đã lên một kế hoạch bỏ trống thành, chỉ bố trí vài người quét rác trước cổng thành, thành không đóng mà giống như mở cổng thành để đón khách. Còn bản thân Gia Cát Lượng thì đang ung dung ngồi trên tháp, vừa trò chuyện vừa chơi đàn.
Khi Tư Mã Ý đến thành, nhìn thấy cảnh tượng đó, liền nhìn ra dụng ý của Gia Cát Lượng, có ý rằng “các tảo môn tiền tuyết” (mỗi người tự quét tuyết ở cửa của mình, đừng để ý đến sương giá trên mái nhà người khác).
Chúng ta hãy thử tưởng tưởng rằng, nếu Tư Mã Ý “nhìn thấu” được kế hoạch thành trống của Gia Cát Lượng thì điều gì sẽ xảy ra? Không quản có thể công hạ được Tây Thành hay không, sẽ phát sinh sự tình nào?
Tây Thành do Gia Cát Lượng phòng thủ, lính thủ thành chưa đến 3 ngàn người, nhưng chủ yếu là binh sĩ già yếu, nếu lúc đó Tư Mã Ý tấn công, chắc chắn sẽ chiếm được Tây Thành rất dễ dàng, đồng thời ông có thể bắt được Gia Cát Lượng, như vậy, Thục Hán sẽ rơi vào nguy hiểm.
Bởi vì mất Gia Cát Lượng là một đòn chí mạng đối với Thục Hán, vấn đề phân định lại quyền lực của ba nước sẽ phân chia lại, có lợi thế cho Ngụy quốc.
Tư Mã Ý luôn bị các phe trong Tào Ngụy công kích vì trận chiến ở Nhai Đình, nếu như ông chiếm được Tây Thành và giết được Gia Cát Lượng, đã lập được công lớn, Tào Ngụy nhất định sẽ đền đáp công lao của ông.
Khi đó, công trạng của ông khiến Tào Ngụy gia tộc càng không thể buông lỏng cảnh giác với ông, con cháu Tào Ngụy nhất định sẽ dùng vũ lực trừ khử Tư Mã Ý, bản thân Tư Mã Ý là một kẻ vô cùng khôn ngoan lên ông sẽ phải tính toán trước mọi việc.
Tào Phi rất quý trọng và tin tưởng Tư Mã Ý, và sẽ không để Tư Mã Ý lung lay đại nghĩa của mình. Thục quốc mất rồi, Tào Phi cũng không cần Tư Mã Ý nữa. Cho dù Tư Mã Ý sợ âm mưu của Gia Cát Lượng hay vì sự bảo vệ của chính mình, thì việc bỏ đi mà không tấn công thành phố là sự lựa chọn đáng khôn ngoan của ông.
Ông dừng lại và hiểu sâu những dụng ý của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng như đang nói với Tư Mã Ý rằng: “Tư Mã Ý chỉ có thể có sức mạnh quân sự bằng cách đi đánh Thục Hán, một khi đánh bại Thục Hán thì sẽ có được sức mạnh quân sự mà Tư Mã Ý đang nắm giữ và uy tín đã được thiết lập trong quân đội, bên cạnh đó Tào Ngụy từ lâu đã lo sợ sức mạnh của nhà họ Tư Mã, nếu hôm nay ta bị ngươi đánh bại, thì người đầu tiên Tào Ngụy muốn tấn công chính là ngươi – Tư Mã Ý.”
Hai người họ dường như đang có một cuộc trao đổi không cần lời nói, đây thực sự là một cuộc trò chuyện ngầm giữa các bậc thầy. Nhưng chính tài thao lược của Gia Cát Lượng đã khiến Tư Mã Ý chọn đường rút lui.
Ông đương nhiên minh bạch ra mối quan hệ giữa: “giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh, phi điểu tận, lương cung tàng” (thỏ chết rồi, chó bị phanh thây, chim hết thì cung cất đi).
Đến đây, chúng ta thực sự phải khâm phục trí tuệ của Gia Cát Lượng, nhưng đồng thời cũng không được coi thường Tư Mã Ý, bởi ông hiểu rõ tâm cơ của Gia Cát Lượng, và trận chiến đấu trí, đấu dũng này quả là tuyệt vời! Vì vậy, Gia Cát Lượng đã hóa giải được nguy nan, còn Tư Mã Ý đã giành được cơ hội để nuôi dưỡng âm mưu sau này giành thiên hạ.
Nguyệt Hòa
Theo sound of hope