Blog
Nghĩa Tào khang vợ chồng là gì?
Trong xã hội hiện đại đã bị ảnh hưởng bởi các quan niệm biến dị thì chuyện người chồng bỏ rơi người vợ kết tóc cùng chung hoạn nạn với mình là điều không hề hiếm. Phẩm chất “Tào khang chi thê bất hạ đường” được người xưa gìn giữ cùng với tình cảm ân nghĩa vợ chồng được truyền đạt đằng sau nó đối với rất nhiều người ở thời đại hiện nay, là một việc khó mà tưởng tượng.
Câu nói “Tào khang chi thê bất hạ đường” (Người vợ từng chịu hoạn nạn với mình thì khi phú quý cũng không nên bỏ) xuất hiện sớm nhất trong “Hậu Hán thư”, được nói bởi một vị đại thần tên là Tống Hoằng dưới đời vua Quang Vũ Đế thời Đông Hán. Tào khang, thời xưa dùng để chỉ những thực phẩm thô ăn lót dạ như cám gạo v.v…; Hạ đường, ý là đuổi ra khỏi nhà. Ý nghĩa của câu này là sẽ không ruồng bỏ và phụ lòng người vợ đã kết tóc từng đồng cam cộng khổ với mình.
Tống Hoằng tại sao lại nói ra lời này? Ông rốt cuộc là người như thế nào? Trong sử sách có ghi chép rằng, Tống Hoằng, tự là Trọng Tử, là người huyện Trường An, quận Kinh Triệu, chính là Tây An, Thiểm Tây ngày nay. Phụ thân của ông là Tống Thượng vào thời Hán Thành Đế nhà Tây Hán làm quan đến chức Thiếu Phủ, sau khi Hán Đế kế vị, bởi vì không đồng ý thuận theo lộng thần Đổng Hiền nên bị Đổng Hiền trừng phạt với tội danh bất kính.
Tống Hoằng dưới thời Hán Ai Đế và Hán Bình Đế từng đảm chức Thị Trung, khi Vương Mãng nắm quyền thì ông đảm nhận chức Cộng Công, tuy tính cách ôn hòa dịu dàng nhưng do chịu ảnh hưởng của phụ thân nên bản thân ông cũng có khí chất cương trực của người đọc sách. Khi quân Xích Mi tấn công vào Trường An đã phái người chiêu mộ ông ra làm quan, Tống Hoằng trong lòng không hề mong muốn điều này, vì vậy giữa đường khi ngang qua cây cầu trên sông Vị ông đã nhân lúc đó mà nhảy xuống nước. Sau đó, người nhà cứu ông lên, ông bèn giả chết để thoát khỏi việc này.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Sau khi Quang Vũ Đế Lưu Tú đánh bại các cường hào ác bá khác, kiến lập nên nhà Hán mới thì Tống Hoằng được phong làm Thái Trung Đại Phu. Kiến Vũ năm thứ 2 (năm 26), Tống Hoàng thay thế Vương Lương làm Đại Ti không, được phong làm Tuân Ấp Hầu. Do vì được phong hầu nên ông có rất nhiều đất đai, nhưng ông không giữ lại những tài sản dư thừa, lại còn đem địa tô thu được phân chia cho người trong tộc của mình. Phẩm chất liêm khiết của ông khi đó được người đương thời rất ca tụng. Sau này, Quang Vũ Đế còn phong cho ông làm Tuyên Bình Hầu.
Tiến cử người hiền tài, can gián Quang Vũ Đế
Quang Vũ Đế từng thăm dò Tống Hoằng về người có học vấn uyên bác ở trong nước, Tống Hoằng đã tiến cử Hoàn Đàm của Phái quốc, ông cho rằng Hoàn Đàm có học vấn phong phú, kiến thức uyên thâm, tài hoa gần như có thể sánh ngang với hai học giả nổi tiếng Dương Hùng và Lưu Hướng thời Tây Hán. Quang Vũ Đế liền triệu kiến Hoàn Đàm, phong chức Nghị Lang, Cấp Sự Trung.
Sau đó Quang Vũ Đế mỗi khi tổ chức yến tiệc đều bảo Hoàn Đàm đánh đàn, nhưng Hoàn Đàm mỗi lần đều diễn tấu âm nhạc của Trịnh Vệ (âm nhạc hào nhoáng xa xỉ) để làm vui lòng Quang Vũ Đế.
Tống Hoằng sau khi biết chuyện thì không vui, vì lí do này mà trong lòng cảm thấy hối hận vì đã tiến cử Hoàn Đàm. Một ngày nọ, Tống Hoằng sai người đợi ở bên ngoài hoàng cung, khi thấy Hoàn Đàm xuất cung thì mời ông ta đến phủ. Tống Hoằng thân mặc quan phục ở đại sảnh chờ sẵn..
Sau khi Hoàn Đàm đến, Tống Hoằng không theo quy tắc mời ông ta ngồi, mà ngược lại còn trách rằng: “Ta sở dĩ tiến cử ông với Hoàng Thượng là vì hi vọng ông có thể lấy đạo đức phò tá quân vương, nhưng nay ông lại nhiều lần diễn tấu âm nhạc phóng túng dâm loạn của Trịnh Vệ cho Hoàng Thượng nghe, làm nhiễu loạn chính âm “Nhã” và “Tụng” (hai bộ phận lớn trong Kinh Thi – sách kinh điển của Nho giáo), điều này tuyệt nhiên không phải là việc mà một bậc sĩ trung thành chính trực nên làm. Tự bản thân ông có thể thay đổi không? Hay là muốn ta xử lý theo quốc pháp? Hoàn Đàm ngay lập tức cúi đầu nhận sai.
Một thời gian sau, trong một buổi tiệc triệu kiến quần thần, Quang Vũ Đế lại bảo Hoàn Đàm đánh đàn. Hoàn Đàm trông thấy Tống Hoằng cũng có mặt ở đó thì cảm thấy rất bất an, vì vậy mà kỹ năng chơi đàn không được tốt như trước nữa. Quang Vũ Đế cảm thấy vô cùng kì lạ, liền hỏi nguyên nhân. Tống Hoằng rời khỏi chỗ ngồi, cởi bỏ mũ quan rồi tạ tội với Quang Vũ Đế rằng: “Sở dĩ thần tiến cử Hoàn Đàm là vì hi vọng ông ta có thể lấy khí tiết trung thành chính trực để dẫn dắt quân vương, nhưng nay ông ta lại khiến triều đình say đắm trong âm nhạc phóng túng dâm loạn của Trịnh Vệ, đây là tội của thần”. Quang Vũ Đế nghe xong thì hết sức nghiêm túc mà nhận lỗi với Tống Hoằng, đồng thời bảo ông đội lại mũ quan. Sau đó Hoàn Đàm cũng bị miễn chức Cấp Sự Trung.
Tống Hoằng với phẩm đức cao thượng đã lần lượt trước sau tiến cử hơn 30 bậc hiền sĩ như Phùng Dực, Hoàn Lương v.v…, trong số họ có người làm đến chức Tể Tướng, có người là bậc công khanh đại thần, trợ giúp rất tốt cho Quang Vũ Đế trong việc cai quản quốc gia.
Một lần nọ, Quang Vũ Đế thiết đãi yến tiệc mời các vị đại thần. Phía sau ngự tọa (chỗ ngồi của vua) đổi một bức bình phong mới, bên trên vẽ hình mỹ nữ. Giữa buổi tiệc, Tống Hoằng chú ý thấy Quang Vũ Đế nhiều lần quay đầu nhìn bức bình phong, liền sau đó ông dùng sắc mặt nghiêm trọng mà khuyên Quang Vũ Đế rằng: “Vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả” (chưa từng thấy ai yêu thích đạo đức như yêu thích nữ sắc).
Quang Vũ Đế lập tức sai người dỡ bỏ bức bình phong, sau đó cười mà nói với Tống Hoằng rằng: “Ta nghe thấy lời hợp với đạo nghĩa thì lập tức nghe theo, thế nào hả?” Tống Hoằng hồi tấu: “Bệ hạ tu dưỡng đức hạnh, thần quá đỗi vui mừng”.
Tào Khang chi thê bất hạ đường
Vào thời điểm đó, chồng của Hồ Dương công chúa – chị gái của Quang Vũ Đế qua đời, công chúa vì chuyện này mà ngày đêm buồn bã. Quang Vũ Đế muốn chị gái tái giá, bèn tìm cơ hội cùng với chị gái nghị luận về các triều thần, mục đích thăm dò tâm ý của công chúa. Lúc nói đến Tống Hoằng, Hồ Dương công chúa nói: “Tướng mạo và đức tính của Tống công, quần thần không ai bì kịp”, nhưng người vợ kết tóc của Tống Hoằng vẫn còn, Quang Vũ Đế cảm thấy chuyện này không dễ, tuy nhiên vẫn muốn hỏi ý kiến của Tống Hoằng.
Vì vậy Quang Vũ Đế liền triệu kiến Tống Hoằng, rồi bảo Hồ Dương công chúa ngồi phía sau bình phong. Quang Vũ Đế nói với Tống Hoằng: “Ngạn ngôn ‘Quý dịch giao, phú dịch thê’, nhân tình hồ?”. Ý nghĩa là tục ngữ nói một người khi thăng quan tiến chức thì đổi bạn, giàu sang phát tài thì đổi vợ. Điều này có phải là lẽ thường tình của con người không?
Tống Hoằng nghiêm nghị đáp: “Thần văn bần tiện chi tri bất khả vong, tào khang chi thê bất hạ đường”, ý nghĩa là, thần chỉ từng nghe rằng không thể quên người bạn lúc bần tiện, không thể ruồng bỏ người vợ cùng chung hoạn nạn lúc bần cùng. Quang Vũ Đế quay lại nói với công chúa lúc này đang ở sau bức bình phong rằng: “Việc này khó thành rồi”. Câu chuyện này chính là căn nguyên của điển cố “tào khang chi thê bất hạ đường” và “tào khang chi thê” sau này.
Hành động của Tống Hoằng đã giải thích “ân ái” giữa vợ chồng tại sao “ân” đặt phía trước, còn “ái” đặt phía sau. Phật gia cho rằng duyên phận vợ chồng là do nhiều loại nhân duyên kiếp trước mà kết thành, trong đó có ân tình, hàm nghĩa là trong quan hệ hôn nhân thì “ân” lớn hơn “ái”. Hôn nhân nếu chỉ dựa vào tình yêu để vun đắp và duy trì thì rất không vững chắc. Chỉ khi thật sự xem trọng ân tình giữa hai người, đồng thời thực hiện được “tương kính như tân” thì cuộc sống gia đình mới có thể mỹ mãn, hạnh phúc. Điều này so với con người hiện đại ngày nay chỉ xem trọng tình yêu mà xem nhẹ ân tình và trách nhiệm mà nói thì hoàn toàn khác xa.
Nguồn: epochtimesviet