Nghiên cứu chỉ ra: Bố càng dành nhiều thời gian bên con, con càng thông minh!

new-project-31

Sự khác biệt giữa nam và nữ không chỉ thể hiện ở giới tính, mà còn ở tính cách, phương cách suy nghĩ và làm việc, v.v. Do vậy, trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cả bố và mẹ đều rất quan trọng, thiếu đi một trong hai đều không thể được.

Nhưng trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều gia đình chỉ có người mẹ quan tâm đến việc giáo dục con cái, còn người cha thì lơ là, không thường xuyên quan tâm đến con. Kì thực, vai trò của người cha trong việc giáo dục con cái là rất quan trọng. Cha càng dành nhiều thời gian ở bên con cái, chúng sẽ phát triển ngày một tốt hơn.

Vì sao nói: Cha ở bên cạnh con càng nhiều, con lại càng trở nên thông minh hơn?

Huệ Chân cùng chồng và con trai sinh sống ở nước ngoài, cậu bé tên là Huệ Thông. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé ở với mẹ và thường nhận được sự chăm sóc từ mẹ, mỗi khi cậu bé muốn chơi bóng rổ, bơi lội hoặc chơi với bạn cùng lớp, mẹ của cậu bé luôn ngăn cản,… Mẹ cậu bé sợ những điều không may sẽ xảy đến với cậu.

Lâu dần, Hiểu Thông đã quen với việc hằng ngày xem TV, chơi các trò chơi nhẹ nhàng. Một lần, Huệ Chân ốm nặng, cha của cậu bé đành phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc 2 mẹ con. Sau một tháng ở cạnh cha, được vui chơi nhiều hơn với cha, Huệ Chân nhận thấy con trai của mình ngày càng lanh lợi và thông minh hơn.

Hóa ra, trong khoảng thời gian Huệ Chân bị ốm, hai cha con đã cùng nhau chơi những trò chơi mà trước kia cậu bé chưa có dũng khí để chơi. Vào cuối tuần, hai cha con cùng nhau đi đến Bảo tàng khoa học và công nghệ để thăm quan đó đây, mở rộng tầm mắt. Lúc này, Huệ Chân mới hiểu ra rằng, trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ, sự tinh tế của người mẹ và sự dũng cảm của người cha là 2 yếu tố không thể thiếu.

Vì vậy, 2 vợ chồng sau này thương lượng với nhau, sẽ cùng nhau phân bổ thời gian hợp lý để chăm sóc và quan tâm đến con trai nhiều hơn, điều này sẽ giúp con phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.

Chăm sóc và giáo dục con cái không phải là trách nhiệm riêng của người mẹ hay của người cha, đây là trách nhiệm của cả 2 bên. Giáo dục con cái, chỉ cần cha mẹ dành nhiều thời gian cho con nhiều hơn, chúng sẽ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Dưới đây là một trong những khiếm khuyết khi thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của người cha:

①Tính cách của con trai sẽ có xu hướng ‘nữ tính’

Nếu trong một gia đình thiếu hụt đi sự giáo dục của người cha, thì đứa con sẽ có xu hướng “nữ tính”, thích ẻo lả và không thể mạnh mẽ.

② Con cái thiếu tự tin

Đàn ông và phụ nữ thường có phương cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Phụ nữ khi suy xét vấn đề thường suy nghĩ đến vấn đề nguy hiểm, những kết quả xấu nhất có thể xảy ra. Đàn ông lại ngược lại, dám đối diện với khó khăn, thử thách, lòng tràn đầy tự tin và dũng cảm. Do vậy, những đứa trẻ được cha quan tâm, dành nhiều thời gian chăm sóc hơn sẽ tràn đầy tự tin, dám đối mặt với thử thách và những điều mới lạ.

Nguyên nhân “Các ông bố càng quan tâm đến con thì càng thông minh”

  1. Tính cách của bố đôi khi cũng giống một đứa trẻ

Người ta thường nói, đàn ông đôi khi giống như một đứa trẻ chưa kịp lớn. Cũng chính là vì đặc điểm này, nên đàn ông càng dễ khoan dung và thích hợp chơi với trẻ con nhiều hơn. 

  1. Bố có thể ‘can tâm’ cho con chịu khổ

Người mẹ thường có hướng bao bọc, lo cho sự an toàn của con nhiều hơn. Người cha có thể ‘can tâm’ buông tay để con chịu khổ. Cách giáo dục của người cha đôi khi nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng trên thực tế, cách làm này có thể rèn luyện khả năng chịu khổ, tinh thần mạnh mẽ của con trẻ.

  1. Tư duy logic mạch lạc, mạnh mẽ hơn

Sự khác biệt căn bản nhất giữa đàn ông và phụ nữ nằm ở cách họ suy nghĩ. Nam giới giỏi hơn phụ nữ về khả năng logic và trí tưởng tượng, có khả năng điều hành mạnh mẽ, do đó, những đứa trẻ được cha dẫn dắt và dành nhiều thời gian quan tâm hơn có thể trau dồi khả năng logic tốt hơn.

Giáo dục con cái không bao giờ là trách nhiệm của một mình người mẹ. Muốn con lớn lên khỏe mạnh, phát triển một cách toàn diện thì không thể thiếu đi sự giáo dục của cả cha lẫn mẹ.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Aboluowang – Vương Hòa

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: