Blog
Người bệnh áp xe thận nên tập thể dục thế nào?
SKĐS – Người bệnh áp xe thận nên tập các bài tập nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại như đi bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ… tránh hoạt động thể lực quá sức gây hại sức khỏe…
1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh áp xe thận
Tập thể dục rất quan trọng giúp cho mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc hơn với một cơ thể khỏe mạnh. Đối với người bệnh áp xe thận, giai đoạn các triệu chứng như sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi nhiều, đau bụng, nhịp tim nhanh… đang diễn ra, nên nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục.
Khi sức khỏe đã cải thiện, người bệnh nên tập thể dục với những bài tập phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe và có nhiều năng lượng hơn. Tập thể dục điều độ giúp cơ thể năng động và linh hoạt hơn, thực hiện các công việc hằng ngày một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng:
- Tăng sức bền để bạn không cảm thấy mệt khi làm việc nặng.
- Tăng sức mạnh cơ bắp.
- Giúp ổn định huyết áp.
- Làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides).
- Ngủ ngon hơn.
- Giúp thân hình thon gọn.
2. Một số bài tập tốt với người bệnh áp xe thận
Người bệnh áp xe thận có thể chọn các bài tập để vận động các nhóm cơ lớn một cách liên tục như đi bộ, bơi lội, đạp xe (trong nhà hay ngoài trời), tập aerobic… Hoặc có thể chọn các bài tập có cường độ thấp hơn như tập vận động nhẹ tại chỗ cũng rất tốt cho sức khỏe. Cố gắng tập các bài tập nhẹ nhàng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần và tránh nâng các vật nặng khi tập.
– Đi bộ: Đi bộ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của người bệnh. Chỉ cần đi bộ trong thời gian tối thiểu ít hơn 30 phút một lần mỗi tuần cũng mang lại lợi ích, nhưng đi bộ trong thời gian dài hơn và thường xuyên hơn có thể mang lại lợi ích nhiều hơn.
– Đạp xe: Đạp xe là bài tập giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Tùy vào điều kiện cũng như sở thích cá nhân, có thể đạp xe trong nhà hoặc ngoài trời, đều mang lại lợi ích sức khỏe như nhau.
– Bơi lội: Bơi lội là bài tập toàn thân giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Duy trì thói quen vận động thường xuyên giúp cải thiện trạng thái tinh thần, giúp người bệnh duy trì lối sống lành mạnh.
– Tập aerobic: Aerobic nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và cơ bắp. Tuy nhiên, người bệnh áp xe thận chỉ nên tham gia các bài tập aerobic với cường độ nhẹ đến trung bình, tránh tập quá sức.
Tránh tham gia các môn thể thao dễ va chạm, cường độ nặng như bóng đá, bóng rổ, tennis, võ thuật, nâng tạ, xách đồ nặng, thực hiện các động tác yoga như trồng chuối, đu dây…
3. Lưu ý trong quá trình tập luyện
Khi lên kế hoạch tập luyện, người bệnh áp xe thận cần lưu ý ba yếu tố, bao gồm thời gian tập luyện, tần suất và cường độ tập.
– Về tần suất tập luyện, nên bắt đầu tập ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó nên nâng thời gian tập lên. Nếu có thể, hãy tăng thời gian tập thể dục lên 45 đến 60 phút mỗi ngày. Muốn đạt được hiệu quả tập luyện, cần tập ít nhất 3 ngày trong 1 tuần, và cách ngày, ví dụ như thứ 2 – thứ 4 – thứ 6.
– Về cường độ tập luyện thể dục ở người áp xe thận, tùy vào sức của mỗi người bệnh sẽ có mức độ tập luyện khác nhau, cần lưu ý:
- Không nên tập quá mệt đến mức không nói chuyện được với những người xung quanh (nên tập cùng với bạn hoặc người thân). Sau khi tập xong bạn vẫn cảm thấy khỏe như bình thường là được (nếu tập xong mà vẫn còn mệt kéo dài thì cần giảm cường độ tập luyện trong lần sau).
- Cơ bắp sau khi tập không cảm thấy quá đau và vẫn có thể tập trong lần kế tiếp.
- Cường độ tập ở mức bạn thấy thoải mái.
- Bắt đầu chậm rãi để làm nóng, sau đó tăng dần đến cường độ mong muốn rồi giảm dần khi gần về đến đích. Điều này nhằm giúp cơ thể có thể quen dần từ từ và tránh được chấn thương.
– Lên kế hoạch tập luyện vào các ngày trong tuần:
- Tập sau khi ăn 1 tiếng trở lên.
- Tránh tập vào thời điểm nóng bức trong ngày.
- Nên tập vào buổi sáng hoặc buổi tối.
- Không nên tập luyện trước khi đi ngủ 1 tiếng trở xuống.
– Lưu ý tập luyện không gây hại sức khỏe:
- Đối với người bệnh thận nói chung và bệnh áp xe thận nói riêng, cần tránh tập quá sức.
- Không tập thể dục khi người bệnh có biểu hiện sốt; mới thay đổi thuốc; mới xuất viện.
- Khi thời tiết quá nóng và khô nên tập trong phòng có máy lạnh.
- Khi có vấn đề về xương khớp mà khi tập luyện sẽ làm bệnh nặng hơn. Đặc biệt sau khi dừng tập vì các lý do trên, muốn tập luyện trở lại người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.