Người im lặng, luôn có tâm tĩnh như nước, trí tuệ tuôn trào như suối
Người im lặng, cũng không phải là im hơi lặng tiếng, chính là lòng có chỗ thủ, miệng có chỗ dừng lại.
Hầu hết mọi người trên thế gian đều sử dụng ngôn ngữ làm nền tảng giao tiếp, nhưng dạy không nói thường tốt hơn là dùng lời nói. Vì nếu nói nhiều tất nói hớ, còn nếu không nói thì sẽ không mắc lỗi. Hơn nữa, nói thì dễ mà làm mới khó, nói dễ hơn làm. Vì vậy, chúng ta biết im lặng là việc làm của người trí giả.
Lợi ích của việc im lặng là rất lớn! Thứ nhất là, có thể tránh được thảm họa. Nói nhiều tất mắc sai lầm, sai lầm sẽ chiêu mời tai họa. Vì vậy, người khôn ngoan thường dùng sự im lặng như một cách để tự bảo vệ mình. Thứ hai là, có thể nuôi dưỡng đức. Đức hạnh là chủ nhân của trái tim. Nếu im lặng, thì tâm vô vọng niệm, miệng không nói lời ác, đức hạnh tự nhiên ngày càng tăng trưởng. Thứ ba là, có thể tĩnh tâm. Khi tâm tĩnh, tức thì thần minh, và khi thần minh, tức thì trí sinh. Vì vậy, người im lặng, luôn có tâm tĩnh như nước, trí tuệ tuôn trào như suối.
Tuy nhiên, im lặng không phải là không nói nên lời. Người không nói nên lời giống như một con rối. Con người không phải con rối, làm sao có thể không nói nên lời? Nhưng người im lặng khi nói thì phải nói điều đúng, điều sai thì không nên nói. Nói khi cần, dừng khi không. Hơn nữa, lời nói của người im lặng phải xuất phát từ tấm lòng chân thành của trời đất, không hề giả tạo. Vì vậy, chúng ta biết lời nói của người im lặng là lời thật lòng.
Tóm lại, không nói gì có nghĩa là không làm gì cả. Người không nói có nghĩa là không có hành động hấp tấp, gặp chuyện không hoảng hốt, lâm nguy không sợ hãi. Luôn hướng nội tìm kiếm ở bên trong mình, chứ không tìm kiếm ở bên ngoài; điều gì cũng được thực hiện bằng trái tim, không điều gì được làm bằng miệng. Vì vậy, chúng ta biết rằng kẻ không nói là cách cai trị mà không làm gì cả.
Kỳ Mai biên dịch
Lý Trí – soundofhope