Làm cha mẹ

Người mẹ làm một việc tuyệt vời giúp cô con gái hư do được nuông chiều trở thành một đứa trẻ yêu lao động

Việc chăm sóc khu vườn khiến cô bé yêu lao động, biết trân quý thức ăn, tiết kiệm và không lãng phí đồ ăn khi trưởng thành.

Là đứa cháu đầu tiên trong nhà nên Tây Tây (8 tuổi ở Trung Quốc) được cưng chiều từ nhỏ. Từ đồ chơi, đồ ăn vặt hay ngay cả việc muốn cùng bạn nhỏ nào cùng chơi đùa, ông bà nội ngoại đều đáp ứng.

Ở nhà, búp bê xếp thành ‘núi’ nhưng Tây Tây vẫn muốn mua thêm. Mỗi lần đến trung tâm mua sắm, cô bé đều phải mang 1 con về dù đôi khi giống hệt con ở nhà. Nếu bố mẹ không mua, cô bé sẽ ăn vạ cho đến lúc được mới thôi.

Là điển hình của đứa trẻ “cơm bưng đến tay, nước đưa đến miệng”, lâu dần, Tây Tây hình thành cách sống lãng phí. Mỗi bữa ăn, Tây Tây đều dùng rất nhiều thức ăn nhưng không bao lâu sau lại kêu đói bụng, điều này khiến bố mẹ rất khó hiểu.

Một lần, người mẹ phát hiện ra thay vì ăn hết phần ăn, Tây Tây chỉ giả vờ tập trung một lúc rồi lựa khi không ai để ý, đem đổ hết thức ăn vào thùng rác. Lúc này, người mẹ mới nhận ra mình đã quá nuông chiều con. Sự đáp ứng quá đầy đủ mọi đòi hỏi của Tây Tây khiến cô bé không hề biết coi trọng những thứ mình có được.

lang phi3 17010792609991288762375
Tây Tây chỉ giả vờ tập trung một lúc rồi lựa khi không ai để ý, đem đổ hết thức ăn vào thùng rác. Ảnh minh họa.

Để sửa chữa sai lầm, người mẹ đã biến khu vườn thành cánh đồng nhỏ, cho con tự tay trồng lúa mì và rau quả. Nhìn cây trồng phát triển từng ngày, rồi phải diệt cỏ diệt côn trùng, tưới nước, bón phân, làm cho Tây Tây dần dần hiểu được việc lao động cực nhọc. Đặc biệt là thời điểm thu hoạch ngập niềm vui và niềm tự hào, Tây Tây thường gửi một phần sản phẩm trồng được cho giáo viên và người bạn thân nhất.

Khi lớp học tổ chức trồng cây, Tây Tây có những thao tác chuyên nghiệp đến mức ai cũng trầm trồ khiến cô bé cảm thấy tự tin và phấn khích chưa từng có.

Với sự giúp đỡ của mẹ, vườn khoai lang của Tây Tây đã đến mùa thu hoạch. Dù mỗi củ chỉ bằng hai ngón tay nhưng cô bé vô cùng sung sướng. Một lần vào buổi trưa, Tây Tây nấu khoai lang và khoai mì cùng nhau, cuối cùng khoai mì chín trước trong khi khoai lang chưa chín tới. Điều khiến ai nấy khó hiểu là Tây Tây vẫn ăn ngon lành, vừa nhai vừa lẩm bẩm nói “Thật ngon, quá ngon”.

lang phi2 1701079260997285808412
Để sửa chữa sai lầm, người mẹ đã biến khu vườn thành cánh đồng nhỏ, cho Tây Tây tự tay trồng lúa mì và rau quả để con hiểu được ý nghĩa của lao động. Ảnh minh họa: Internet

Kể từ đó, mỗi lần nấu ăn, mẹ đều để cho Tây Tây cùng rửa thức ăn, nấu ăn, đưa bát đĩa,… giúp cô bé yêu lao động, biết trân quý thức ăn, tiết kiệm và không lãng phí đồ ăn khi trưởng thành.

Người mẹ cũng cho Tây Tây một khoản trợ cấp khi làm việc gì đó. Muốn có đồ chơi mới, muốn đi chơi với bạn…, con cần phải làm việc và tiết kiệm tiền. Nhờ vậy Tây Tây có ý thức hơn về giá trị của tiền, giảm chi tiêu phù phiếm.

Dạy trẻ trân trọng đồ ăn: 3 cách dạy trẻ tránh lãng phí thực phẩm

Dạy trẻ về nguồn gốc của thức ăn

Để dạy trẻ trân trọng đồ ăn thì cách hiệu quả nhất chính là cho trẻ biết nguồn gốc của những món ăn mà con vẫn ăn hằng ngày. Bố mẹ có thể cho trẻ cùng đi chợ, siêu thị hoặc thăm vườn rau hay nông trại nếu có thể. Tại những địa điểm ấy, trẻ có thể được tận mắt nhìn thấy quá trình chế biến thực phẩm từ nguyên dạng thành món ăn nóng hổi.

Ở nhà bố mẹ có thể tự trồng những loại rau mầm, giá đỗ để con quan sát quá trình tăng trưởng của cây, từ đó dạy cho con trân trọng sự sống và biết được thực phẩm quý giá như thế nào.

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cho trẻ vào bếp cùng nấu những món ăn đơn giản và cho trẻ tự do sáng tạo kết hợp các nguyên liệu để tạo nên món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ. Thông qua đó, bố mẹ có thể tăng hứng thú ăn uống cho trẻ, cũng như có những phút giây gắn bó tình cảm tuyệt vời.

Điều chỉnh tính kén ăn của con

Nếu trẻ luôn tỏ ra không thích thú và khó chịu mỗi khi được thử một món ăn mới thì hãy đề ra một quy tắc áp dụng với mọi thành viên trong gia đình, đó là: Mọi người được chọn ra 3 món không thích ăn, để từ đó bố mẹ có thể tránh chuẩn bị những món ăn này trong bữa cơm, từ đó tránh được việc lãng phí thực phẩm, cũng như khuyến khích trẻ có tư duy chọn lọc hơn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Nhiều gia đình có xu hướng cho đồ ăn vào đầy đĩa cho trẻ, để rồi cuối cùng khi trẻ không ăn hết thì toàn bộ số thức ăn dở còn thừa phải nằm gọn trong thùng rác.

Thế nên thay vì chuẩn bị một đĩa đầy ắp thức ăn thì bố mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ, khi trẻ đã ăn xong mà vẫn chưa đủ no thì bố mẹ có thể cho con ăn thêm. Bằng cách này, bố mẹ có thể bảo quản đồ ăn tốt hơn, và tiết kiệm được thời gian chuẩn bị nấu nướng các món khác nhau.

Như Ca – suckhoedoisong

Xem thêm

About Đào Thanh Mai

Với niềm đam mê mãnh liệt với phong thủy và các vật phẩm phong thủy thủ công, tôi luôn tin rằng không gian sống có thể được cải thiện để mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Tại Honngoc.vn, tôi không chỉ đơn thuần là người kinh doanh mà còn là người truyền tải những giá trị văn hóa và tâm linh thông qua từng sản phẩm. Mỗi vật phẩm phong thủy mà chúng tôi cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa của Hải Phòng, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và năng lượng tích cực. Cùng với niềm đam mê phong thủy, tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức quý báu về cách cải tạo không gian sống, giúp gia chủ không chỉ đón nhận tài lộc mà còn tạo dựng được sự hài hòa và bình an trong cuộc sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *