Người này đầu hàng triều đình, Hoàng đế vui mừng: “Thần tướng Trời ban!” Kết quả vương triều bị ông lật đổ

v2-fecaf33ad80e9b496e627cd9cdec4031-1440w-1693935870119

Trong suốt hơn 2000 năm lịch sử phong kiến, mỗi khi có sự thay đổi triều đại, luôn xuất hiện một người tiên phong. Những người tiên phong này tận dụng cơ hội trong những thời kỳ hỗn loạn, một số đã đạt được công danh thành tựu, trong khi một số khác để lại tiếng xấu muôn đời.

Hầu hết các Hoàng đế khai quốc trong mỗi triều đại thường thực hiện các chính sách cai trị mới để chứng minh rằng họ là người được Trời chọn. Nhưng không có gì là tuyệt đối, trong lịch sử có một vị vua khai quốc mà đạo đức của ông thật sự không đáng để ca ngợi, bản tính tàn bạo và hiếu chiến. Cuối cùng, ông lật đổ triều Đường, tự mình lên ngôi và xưng đế, trở thành Hoàng đế của triều đại Hậu Lương. Người này chính là Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn.

a5moc578399362735596 1621413784742a5moc578399362735596 1621413784742
Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn (Nguồn: soundofhope)

Năm 875 sau Công nguyên, Hoàng Sào phát động cuộc khởi nghĩa nông dân. Trong đội quân của Hoàng Sào có một người tên là Chu Ôn, người này có nguồn gốc từ tầng lớp thường dân, từ nhỏ đã thích đánh nhau và có khả năng chiến đấu xuất sắc. Bởi vì khả năng chiến đấu dũng mãnh nên ông nhanh chóng leo lên được chức tướng quân khởi nghĩa.

Vào năm 881 sau Công Nguyên, quân của Hoàng Sào tấn công Trường An với lực lượng áp đảo, Đường Hy Tông cùng đoàn tùy tùng chạy trốn đến Thành Đô. Hoàng Sào vui mừng khôn xiết, trực tiếp lên ngôi ở Trường An, lập nên nhà Tề và lấy hiệu là Kim Thống. Sau khi tự mình xưng đế, Hoàng Sào quyết tâm tiêu diệt Đường Hy Tông, thống trị thiên hạ. Vào thời gian này, Chu Ôn đã nhận nhiều nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc. Tuy nhiên, đội quân khởi nghĩa suy cho cùng vẫn là một đội quân hỗn tạp, khi phải đối mặt với cuộc chiến dài hạn, các vấn đề trên nhiều phương diện sẽ bộc lộ ra.

Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!

Chu Ôn cảm thấy rằng sức mạnh của Hoàng Sào không đủ để thống trị thiên hạ, hơn nữa chất lượng cũng như trình độ của quân khởi nghĩa đang không đồng đều, nếu cứ tiếp tục như vậy, Hoàng Sào chắc chắn sẽ thất bại. Nếu vậy thì vị tướng lớn như Chu Ôn cũng sẽ không được lợi gì.

Vì vậy, Chu Ôn đã thảo luận với thân tín của mình để tìm giải pháp, cuối cùng quyết định đầu hàng Đường Hy Tông. Năm 882 sau Công Nguyên, Chu Ôn giết các quan giám sát do Hoàng Sào cử đến và đầu hàng tướng quân nhà Đường là Vương Trọng Vinh. Đây là một sự kiện quan trọng, Vương Trọng Vinh ngay lập tức báo cáo cho triều đình. Sau khi đọc tấu chương ở Thành Đô, Đường Hy Tông rất vui mừng và gọi Chu Ôn là “Thần tướng Trời ban”, đến để bảo vệ Đại Đường. Sau đó, ông trao cho Chu Ôn vị trí Tả Kim Ngô Vệ đại tướng quân và đặt tên ông là “Toàn Trung,” sau đó giao cho ông nhiệm vụ đi đánh bại Hoàng Sào.

888f35ddae9e448bbf728d5be99f2ec0 1655523234383888f35ddae9e448bbf728d5be99f2ec0 1655523234383
Đường Hy Tông (Nguồn: soundofhope)

Chu Ôn thống lĩnh quân tác chiến chính quy, khả năng chiến đấu của họ vượt trội so với trước đây, đánh đâu thắng đó, rất nhanh đã giành lại được Trường An. Chu Ôn được bổ nhiệm làm tiết độ sứ ở Biện Châu. Vào năm đó, Chu Ôn 32 tuổi.

Vào năm 888, Đường Hy Tông qua đời, Đường Chiêu Tông lên ngôi. Lúc này, Chu Ôn gần như đã quét sạch toàn bộ quân phản loạn, tham vọng của ông cũng ngày càng lớn. Vào năm 903, Chu Ôn đánh bại Lý Mậu Trinh và kiểm soát được Đường Chiêu Tông. Trong năm tiếp theo, ông ép Đường Chiêu Tông phải dời đến Lạc Dương. Không lâu sau đó, ông ám sát Đường Chiêu Tông và đưa con trai của Chiêu Tông là Đường Ai Tông lên ngôi Hoàng đế. Đến năm 907 sau Công Nguyên, Chu Ôn đã giải quyết ổn thỏa mọi mặt, hầu như không ai dám chống lại ông, lúc này ông đã mạnh dạn ép Hoàng đế thoái vị và tự xưng đế.

440px zhaozong 1693934578435440px zhaozong 1693934578435
Đường Chiêu Tông (Nguồn: soundofhope)

Sau khi Chu Ôn trở thành Hoàng đế, ông xóa bỏ nhà Đường, lập ra triều đại Hậu Lương. Đường Hy Tông không thể ngờ rằng người ông tin là “Thần tướng Trời ban” cuối cùng lại phản bội ông. 

Một số học giả cho rằng Chu Ôn có thể coi là một tội nhân của nền văn minh Trung Hoa. Sau khi ông lật đổ Đại Đường, trong một khoảng thời gian dài, dân chúng sống trong cảnh khốn cùng. Cuối cùng bản thân Chu Ôn cũng không thể kết thúc tốt đẹp.

Tuy nhiên, Chu Ôn có khả năng quan sát tình hình rất nhạy bén, biết lợi dụng thời cơ và lựa chọn con đường tốt nhất cho mình. Thực tế là vào thời điểm đó, Đại Đường cũng đã đứng trên bờ vực sụp đổ, và nếu không phải là Chu Ôn thì cũng có thể sẽ có người khác chấm dứt triều đại này.

Lan Chi biên dịch

Nguồn: Soundofhope (Quách Hiểu)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: