Blog
Người thường xuyên để người khác mời ăn uống sẽ mất gì?
Nhiều người cho rằng, việc được người khác mời ăn uống, hay ăn chặn được của công là mình được nhận, thực ra điều họ đang đánh mất chính là phúc báo của chính bản thân.
Người xưa nói: Có phúc thì phải trân trọng phúc. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống, dù là một hạt gạo hay một ly nước, đều là phúc phận của chúng ta, không nên lãng phí.
Người khác thiết đãi, ăn uống gì là có định số
Nhiều người thích để người khác mời, nghĩ rằng như vậy là mình chiếm được tiện nghi, được lợi. Nhìn thì có vẻ như không cần phải tiêu tiền của chính mình, nhưng những gì bạn thực sự tiêu mất chính là phúc báo của chính bản thân.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Lượng thực phẩm chúng ta ăn và nước chúng ta uống là có số lượng cố định trong đời. Dù là người khác đãi, hay ăn ở nhà ăn công cộng, chúng ta cũng phải biết trân trọng. Nếu không biết tu phúc, bồi phúc, phúc báo sẽ có ngày tiêu hao hầu như không còn.
Xưa kia, có một người đọc sách tên là Trương Sinh, lên kinh thi, hy vọng có thể cầu được công danh. Trên đường đi, anh tạm trú tại một quán trọ, trong quán trọ gặp được một chàng trai phi thường xuất chúng, người thanh niên này am hiểu thơ văn, càng đáng kinh ngạc hơn là chàng trai có năng lực dự đoán tương lai, hai người rất ăn ý với nhau.
Trương Sinh nghèo từ nhỏ, nghĩ thầm việc kết bạn với những người như vậy chắc chắn sẽ giúp anh thăng quan phát tài. Thế là anh dùng số bạc của mình để mời chàng trai trẻ uống rượu, chỉ trong vài ngày, số bạc của anh đã dùng hết.
Chàng trai trẻ bắt đầu mời lại Trương Sinh uống rượu và ăn uống, mỗi ngày đều được uống rượu ngon và ăn đồ ăn ngon. Cứ như vậy ăn một thời gian, Trương Sinh trở nên tham lam và quyết định ở lại lâu hơn để chàng trai trẻ chiêu đãi mình hàng ngày.
Nhưng sau một tháng, chàng trai trẻ không xuất hiện nữa. Khi Trương Sinh chuẩn bị thu dọn hành lý rời đi, mới phát hiện tủ của mình đều trống rỗng, bên trong chỉ có một tờ giấy, trên đó viết: “Ta là hồ tiên, ngươi ăn cái gì, uống cái gì, đều là ăn uống trong số mệnh của ngươi. Quần áo của ngươi đã được ta đổi thành bạc mời ngươi ăn uống. Tạm biệt, hẹn gặp lại khi có duyên”.
Khi được người khác chiêu đãi, chính là tiêu tiền của người khác cũng là tiêu phúc báo của mình. Nếu bản thân có phúc, người khác mới có thể mời mình. Do đó, thức ăn và quần áo đều cần phải quý trọng. Có phúc mà không biết quý trọng, xa hoa phung phí, cũng giống như tiền gửi ngân hàng, chỉ rút ra mà không tiết kiệm, rất nhanh sẽ tiêu hao hết, cuối cùng chỉ còn lại khổ đau.
Phúc khí dựa vào biết trân trọng, càng trân trọng phúc càng có phúc
Người xưa nói: Ai quý phúc thì được phúc, ai không tiếc phúc thì gặp họa. Ngay cả khi cuộc sống của bạn giàu có, đừng tiêu xài hoang phí, đừng nghĩ rằng tiền là của bạn thì bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.
Tích phúc không phải là đề xuất của một người nào đó, trong văn hóa truyền thống, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của “tích phúc”. Từng ngọn cỏ, từng đồ vật, từng bữa ăn đều là chúng sinh, dù thế nào chúng ta cũng tránh lạm dụng và lãng phí.
Vào thời nhà Minh, có một tể tướng tên là Nghiêm Tung, con trai của ông cũng là một vị quan trong triều đình. Cả hai hợp lực với các cận thần để lập bè phái vì lợi ích riêng, hại người trung lương, khiến triều đình rối ren.
Nghiêm Tung ỷ vào mình quyền cao chức trọng, vơ vét tiền tài, cuộc sống xa xỉ vô độ. Lúc bấy giờ, khách đến nhà ông nối liền không dứt, trong nhà cả ngày bày tiệc đãi khách, lương thực lãng phí vô số kể, một lượng thức ăn lớn chảy ra từ cống của nhà bếp mỗi ngày.
Có một ngôi chùa gần nhà Nghiêm Tung, lão hòa thượng trong chùa thường xuyên mang theo tiểu hòa thượng đến vớt gạo chảy ra từ cống nhà bếp nhà Nghiêm Tung, rồi phơi khô đem cất đi. Sau một thời gian dài, đã tích đầy được cả một căn phòng.
Sau đó, chuyện của Nghiêm Tung bị bại lộ, ông bị cách chức, gia đình bị lưu đày. Lão hòa thượng trong chùa từ bi thu nhận ông, mỗi ngày cho ông cơm ăn.
Ông hỏi vị sư già: “Sư phụ, năm đó nhà ta tài vạn quán, chưa bao giờ bố thí trong chùa, nhưng ngài hiện tại lại vô tư tiếp tế ta, ta thật sự là hổ thẹn”.
Vị sư già đưa Nghiêm Tung đến kho chứa gạo và nói với ông: “Đây là thức ăn chảy ra từ cống nhà bếp của phủ nhà ông khi đó. Những gì ngài đang ăn bây giờ, chính là lương thực lãng phí lúc đó”. Nghiêm Tung nghe xong, lệ rơi đầy mặt, đây chính là hậu quả của việc không hiểu tiếc phúc.
Khi có phúc thì không thể tùy ý phung phí, bất kỳ loại phung phí nào cũng đều sẽ đổi lấy kết quả không tốt. Phung phí tiền bạc thì giàu đến đâu cũng thành nghèo; phung phí tình cảm thì những người yêu quý sẽ rời đi; phung phí sức khỏe thì thân xác sớm muộn cũng suy sụp.
Những người chúng ta gặp trong cuộc đời này, tài sản mà chúng ta có, đều là phúc báo của chúng ta, nên trân trọng gấp bội. Người tích phúc thì luôn có phúc, và chỉ có người biết tích phúc thì mới có phúc.
Xưa nay có rất nhiều cao tăng đại đức đều đã thực hiện tinh thần cần kiệm, tiết kiệm và làm phúc bằng hành động của mình. Hoằng Nhất đại sư tin rằng ngay cả khi chúng ta được ban phúc, chúng ta cũng nên trân trọng nó và không nên lãng phí nó. Quần áo, thức ăn, nhà ở và phương tiện đi lại của Ấn Quang đại sư cũng cực kỳ đơn giản, nhìn thấy người khác lãng phí sẽ quát lớn. Thiền sư Hư Vân cho đến khi hơn trăm tuổi, đều duy trì cuộc sống đơn giản nhất, …
Mỗi bước đi, mỗi lời nói và việc làm của các bậc thầy vĩ đại là một tấm gương cho hậu thế chúng ta. “Không có cách nào lợi ích hơn là quý trọng phúc báo”, hãy trân trọng tất cả các nhân duyên trong cuộc đời.
Xưa có câu như thế này: “Xử thế trì gia niên phục niên. Tổng tu lự hậu canh tư tiền”, tạm diễn nghĩa: Khi xử thế và quản lý gia đình hàng năm, phải luôn nghĩ về quá khứ và tương lai. Khi có tiền thì luôn nghĩ đến những ngày không có tiền.
Khi giàu có phải nghĩ đến những khi nghèo khó, trân trọng và không bao giờ lãng phí hoặc vứt bỏ bất cứ thứ gì có thể sử dụng được. Nếu không biết tiếc phúc, vận khí tốt đến đâu cũng sẽ biến mất hầu như không còn. Tích phúc không dễ dàng nhưng mất phúc trong nháy mắt.
Hãy biết nâng niu, vun đắp phúc từ những điều bé nhỏ xung quanh mình. Trân trọng sinh mệnh trước mắt, vô luận là kiếp này hay kiếp sau, chỉ cần có đủ phúc thì cả đời sẽ hạnh phúc.
Bảo Châu biên dịch
Nguồn Secretchina