Blog
Người xưa ví: “Trong nhà có người vợ hiền, con cháu gia đình hưởng trọn phúc đức”
Phụ nữ được ví là phong thủy, là phúc khí quyết định sự thịnh suy của một gia đình. Người phụ nữ, người vợ, người mẹ luôn ước thúc bản thân, giữ tâm thiện lương, nỗ lực tu sửa mỗi ngày, như vậy tự nhiên phúc đức sẽ đủ đầy, cuộc sống vì thế mà an yên hạnh phúc. Nó cũng rất phù hợp với lời nhắn nhủ của cha ông: Phúc đức tại mẫu, hay: Ăn ở thiện lương, rộng đường phúc đức.
Phụ nữ hiền hậu, dịu dàng như nước là phong thủy tốt nhất của gia đình
Một ngôi nhà, chồng ôm chí hướng cao, vợ có tính cách thiện lương và cảm xúc ôn hòa, đây chính là phong thủy tốt nhất của gia đình. Nếu như ví chồng là núi, thì vợ chính là biển. Núi có thể tạo cho người khác cảm giác tin tưởng mà dựa vào, biển thì lại có thể vỗ về và sưởi ấm nhân tâm.
Nếu như nói chồng là ngọn đèn, thì vợ chính là ngọn lửa soi sáng. Đèn soi rọi phương hướng, lửa thì mang đến ấm áp. Hạnh phúc gia đình, là do vợ chồng cùng nhau vun đắp và xây dựng nên.
Chồng là trụ cột gia đình, vậy thì ‘tâm phúc’ của gia đình, chính là người phụ nữ, phụ nữ chính là phong thủy và linh khí của gia đình. Một gia đình có hạnh phúc, bình an hay không, thế hệ sau có thể thành tài hay không, là có quan hệ vô cùng mật thiết đến người phụ nữ trong gia đình.
Từ cổ chí kim thường có câu: “Thành gia lập nghiệp”, đàn ông chỉ khi ‘yên bề gia thất’ mới có thể khởi nghiệp vững vàng. Chính là bởi vì, người chồng khi đó có thể ‘hòa’ vào sự ấm áp, dịu dàng của người vợ đảm đang. Dưới sự ‘lan tỏa’ của mái ấm gia đình, người chồng có nhiều năng lượng tích cực để trở nên chăm chỉ, từ đó mà sự nghiệp thăng lên như diều gặp gió.
Cha là dương, mẹ là âm, tương phụ tương thành hỗ trợ lẫn nhau. Vũ trụ hòa mỹ vô cực. Người cha có chí hướng, người mẹ có sự ấm áp yêu thương, tạo nên một gia đình hạnh phúc, suôn sẻ và thịnh vượng.
Tu sửa tâm tính mọi lúc, phụ nữ được trẻ hóa cả thân lẫn tâm
Sinh ra và lớn lên ở một miền quê yên ả bên dòng sông Thương, chị Vân chỉ học hết lớp 8 và được bố mẹ gả chồng khi 19 tuổi. Hơn 20 năm trong cuộc sống hôn nhân, trải qua những buồn vui, chị tin rằng người phụ nữ có tâm lương thiện, chú trọng tu dưỡng bản thân sẽ mang đến cho gia đình rất nhiều phúc đức.
Ngày nhỏ, sau những buổi học chị thường cùng đám bạn thả trâu bên bờ sông, rồi cùng nhau chạy nhảy nô đùa trên thảm cỏ dày thơm mát. Cuộc sống của chị cứ thế hồn nhiên qua năm tháng tuổi trẻ cùng chúng bạn. Đến khi về nhà chồng, chị vụng về lóng ngóng học cách làm dâu, làm vợ rồi làm mẹ. Được gia đình chồng tận tình chỉ bảo, yêu thương nên chị cũng nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới.
Chị làm việc tại một công ty sản xuất bật lửa, sản phẩm được sản xuất theo dây truyền. Chị nhận thấy nhiều công nhân vì chạy theo số lượng sản phẩm nên thường làm việc cẩu thả, những công đoạn sau phải sửa lại rất vất vả. Hiểu được nỗi khổ của mọi người nên bản thân chị luôn làm cẩn thận, đảm bảo mỗi sản phẩm đều không bị lỗi.
Được sự giáo dục từ gia đình, chị cũng sống tốt với người khác, nhưng chỉ “hạn cuộc ở những người mình thấy quý trọng. Còn những ai mình không thích thì không muốn tiếp xúc”. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp) hiểu ra những được mất ở đời nên bây giờ với ai chị cũng có thể cởi mở tấm lòng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, học cách nghĩ cho người khác trước.
Một thời gian công ty nơi chị làm việc nhập máy móc hiện đại để giảm bớt người làm, phân xưởng từ mấy trăm công nhân giờ chỉ còn giữ lại 20 người. Rất nhiều người phải đối diện với tình cảnh mất việc làm. Quản lý cho gọi chị lên và hướng dẫn cách sử dụng máy mới. Là người linh hoạt và nhanh nhẹn nên khi nghe hướng dẫn, chị “lập tức hiểu và làm được ngay”, quản lý là người Trung Quốc thấy vậy liền nói với mọi người: “Công nhân này rất thông minh, không cần dạy nhiều”, sau đó chị được nhận làm người đứng máy.
Vì muốn chia sẻ công việc với người khác nên chị đã xin cho một công nhân lớn tuổi nhất sang làm cùng. Hai cô cháu làm được hai hôm thì ban giám đốc nói, họ chỉ cần một người, cần mình chị thôi. Chị nghĩ đến cô đồng nghiệp lớn tuổi, cô ấy già rồi mà thất nghiệp thì rất khổ, nên chị đã trực tiếp gặp giám đốc cũng là người Trung Quốc và xin cho mỗi người trực một hôm, thay phiên nhau làm và họ đã đồng ý.
Mấy người trong ban giám đốc thấy chị cư xử như vậy rất ngạc nhiên, thắc mắc, một người hỏi: “Em năm nay bao nhiêu tuổi?” (giám đốc và quản lý của chị Vân giao tiếp bằng tiếng Việt khá thành thạo). Họ tròn mắt ngạc nhiên khi nghe chị nói tuổi của mình và cùng thốt lên: Tại sao chị trẻ thế? Chị nói vì chị là người tu luyện. Họ lại hỏi: Tu gì vậy, tu thế nào cho họ theo với? Chị nói chị tu Pháp Luân Đại Pháp.
Họ ngập ngừng nói: “Người tu luyện Pháp Luân Công là người tốt. Ở Việt Nam thì không sao, nhưng ở Trung Quốc là bị có chuyện đấy”. Chị biết những người Trung Quốc hầu hết đều chỉ nghe được những thông tin sai lệch từ các phương tiện truyền thông của nhà nước về môn tu luyện Phật gia này. Sau đó, chị đã giải thích cho họ về cuộc đàn áp phi pháp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công.
Được chị giải đáp những khúc mắc, lại chứng kiến người thật việc thật ngay tại công ty mình, hai người trong ban giám đốc sau đó đã liên tục nghe hết 9 bài giảng và bảo rằng: Pháp Luân Đại Pháp toàn dạy con người điều tốt.
Chị kể từ ngày tu luyện, chị sáng dạ hẳn lên, làm gì nghĩ gì cũng nhanh hơn: “Lúc vận hành máy móc, đầu óc mình rất linh hoạt, thậm chí mình còn phát hiện ra lỗi của máy mà cả chuyên gia kỹ thuật của công ty nhiều lần sửa cũng không tìm được nguyên nhân”.
Gia đình chị có 2 mẫu đất trồng cây, một mình chồng chị gánh vác không xuể, vào dịp cuối năm, hoa quả chín không thu hoạch kịp nên bị rụng thối rất lãng phí. Cuối năm ngoái chị nộp đơn xin nghỉ việc để về phụ chồng làm vườn, giám đốc nhà máy tiếc lắm vì họ bảo khó có thể tìm được người nào làm việc cẩn thận và có trách nhiệm như chị.
Tại gia đình, có một thời gian, mọi người có thói quen xem tivi quên cả làm việc nhà giúp chị. Trước kia chị sẽ vừa làm vừa trách móc, nhưng từ khi tu luyện chị đã bỏ hẳn thói xấu này. Bây giờ đi làm về, chị vui vẻ làm hết việc nhà, phục vụ gia đình tận tình, không có ý phàn nàn, trách móc. Không khí gia đình vì thế rất thoải mái.
Cũng do mấy năm tu luyện sức khỏe của chị tốt lên từng ngày, thân thể luôn tràn đầy năng lượng, không có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức như trước nên chị không thấy ngại việc. Trước đây trong suốt 2 năm chăm mẹ chồng ốm nặng, chị bị suy nhược cơ thể, cân nặng chỉ còn 39 kg, hàng xóm ái ngại thốt lên: “Cái Vân có khi “đi” trước mẹ chồng”. Sau một thời gian tu luyện chị tăng đến 47kg. Không trang điểm, cũng không mấy để ý đến nhan sắc nhưng những người quen biết gặp chị trước đây đã không ngớt lời khen chị ngày càng trẻ đẹp ra.
“Vì sao còn trẻ tuổi mà em lại có ý thức như vậy”
Con cái chị cũng cùng chị thực hành Chân Thiện Nhẫn nên ngày càng ngoan, luôn đối xử tốt với mọi người. Có thời gian, con trai chị tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong đơn vị thường xuyên phải tăng gia sản xuất, cứ xong việc của mình cháu lại chủ động làm giúp các bạn. Sống chung với mọi người một thời gian, các bạn thắc mắc hỏi vì sao cháu lại sống tốt như vậy, sống như thế thì lúc nào cũng phải chịu thiệt. Cháu cười bảo, không thiệt gì đâu, trái lại còn rất tốt. Dù ai nói gì, cháu vẫn vô tư giúp các bạn hết lòng.
Sau một thời gian, thủ trưởng nói cháu rất chân thật nên không phải đi tăng gia nữa, mà giao cho cháu việc nhặt lon bia, chai lọ trong đơn vị. Công việc không hề vất vả. Mỗi tháng bán được từ 500 đến 600 ngàn, tiền đó để ủng hộ cho thể dục, thể thao trong quân đội, nhưng khi làm xong việc cháu vẫn tự nguyên đi tăng gia cùng các bạn. Cháu kể cấp trên và các bạn trong đơn vị ai cũng quý, có người cháu không biết, mà các anh cũng đều biết cháu, lại còn rất tốt với cháu.
Một hôm thủ trưởng đơn vị cho gọi cháu lên và hỏi: Tại sao em còn trẻ tuổi mà lại có ý thức như vậy? Cháu kể là Pháp Luân Công dạy cháu giúp đỡ người khác là việc nên làm. Thủ trưởng hỏi về gia đình, cháu kể cho thủ trưởng nghe người nhà mình đều tốt lên sau khi thực hành Chân Thiện Nhẫn. Sau khi tìm hiểu, thủ trưởng đã nhờ cháu gọi điện về bảo mua hộ sách Chuyển Pháp Luân để tu luyện.
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, con chị trở về địa phương và đi làm công nhân. Cháu sống giản dị, tiết kiệm và luôn sẵn sàng giúp đỡ người xung quanh.
Người phụ nữ chú trọng tu dưỡng, phúc báo cả gia đình
Bố chồng chị năm nay 71 tuổi, có lần ông bảo: “Không biết thế nào, nhưng từ khi con cháu tu luyện bố thấy mình chẳng ốm đau, cảm cúm gì cả”.
Ông còn bảo: “Bố già rồi, không tu luyện nữa, nhưng thấy con cháu sống tốt như thế nào bố cũng bắt chước sống theo”.
Các bạn của ông trong xóm hay đến nhà chơi, họ thường nói với ông: “Sao hai đứa con nhà nó (nhà chị Vân) lại ngoan thế, chịu khó học hành, làm ăn không thấy chơi bời gì. Mà vợ chồng cái Vân cũng không thấy cãi nhau bao giờ, cái Vân thì mỗi ngày một trẻ”.
Chồng chị trước kia vốn là người thương vợ con, sống có trách nhiệm với gia đình, hàng xóm. Nhưng anh là người rất nóng tính và cũng tham công tiếc việc. Vì không kiềm chế được những cơn nóng giận của bản thân, nên trong đối nhân xử thế anh thường xuyên gặp rắc rối. Từ khi chị tu luyện, anh cũng nghe chị sửa dần những thói quen xấu. Mặc dù không đọc sách, luyện công nhưng mấy năm nay sức khỏe anh cũng tốt lên, có ốm đau cũng chỉ qua loa không phải tốn tiền thuốc. Nhờ phúc đức mà mấy lần gặp nạn nguy hiểm, anh đều may mắn thoát chết.
Chồng chị ngày càng yêu thương và trân trọng vợ hơn. Anh rất hài lòng về chị, anh bảo: “Trước kia vợ đã ngoan rồi. Bây giờ tu luyện anh thấy vợ và các con càng tốt hơn. Anh thấy hài lòng về vợ con và thấy được sự yêu thương ấm áp của một gia đình”.
Mùa nhãn năm ngoái cả làng thất bát, riêng khoảnh vườn của chồng chị thì bội thu, mọi người trong làng đều thắc mắc. Có người bảo do chồng chị làm vườn giỏi, nhưng đó chỉ là một phần, chẳng nhẽ cả làng thất thu, vườn anh lại đậu quả nhiều vậy. Chị bảo có lẽ gia đình chị thiện lương, nên được phúc lành đó thôi.
Chị nhận thấy, môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thật tốt và phù hợp với tất cả mọi người. Người tu luyện không cần phải vào chùa xuống tóc, hay ở nhà tụng kinh niệm Phật, cũng không bắt buộc phải ăn chay, mà chính là trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày đều chú trọng tu sửa đạo đức, tâm tính theo ba chữ Chân- Thiện- Nhẫn, cùng kết hợp với luyện 5 bài công pháp để điều hòa khí huyết, lưu thông mạch làm cho thân thể khoẻ mạnh, hết bệnh tật.
Sau nhiều trải nghiệm, giờ đây chị hiểu rằng phúc đức của gia đình không thể cứ cầu mà có, cũng không phụ thuộc vào việc người phụ nữ có tài cao học rộng hay kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng chính là ở sự tu dưỡng bản thân.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: DKN (Ngọc Khánh)