Nhà vua muốn sở hữu kho báu dưới lòng đất, thừa tướng đã làm một điều tàn nhẫn để đáp ứng

111111111111111111111111-6
Vào thời cổ đại ở Ấn Độ, có một nhà sư tu luyện xuất ra năm loại thần thông. Trong đó, thiên nhãn thông đã giúp ông nhìn thấy kho báu dưới lòng đất. Khi nhà vua nghe được câu chuyện, ông ta hy vọng người tu luyện này sẽ vào sống ở cung vua để chỉ cho ông chính xác vị trí kho báu nằm ở đâu. 

 

Vào thời cổ đại ở Ấn Độ, có một nhà sư tu luyện xuất ra năm loại thần thông. Trong đó, thiên nhãn thông đã giúp ông nhìn thấy kho báu dưới lòng đất. Khi nhà vua nghe được câu chuyện, ông ta hy vọng người tu luyện này sẽ vào sống ở cung vua để chỉ cho ông chính xác vị trí kho báu nằm ở đâu. 

Để thỏa mãn lòng tham của nhà vua, quan thừa tướng đã tình nguyện lên núi, tìm người tu sĩ và làm một việc vô cùng tàn nhẫn. 

Danh tiếng của nhà tu hành chứng được năm loại thần thông

Thủa xưa, có một người đàn ông vào trong núi sâu, quyết chí tu hành. Ông sống một mình trong hang núi, siêng năng tu trì, không dám buông lơi. Sau một thời gian dài khổ luyện, dù chưa đắc chính quả nhưng ông cũng chứng được năm loại thần thông. Người ta gọi ông là Ngộ Đồng tiên nhân. 

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Bởi có thiên nhĩ thông nên âm thanh ở xa đến đâu, dù to hay nhỏ, ông cũng có thể nghe thấy rõ ràng. Năng lực tha tâm thông giúp ông hiểu được ý nghĩ của người khác như chính bản thân họ. Một người tu luyện có thần thông cường đại như vậy là một chuyện chấn động. Người ta chắc chắn sẽ tìm đến tham vấn.

Một ngày nọ, nhà vua hỏi các đại thần xung quanh mình: “Các ngươi đã bao giờ nghe nói về Ngộ Đồng tiên nhân chưa?” 

Các vị quan đột nhiên rất vui mừng và gần như đồng thanh nói: “Tâu bệ hạ, chúng thần đều nghe nói về ông ấy.”

 Nhà vua tiếp tục hỏi: “Ta nghĩ rằng các ông cũng đã nghe nói rằng tiên nhân có một đôi mắt thần kỳ, có thể nhìn thấy kho báu bị chôn vùi dưới lòng đất. Có chuyện như vậy không?” 

Các đại thần lại đồng thanh: “Tất nhiên chúng thần đều đã nghe!” 

Các đại thần trả lời nhà vua xong thì cùng chột dạ nghĩ: Tại sao nhà vua lại hỏi một câu hỏi như vậy? Ngài đang muốn làm điều gì đó chăng? Khi các đại thần đang suy đoán với nhau, nhà vua lại nói: 

“Vậy chúng ta phải làm cách nào để tiên nhân ở lại vương quốc của chúng ta mãi mãi, thay vì đi đến các nước khác? Nếu như vậy, chúng ta sẽ có thể tìm thấy tất cả các kho báu dưới lòng đất nhờ đôi mắt thần kỳ của ông ấy.” 

Hóa ra đây là mục đích tại sao nhà vua nhắc đến vị tiên nhân. Ngài đang tỏ ra vô cùng thích thú, thấy vậy, quan thừa tướng đầu triều đã đứng ra tâu rằng: 

-“Tâu bệ hạ, thần sẵn lòng lên núi vì bệ hạ. Thần sẽ đến thăm Ngộ Đồng tiên nhân, và thuyết phục ông ấy. Hãy ở lại đất nước chúng tôi, dùng đôi mắt kỳ diệu đó giúp đức vua tìm bất cứ kho báu nào”.

Sự tham lam của nhà vua và thừa tướng phạm tội ác vì dốc lòng đáp ứng

Nhà vua nghe được điều này thì mừng vui khôn xiết, ngay lập tức cho phép thừa tướng lên đường. Khi ông lên núi, Ngộ Đồng tiên nhân vì có thiên nhĩ thông nên đã biết ông ta sẽ đến; tuy nhiên vị tiên nhân không tránh né.

111111111111111111111111 7111111111111111111111111 7
(ảnh minh hoạ: phatgiaonguyenthuy).

Quan thừa tướng đến nơi ở của vị tiên nhân tịnh tu và nhẫn tâm khoét đôi mắt thịt của ông ấy; những tưởng rằng mình đã có được đôi mắt thần đó mãi mãi nên vui mừng quay trở về. Ông ta vào cung dâng đôi mắt của vị thần tiên cho nhà vua:

– “Tâu bệ hạ, thần đã mang đôi mắt của vị tiên nhân về để chúng có thể ở bên ngài mãi mãi. Hãy dùng đôi mắt này để xem bất kỳ kho báu nào mà bệ hạ muốn”. 

Nhìn đôi mắt thịt trong chiếc hộp còn đầy tơ máu, nhà vua thốt lên kinh hãi: “Ôi, ngươi đã làm hỏng việc rồi! Ta muốn giữ Ngũ Đồng tiên nhân ở bên ta bởi vì hắn có đôi mắt thần tiên kia. Ngươi đã phá hủy con mắt này. Nó không còn ở trên đầu của tiên nhân thì hỏi còn ích lợi gì? Người đã hại người và hại chính bản thân mình rồi.” 

Câu chuyện đến đó là hết. Điều gì đã xảy ra với Ngũ Thông tiên nhân sau đó trong các tài liệu không nhắc tới. Ở phần kết mở này, chúng ta có thể thấy: con người khi bị dục vọng chi phối, họ có thể làm bất cứ điều gì. Để thỏa mãn ham muốn ích kỷ của nhà vua, thừa tướng đương triều không ngần ngại vào núi sâu dò tìm; nhưng vì không hiểu gì cả, ông ta đã làm hại vị tu sĩ. Những chuyện như thế này đã từng xảy ra ở thời cổ đại, liệu nó có lặp lại ở xã hội ngày nay?

Minh Nguyệt biên dịch

Nguồn: Soundofhope.

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: