Những dấu hiệu gia đình đang xuống dốc: Cha mẹ bất hiếu, con cái noi theo

photo-2023-01-12-10-50-28-2

Người xưa có câu: “So đo tính toán, chi bằng tích đức hành thiện”. Sách Kinh Dịch cũng có viết: “Gia đình tích thiện thì dư phúc, gia đình không tích thiện thì dư họa”. Gia tộc hành thiện, thì sẽ dư giả phúc khí, sẽ có thể lưu lại phúc phận, truyền thừa cho cháu con.

Gia phong tốt đẹp, bất luận là khi nào, đều là căn bản của một gia đình hưng thịnh. Nhưng nếu một gia đình xuất hiện 3 hiện tượng dưới đây, sẽ rất khó giàu sang, phú quý, cũng là dấu hiệu của sự lụi bại, hạnh phúc sắp vào “ngõ cụt”.

Bất hiếu với cha mẹ, con cháu noi theo

Người đối xử tệ và bất kính với bậc huynh trưởng, người lớn tuổi và họ hàng, thế hệ con cháu đời sau của họ chắc chắn sẽ không vinh hiển.

Từng có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này:

Ba thế hệ cùng sống dưới một mái nhà, bà mẹ đã già, không cử động được, đôi vợ chồng trẻ cảm thấy bà quả thực là một gánh nặng, liền quyết định đưa bà mẹ già mang lên núi để đẩy bà xuống vực sâu.

Một đêm nọ, họ gọi đứa con trai cả cùng đi, họ “ủ mưu” sẽ để bà mẹ già vào một cái thúng tre lớn, rồi cùng khiêng vào núi.

Khi họ định chuẩn bị ném cái thúng xuống núi, đứa con trai đứng bên cạnh và nói: “Bố mẹ, bố mẹ đẩy bà nội xuống núi, nhưng cái thúng này bố mẹ hãy đừng vội vứt đi.”

Bố mẹ cậu bé cảm thấy rất kì lạ, liền hỏi đứa con trai: “Tại sao con lại muốn mang cái thúng về nhà?”

Đứa con trai ngây thơ, trả lời: “Đợi bố mẹ già đi, con cũng sẽ bỏ bố mẹ vào thúng, và đẩy xuống núi”. Hai vợ chồng nghe xong, giật mình hoảng hốt, lập tức dừng lại kế hoạch đó.

Con cái là tấm gương phản ánh hành vi và tính cách của cha mẹ, nếu bạn là một đứa con hiếu thuận với người lớn tuổi, đứa con của bạn cũng sẽ trở nên hiếu thuận, ngoan ngoãn, chúng sẽ nghe theo lời của bạn. Ngược lại, nếu bạn là người hẹp hòi, so đo tính toán, đối xử bất kính, thô lỗ với người lớn tuổi, vậy thì làm sao con cái bạn có thể trở nên hiếu thuận được đây?

Cũng như câu nói: “Hôm nay bạn nuôi dưỡng cha mẹ, ngày mai con cái nuôi dưỡng bạn”. Trên hành, dưới thuận, quy luật nhân quả thực sự không bỏ qua một ai.

Quá nuông chiều, yêu thương con cái

Có câu nói: Cha mẹ uy nghiêm mà có trí huệ, con cháu sẽ kính sợ, hiếu thuận.

Cha mẹ đứng trước mặt con cháu, điều thật sự cần thiết không phải là sự nuông chiều, mà là sự uy nghiêm và trí huệ, như vậy, con cái sẽ hiếu kính, tôn trọng và hiếu thuận với cha mẹ.

Giữa cha mẹ và con cái có mối quan hệ tốt, hòa thuận, con cái mới lớn lên khỏe mạnh, gia đình mới có thể hòa thuận, bền lâu.

Tiết Gia trong “Hồng Lâu Mộng” sở hữu sự nghiệp lớn mạnh, nhưng không thể chống lại nổi sự tiêu xài phung phí của Tiết Bàn, gia nghiệp không những không được như ý, mà còn tiêu tán hết sạch.

3 dau hieu gia dinh dang dan lui bai hanh phuc sap vao ngo cut cha me doc ngayy 13 dau hieu gia dinh dang dan lui bai hanh phuc sap vao ngo cut cha me doc ngayy 1
Gia đình tích đức hành thiện, có gia phong tốt, con cháu mới hiếu thuận, gia đình mới hạnh phúc

Tiết Bàn mồ côi cha từ khi còn nhỏ, người mẹ Vương Thị một mình gian khổ nuôi Tiết Bàn, Vương Thị hết mực thương con, cưng chiều và luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con khi còn nhỏ.

Kết quả là Tiết Bàn ngày càng trở nên ‘làm xằng làm bậy’, coi Trời bằng vung, coi mạng người như hạt cải.

Cổ nhân có câu: “Mù quáng nuông chiều con trẻ từ nhỏ, không khác gì hại chúng”, con cái là tương lai của một gia đình, kế thừa ước vọng và mong mỏi của cha mẹ, là hậu thế truyền thừa những tinh túy trong gia tộc. Mà giáo dục gia đình lại chính là chìa khóa bắt đầu của cuộc sống, nó liên quan đến sự thăng trầm trong tương lai của một gia tộc.

Việc chiều chuộng, nuông chiều con cái một cách mù quáng sẽ khiến chúng sinh ra những thói hư tật xấu. Gia phong bất chính, gia đình tất bại vong.

Mối quan hệ trong gia đình căng thẳng, thường xảy ra mâu thuẫn

Có một người mẹ chồng của đệ tử Đại Pháp, trước đây là một người cực đoan, ích kỉ và hẹp hòi, nhìn ai cũng mang thái độ hậm hực, luôn hoài nghi người khác đang bàn luận gì đó về bà, ngày nào bà cũng trong trạng thái lo lắng, phiền toái bất an, nói chuyện luôn cáu kỉnh, đối với người nhà thì lòng dạ “độc ác”, lạnh nhạt vô tình. Trước khi tu luyện, nữ đệ tử Đại Pháp này nghe chồng nói những chuyện này, cảm thấy thật khó có thể tin nổi.

Bà mẹ chồng lấy hết tiền mừng cưới của cô, dùng tiền đó để mua hoa tai vàng cho chính mình, đẩy một “món nợ” khổng lồ cho vợ chồng cô, còn yêu cầu chồng cô mỗi tháng để ra 40 tệ phí phụng dưỡng. Khi đó, tiền lương của chồng cô chỉ vài chục tệ. Trong thời gian mang thai cô về nhà chồng, vì thai nghén nên nôn mửa liên tục.

Mẹ chồng không chút động lòng, chỉ quan tâm cô mang thai con trai hay con gái, hơn nữa còn “cảnh báo” cô, nếu là con gái thì mau mau đem cho người khác.

Mẹ chồng cô cũng thường gây xích mích, gây gổ tranh cãi với bố chồng. Sau khi sinh con, mẹ chồng cô còn nhân cơ hội này để vét một khoản lớn: Bà ấy tiền mừng nhét vào túi của mình, đồ người thân bạn bè đem đến tặng, cái bán được thì bán, cái ăn được thì ăn, cái dùng được thì dùng, chỉ còn để lại mấy bộ quần áo trẻ sơ sinh cho cô. Từ đó về sau, cô không muốn nhìn thấy khuôn mặt u ám của mẹ chồng, không muốn ăn cùng bàn với bà, không chịu nói với bà lời nào, chán ghét mẹ chồng vô cùng.

Pháp Luân Đại Pháp mang lại hạnh phúc, bình yên cho gia đình

Sau này, cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua quá trình học Pháp và không ngừng tu tâm tính, cô ngẫm lại những hành vi mà bản thân đối với mẹ chồng mười tám năm nay, cảm thấy thật vô cùng xấu hổ.

Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) dạy người tu luyện phải thiện đãi người khác, chiểu theo “Chân, Thiện, Nhẫn” để đối xử tốt với những người xung quanh, ở đâu cũng nghĩ cho người khác, gặp mâu thuẫn phải nhìn vào bản thân mình trước tiên, từ đó hoàn thiện chính mình và trở thành người tốt hơn nữa trong gia đình, trong xã hội. Ngẫm lại, cô cảm thấy bản thân trước kia đã không chịu khoan nhượng mẹ chồng, đôi lúc mình làm con dâu còn không kính trọng và thiện đãi với bà. Bản thân ngay cả so với một người phụ nữ bình thường thời xưa cũng không bằng.

photo 2022 02 13 12 16 27photo 2022 02 13 12 16 27
Pháp Luân Công giúp mối quan hệ giữa mẹ chồng con dâu hòa thuận, gia đình viên mãn hạnh phúc (Nguồn ảnh: Minh Huệ)

Cô nghiêm túc nói với chồng rằng: “Từ nay về sau, em sẽ thật tâm thành ý hiếu kính mẹ chồng”. Sau đó, cô đã đích thân đón bố mẹ chồng về nhà riêng chơi, tiếp đãi họ chu đáo. Cô chuẩn bị một bữa ăn ngon thịnh soạn và quan sát họ ăn, giúp họ mua quần áo, mũ, giày và tất, mua cho họ những đồ dùng hàng ngày.

Khi chuyển mùa, cô đến giúp họ giặt giũ và phơi quần áo; thấy giường mẹ chồng ngủ không thoải mái lắm, liền đi mua nệm ấm gửi đến, biết bố chồng khó uống nước, liền bỏ tiền nhờ người đến gánh nước cho ông, bố chồng đến nhà người thân, cô chuẩn bị quà để bố chồng mang theo.

Cô chăm sóc bố mẹ chồng từng li từng tí, ngay cả chồng cũng cảm động nói: “Anh thật là có phúc đức, có thể lấy được một người vợ hiếu kính với bố mẹ chồng như thế này, thật là cảm ơn em”. Cô nói: “Nếu anh muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn Sư phụ của em, trước khi tu luyện em không phải là người đơn giản dễ dàng như vậy”.

Một lần mẹ chồng bệnh cũ tái phát, nằm một chỗ trên gường, cô bất chấp trời đất lạnh lẽo, bất chấp xe trơn đường tắc, bắt xe ô tô đón mẹ chồng đến bệnh viện. Trên đường, cô luôn phải xuống xe xúc tuyết phá các tảng băng. Lộ trình một tiếng đồng hồ mà lại đi mất ba tiếng đồng hồ, cô gần như rã rời vì mệt mỏi. Mẹ chồng cuối cùng cũng cảm động và nói một cách chân thành: “Hôm nay mẹ làm con vất vả quá rồi”.

Do vậy, cô đã nhân cơ hội này đưa cho mẹ chồng một tấm bùa hộ mệnh của chân tướng Đại Pháp, giảng cho bà về hiệu quả trị bệnh khỏe thân và lợi ích về tinh thần to lớn của Pháp Luân Công.

Mẹ chồng nhận tấm bùa hộ mệnh và cảm động nói: “Mẹ cảm nhận được sâu sắc điều đó, Pháp Luân Công tốt hay không mẹ không biết, nhưng mẹ thấy con sau khi tu luyện Pháp Luân Công, con đối xử với bố mẹ tốt như thế, thì mẹ biết rằng Pháp môn này tốt”.

photo 2022 02 13 12 28 34photo 2022 02 13 12 28 34
Pháp Luân Đại Pháp tại Việt Nam, pháp môn tu luyện giữa đời thường, phù hợp với mọi lứa tuổi, mang lại lợi ích sức khỏe và tinh thần

Được truyền cảm hứng từ Pháp Luân Công, những nghi ngờ giữa mẹ chồng và con dâu cuối cùng cũng được hóa giải, ngồi bên nhau tâm sự, trở thành hai mẹ con chuyện gì cũng có thể bày tỏ được với nhau.

Sau này, các thế hệ sau của nhà chồng nhìn thấy cô đối đãi kính trọng với cha mẹ chồng như thế, ai ai cũng không chịu kém, đều hiếu kính bố mẹ. Con trai cả cũng học theo cô, rửa mặt cho mẹ, giúp bà cắt móng tay, con dâu lớn cũng có thể ngồi nói chuyện thân mật với mẹ chồng, giúp mẹ chồng đóng giày, các cháu thì lại càng không muốn bị tụt hậu, cũng thường xuyên đưa ông bà đi du lịch.

Mẹ chồng thường cười rạng rỡ hạnh phúc và thường nói với mấy cô con gái: “Người ở thôn làng này không ai hạnh phúc hơn mẹ, hãy xem các con dâu và cháu dâu đối xử với mẹ tốt như vậy. Không ngờ mẹ đã khổ hơn nửa cuộc đời, về già lại được hưởng hạnh phúc như vậy”.

Các con của bà nói: “Gia đình chúng ta bây giờ hòa thuận và hưng thịnh như thế, may mắn có chị dâu tu luyện Pháp Luân Công, chị ấy bao dung rất nhiều những điều không tốt của chúng ta. Nếu như chị ấy không bảo mẹ thành tâm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’, cơ thể mẹ cũng sẽ không khỏe mạnh như thế”. Bà mẹ chồng nói: “Đúng vậy, các con cũng học chị dâu đi”.

photo 2022 02 13 12 28 35photo 2022 02 13 12 28 35
Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) được chào đón ở 140 quốc gia trên thế giới

Trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của đệ tử Đại Pháp này, cô luôn chiếu theo “Chân-Thiện-Nhẫn” để nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, trọng đức hành thiện, tu tâm thủ đức, trở thành một người tốt được người người tôn trọng, yêu mến, gia đình hòa thuận vui vẻ, hạnh phúc mỹ mãn.

Tục ngữ có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”. Trong gia đình, cha nhân từ con hiếu thuận, anh em trợ giúp nhau, chị em dâu hòa thuận, mẹ chồng nàng dâu nhường nhịn nhau, phu thê tôn kính nhau, thì gia đình mới có thể hòa thuận, mỹ mãn, ngày càng đi lên, được mọi người tôn kính và ngưỡng mộ.

Người già vẫn nói: “Tổ tiên tích đức, làm người phải trọng đức, phải thủ đức”. Câu nói này quả thực rất đúng! Nếu trưởng bối cao tuổi không làm việc tốt, con cháu đời sau sẽ phải gặt tai ương, chịu quả báo, như chịu cảnh chán nản vì khốn khó. Tổ tiên trọng đức hành thiện thì sẽ tích đức cho thế hệ mai sau, con cháu đời sau sẽ có hạnh phúc, đức nhiều thì sẽ thăng quan phát tài, phúc thọ an khang.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Secretchina (Wendy)/Zhengjian (Liên Nhi)

 

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: