Blog
Những người bị đột tử có điểm gì chung? “Nó” chính là thủ phạm
Đột tử là chuyện thường tình, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đột tử có những điểm chung sau đây. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc phòng ngừa và tăng cường cảnh giác khi có bất kỳ dấu hiệu liên quan nào, đồng thời thực hiện việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những người bị đột tử thường có những điểm chung sau đây
1. Nguyên nhân chính gây đột tử là do tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu gây ra đột tử là do tim mạch, xếp thứ hai là do phổi và tiếp theo là do não. Nhóm tuổi thường gặp nhất bị đột tử do tim là từ 30 – 63 tuổi.
2. Hầu hết người bị đột tử thường là do “quá phấn khích” hoặc “quá mệt mỏi”
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Nghiên cứu đã phát hiện rằng, những tình trạng thường gây ra đột tử là do cảm xúc quá phấn khích, quá mệt mỏi, thay đổi lượng máu, tiếp theo là do uống rượu, ăn quá no, chấn thương nhẹ và các tình trạng tương tự.
3. Đột tử thường kèm theo những triệu chứng này
Đối với người có triệu chứng đột tử, biểu hiện thường gặp nhất là đột nhiên phát tác trong giấc ngủ hoặc khi nghỉ ngơi. Tiếp theo là khó thở, tức ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau ngực, đau bụng, co giật, tim đập nhanh, ho, rối loạn ý thức,…
4. Hầu hết những người đột tử thường mắc các bệnh mãn tính
Hầu hết những người đột tử thường mắc các bệnh mãn tính, trong đó có tăng huyết áp, bệnh tim và bệnh tiểu đường là phổ biến nhất, tiếp theo là chứng loạn sản, tăng mỡ máu, khối u, nhiễm trùng, bệnh cường giáp,…
Người trẻ bị nhồi máu cơ tim thường có nguy cơ đột tử cao hơn
Bệnh nhồi máu cơ tim xảy ra ở người trẻ ngày càng nhiều. Ở người cao tuổi, thông thường đã mắc các bệnh lâu năm như tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, bệnh phổi,… thông qua những đợt tái phát, cơ thể sẽ có một loại chức năng tự động dung nạp hoặc bù đắp. Tuy nhiên, do tim của người trẻ thường chưa phát triển cơ chế bù trừ bảo vệ, nhiều người đã bị nhồi máu cơ tim cấp tính.
Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ người trẻ gặp cơn đau tim bao gồm: làm việc quá sức, căng thẳng quá mức, hút thuốc quá nhiều, ăn quá nhiều và giảm hoạt động thể chất.
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu báo trước của nhồi máu cơ tim
1. Chứng đau nửa đầu
Đôi khi, những người mắc bệnh đau tim có thể trải qua các triệu chứng thần kinh, cảm thấy chói mắt, chóng mặt và đau đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do co thắt mạch máu dẫn đến tai biến mạch máu não.
2. Đau cổ và đau họng
Nếu bất ngờ xuất hiện cảm giác tắc nghẽn và cay rát cổ họng, kèm theo khó thở, đổ mồ hôi, có thể đây là tín hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim. Dây thần kinh họng và tim được phân bố bởi cùng một đoạn dây thần kinh cột sống, khi tim bị thiếu máu và oxy, các chất acid và polypeptide sẽ kích thích thần kinh gây đau và lan ra thần kinh ở họng.
3. Đau vai trái và cánh tay trái
Bởi vì tim nằm ở bên trái cơ thể, khi xảy ra cơn đau tim, bệnh nhân có thể cảm thấy đau cánh tay trái hoặc đau vai trái. Cơn đau thường âm ỉ, giới hạn ở mặt trong của cánh tay, cũng có thể lan rộng đến ngón út và ngón áp út.
4. Đau nội tạng
Trong khoảng thời gian từ 3 – 24 giờ trước khi xảy ra nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có thể gặp các phản ứng nội tạng cụ thể, bao gồm nôn mửa và tiêu chảy, kèm theo đau ở đầu dưới xương ức.
5. Đau chân trái và háng trái
Nếu đột nhiên xuất hiện cơn đau dữ dội ở chân và háng trái, kèm theo tức ngực, nghẹt thở và đổ mồ hôi thì bạn nên cảnh giác với cơn nhồi máu cơ tim cấp tính.
Nhồi máu cơ tim nặng có thể dễ dàng dẫn đến ngừng tim đột ngột, gây thiếu máu cho toàn bộ cơ thể. Đối với những người bị ngừng tim đột ngột, mỗi phút chậm trễ trong sơ cứu sẽ làm giảm tỷ lệ thành công 10%. Nếu thực hiện cứu hộ tim phổi trong vòng 4 phút, tỷ lệ cứu sống có thể lên đến 50%, được gọi là “4 phút vàng”.
Nếu kết hợp sử dụng máy sốc tim tự động (AED), tỷ lệ thành công lên tới 90%. Tuy nhiên, nếu tim ngừng đập sau 10 phút, tỷ lệ cứu sống gần như bằng 0. Vì vậy, “thời gian cấp cứu” là yếu tố quyết định tính mạng đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Secretchina (Hiểu Thanh)