Nỗi oan đồng tính: Nam nhân đẹp như mỹ nữ, vua sủng ái đến mức, cắt ống tay áo để không làm thức giấc
Như có câu: “Nhân quá lưu danh, nhạn quá lưu thanh”. Người xưa rất coi trọng danh tiếng khi còn sống, họ cho rằng, khi người ta chết đi sẽ để lại tiếng thơm muôn đời, trong dòng sông dài lịch sử, có rất nhiều anh hùng, nhiều nhà hiền triết đã để lại danh tiếng ngàn đời, cũng có nhiều người mang tiếng xấu ngàn đời.
Tuy nhiên, trong dòng sông dài lịch sử, trong ghi chép của một số tư liệu lịch sử, do sự hạn chế về hiểu biết của tác giả và ảnh hưởng của môi trường nên không tránh khỏi những sai lệch trong ghi chép.
Tư Mã Đổng Hiền thời Tây Hán đã bị Ban Cố có những ghi chép sai lệch về ông, khiến nỗi oan của ông kéo dài 1700 năm. Cho đến đời Khang Hy triều Thanh, nỗi oan của ông mới được sáng tỏ.
Khi nhắc đến đồng tính, người ta nghiễm nhiên nghĩ ngay đến câu chuyện “ đoạn tụ”. Kể về câu chuyện giữa Hán Ai đế và Đổng Hiền thời Tây Hán.
Đổng Hiền tướng mạo đoan chính, thanh nhã, mền mại, nhu mị. Khi Lưu Hân được lập làm thái tử, năm 16 tuổi Đổng Hiền được làm Thái Tử xá nhân. Sau khi Ai Đế lên ngôi, Đổng Hiền theo đó mà làm Lang quan, là chức vị gọi giờ giấc ở Vị Ương cung.
Hai năm sau, khi Đổng Hiền đang báo giờ ở dưới cung Vị Ương, Ai Đế nghe thấy liền tò mò, nói: “Người ngoài kia là Xá nhân Đổng Hiền chăng?“, sau đó Đổng Hiền được Ai Đế phong làm Hoàng môn lang, bắt đầu ban ân sủng.
Khi đó Đổng Hiền hay ngồi chung xe với Ai Đế, tình cảm hết sức khắng khít. Một ngày, Ai Đế cùng Đổng Hiền ngủ ở trên long sàng, Đổng Hiền khi ấy ngủ đè lên ống tay áo của Ai Đế, mà Ai Đế muốn ngồi dậy nhưng sợ Đổng Hiền sẽ tỉnh, nên bèn sai người dùng kiếm cắt đứt đoạn áo mà Đổng Hiền đang nằm lên.
Từ đó, cụm từ “Đoạn tụ”, miêu tả việc cắt ống tay áo của Ai Đế, trở thành cụm từ ám chỉ đến quan hệ đồng tính nam.
Thời gian trôi nhanh, cung điện Vị Ương cũng đã không còn, tuy nhiên, những tiếng xấu về Đổng Hiền qua bao nhiêu năm tháng vẫn không phai, khiến Đổng Hiền chịu tiếng oan ngàn năm.
Người ta nói rằng vào thời Khang Hy, Viên Cung Thao chú của Viên Mai, là quan chức ở Thiểm Tây. Một năm nọ, có một trận hạn hán nghiêm trọng ở Tây An, Viên Cung Thao đến núi Trung Nam để cầu mưa. Ông nhìn thấy một ngôi miếu cổ trên núi, trong đó có một pho tượng dáng vẻ một thiếu niên xinh đẹp, phục sức giống đại công hầu nhà Hán.
Vì vậy, Viên Công Thao đã hỏi các đạo sĩ theo ông rằng đây là nơi nào linh thiêng? Đạo sĩ nói rằng đây là đền thờ Tôn Sách. Viên Công Thao nghĩ, Tôn Sách là ở Giang Đông, chưa bao giờ đến Trường An, Tôn Sách có tài võ thuật và sắc nét, bức tượng trước mặt ông thanh tú, nhu mị, giống như một người phụ nữ, nên ông nghi ngờ đó là bức tượng Ác thần.
Viên Công Thao nghĩ, sau này sẽ xây dựng tại núi Thái Bạch đền Long Vương, và muốn cử người phá bỏ ngôi đền này để di chuyển các vật liệu như gạch gỗ để sử dụng.
Đêm đó, Viên Công Thao nằm mơ thấy được một vị thần đến và nói với ông rằng: “Ta không phải là Tôn Sách, mà là Đổng Hiền, đại Tư Mã của nhà Hán. Ta đã bị Vương Mãnh sát hại và chết một cách thê thảm. Tuy trong triều tôi có địa vị cao, rất được Hoàng thượng sủng ái, nhưng tôi chưa từng làm hại một học giả, một vị quan nào trong triều, nên Thiên Đế phong cho tôi là Đại Lang Thần, phụ trách thời tiết ở vùng này”.
Lúc này, Viên Công Thao mới biết ông ấy là Đổng Hiền. Ông nhớ đến đã từng đọc “Hiền Truyền” trong đó có miêu tả đến vẻ đẹp mỹ lệ của Đổng Hiền, do đó nhìn không rời mắt.
Đại Lang Thần lộ vẻ không vui và nói:
“Đừng để bị Ban Cố lừa dối, ông ta đã viết “Ai Hoàng đế bản ký”, và ông ta có viết đến việc Ai đế mắc bệnh và bị teo nhỏ, nên không thể có con, như vậy thì làm sao có thể cùng ta có cái chuyện kia được, đây rõ ràng là mâu thuẫn. Năm đó ta thật sự ta có nằm đè lên áo của Hoàng đế ngủ, nhưng vào thời Hán Vũ Đế, hai vị tướng Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh cũng nhận được ân sủng như vậy. May mà ta là Tinh quân của Thiên thượng, vốn dĩ ứng với Thiên thượng để hạ phàm, ta sao dám cự tuyệt. Nhưng án oan gần 2000 năm qua, muốn xin ngài thanh minh cho”.
Chưa kịp dứt lời, hai con quỷ sai với khuôn mặt xanh và răng nanh xuất hiện, mang theo một tên tù nhân, người này đã già, tóc rụng hết, giọng khản đặc, trên tay cầm một tập sách. Đổng Hiền chỉ vào hắn và nói:
“Đây là kẻ phản bội Vương Mãnh. Thiên hoàng đã sai giam hắn vào Âm Sơn vì những tội ác quái dị của hắn, hắn đã bị rắn độc cắn nhiều đời. Hôm nay hắn được thả ra và áp giải đến chỗ tôi để dọn dẹp vệ sinh, nếu hắn ta phạm một lỗi nhỏ, hắn sẽ bị đánh bằng roi sắt”.
Viên Cung Thao lại hỏi: “Trên tay hắn cầm là sách gì?”, Đổng Hiền cười nói: “Ác tặc cả đời tin vào Chu Lễ, dù chết cũng không buông, khi bị roi sắt quất vẫn cầm Chu Lễ để che lưng” . Viên Công Thao nhìn kỹ lại, đúng là Vương Mãnh đang cầm Chu Lễ, bên trên còn viết “Thần Lưu Hâm cung giáo”, do bất cẩn mà cười lớn rồi tỉnh giấc.
Ngày hôm sau, Viên Cung Thao quyên góp 100 lượng bạc, sửa sang đền thờ của Đổng Hiền, và tế lễ. Đến tối, ông nằm mơ thấy Đổng Hiền đến cảm ơn và nói:
“Cảm ơn ông đã sửa chữa ngôi đền và cảm ơn lòng tốt của ông! Nhưng không có ai cùng thờ cúng với ta, thật quá cô đơn. Chu Hủ là thứ sử của ta, là người chính trực đã chôn cất ta. Sau này bị Vương Mãnh sát hại. Vì cảm tạ ân đức của ông ấy, ta đã báo cáo lên Thiên Đế đã phù hộ cho con trai của ông ta là Chu Phù, sau này làm Đại Tư Không của Quang Võ Đế, xin ngài để tâm“.
Sau đó, Viên Công Thao tạc một bức tượng của Chu Hủ ở bên cạnh Đổng Hiền và một bức tượng Vương Mãnh đang quỳ dưới bậc thềm. Từ đó mọi việc cầu mưa đều thuận lợi.
Vào năm thứ 44 Càn Long (1779), trong cuốn “Tây An Phủ Chí”, tập 79, có ghi lại quá trình của sự việc này một cách chi tiết hơn, nói rằng tên của bia khắc cho ngôi đền này là “Tây An phủ chí”. Đền thờ Hán Cao An Hầu Đổng Công.
Chu Phù, con trai của Chu Hủ, ban đầu là Đại Tư Không của Quang Võ Đế, sau khi nhà Đông Hán thành lập, ông trở thành Đại tướng quân và U Châu mục.
Trong dòng sông dài lịch sử, trên sân khấu 5000 năm, mỗi người đều đóng một vai khác nhau trong vòng luân hồi ấy, có ai chọn được cho mình nhân vật mình yêu thích?
Nguyệt Hòa
Theo sound of hope