Blog
Ông dám giết người hầu của công chúa ngay trước mặt, còn bị gọi là “ác quan” nhưng lại được dân chúng yêu mến
Trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc, có hai loại người khiến người ta căm ghét nhất, một là hoạn quan, hai là ác quan. Bởi vì hầu hết những người thuộc hai loại này thường làm nhiều điều ác, chỉ vì công danh phú quý mà giết người vô tội, khiến người dân căm hận.
Tuy nhiên, trong thời Đông Hán có một vị quan tên là Đổng Tuyên, người này không sợ quyền thế, trong sạch thanh liêm, nghiêm chỉnh thi hành pháp luật. Mặc dù Đổng Tuyên bị liệt vào danh sách “quan lại tàn bạo” trong “Hậu Hán Thư”, nhưng ông lại được nhân dân yêu mến sâu sắc. Lòng kiên định và đạo đức cao cả của ông đã được truyền tụng qua các thế hệ.
Đổng Tuyên ban đầu là quan xứ Lạc Dương, chịu trách nhiệm quản lý an ninh kinh thành. Lúc đó, Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú có một người chị tên là Hồ Dương Công chúa, trong nhà Công chúa có một người hầu giết người trong kinh thành giữa ban ngày ban mặt, nhưng hắn ta khá tinh ranh, luôn trốn vào phủ Công chúa, các quan lại sợ hãi không dám bắt tội. Đổng Tuyên sau khi biết chuyện liền dẫn người của mình ngồi xổm ngoài phủ công chúa, khi thấy người nô bộc đi ra cùng với Công chúa, ông bắt hắn ta ngay lập tức và tiến hành xử án tại chỗ.
Công chúa ra lệnh dừng lại và cố gắng đe dọa Đổng Tuyên, nhưng Đổng Tuyên hoàn toàn không hề sợ hãi trước sự uy hiếp của công chúa, ông không chỉ bắt được tên nô bộc và xử tử ngay tại chỗ mà còn nghiêm khắc khiển trách công chúa về tội ác của mình. Công chúa tức giận đến gặp Lưu Tú để bày tỏ sự bất bình, Lưu Tú tức giận muốn trừng phạt Đổng Tuyên, sẵn sàng dùng đình trượng để đánh chết ông. Đổng Tuyên cúi đầu nói: “Thần xin nói một câu trước khi chết.” Quang Vũ Đế nói: “Ngươi muốn nói gì?”
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Đổng Tuyên nói: “Muôn tâu bệ hạ, nếu cứ phóng túng hoàng thân quốc thích, cho phép nô bộc hiếp đáp người dân hiền lành, vậy làm sao cai trị thiên hạ? Không cần người đánh, Thần xin tự chết.” Sau đó, ông lao đầu vào cột trụ trên đại điện, khuôn mặt đầy máu. Lưu Tú giật mình sửng sốt, sai thái giám cứu giúp, đồng thời bắt Đổng Tuyên cúi đầu tạ tội trước Công chúa. Tuy nhiên, Đổng Tuyên từ chối và bị thái giám ấn đầu xuống trước mặt Công chúa.
Đổng Tuyên không chịu khuất phục, giữ vững đầu và ngước cổ lên cao, không chịu cúi lạy. Công chúa thấy vậy liền dùng thủ đoạn khiêu khích nói: “Khi bệ hạ còn là một người bình thường, cho dù có giấu quan viên phạm tội cũng không ai dám tới để bắt người. Hiện tại bệ hạ đã trở thành Hoàng đế, sao lại để một viên quan ức hiếp được chứ?” Quang Vũ Đế cười và nói: “Làm Hoàng đế thì sao có thể giống như khi làm người bình thường được!” Thấy Đổng Tuyên là người chính trực, vì vậy ông đã thả Đổng Tuyên ra và ban thưởng cho 300,000 quan tiền.
Đổng Tuyên nhận được 300,000 quan tiền từ Hoàng đế nhưng không giữ cho riêng mình, ông lấy số tiền đó thưởng cho cấp dưới, hy vọng rằng họ sẽ xét xử công bằng, chấp pháp nghiêm minh và không sợ cường quyền. Từ đó, Đổng Tuyên tiến hành xử lý hào cường, ai nấy cũng đều sợ hãi trước sự quyết đoán của ông. Các gia thế quý tộc ở kinh thành cũng sợ hãi trước huyện lệnh Lạc Dương này, họ gọi ông là “ngọa hổ”.
Người dân khen ngợi ông bằng câu ca: “Nha môn Đổng Tuyên không ai gõ trống đòi minh oan.” Khi còn tại chức, Đổng Tuyên qua đời ở tuổi 74, Hán Quang Vũ Đế sai người đến thăm ông và thấy ông đã được che phủ bằng tấm chăn, vợ con của Đổng Tuyên ôm nhau và khóc, trong nhà chỉ có vài hộc lúa mạch và một chiếc xe hỏng. Hán Quang Vũ Đế tiếc nuối và nói: “Đổng Tuyên liêm khiết, khi ông qua đời rồi ta mới biết.” Vì Đổng Tuyên từng làm chức Quận Thái thú nhị thiên thạch nên được ban tặng ngân ấn lộc thụ, được an táng theo nghi thức của một vị quan đại thần.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Soundofhope (Quách Hiểu)