Ông được gọi là “kẻ liều mạng số một” trong Tam Quốc, Quan Vũ không dám đấu với ông, ông được phong Thần sau khi qua đời

21a4462309f7905298222d22c9bac0ca7bcb0a467fdf-1687334567129

Thời kỳ Tam Quốc có nhiều danh tướng nổi tiếng mà chúng ta rất quen thuộc như Quan Vũ, Trương Phi và Lữ Bố. Nhưng vị mãnh tướng chúng ta nói đến hôm nay thì quả là khác biệt, ông được gọi là “kẻ liều mạng số một” trong lịch sử Tam Quốc. Đó chính là đại tướng quân Cam Ninh của Đông Ngô. 

Cam Ninh tự là Hưng Bá, sinh ra tại Lâm Giang (nay là Trùng Khánh), và từng là quận trưởng Tây Lăng, Chiết Xung tướng quân. Thời niên thiếu, ông là hiệp sĩ giang hồ, thường tụ tập người ngựa, sử dụng cung nỏ đi cướp bóc, người đời gọi là “cẩm phàm tặc”. Sau khi lớn lên, ông ngừng cướp bóc và chuyển sang học tập cùng các bậc chư tử, sau đó phục vụ dưới trướng của Lưu Biểu và Hoàng Tổ nhưng không được trọng dụng. Vào năm thứ 13 của triều đại Kiến An (208), Cam Ninh đầu quân cho Tôn Quyền, bắt đầu xây dựng sự nghiệp và ghi công.

222d54345a974c058c51b050851432b8 1687333887236
Cam Ninh (Nguồn: soundofhope)

Năm 213 sau Công nguyên, Tào Tháo tấn công Nhu Tu Khẩu, Tôn Quyền mình tự điều binh, chỉ định Cam Ninh dẫn đầu 3000 binh sĩ làm quân tiên phong. Kết quả, Cam Ninh tự lựa chọn 100 binh lính để thành lập “đội cảm tử”, đêm đó tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào trại của Tào Tháo như cơn gió lốc, gây hỗn loạn trong trại Tào Tháo, không ai dám ngăn cản. Sau đó, ông rút quân không một chút thương tích. Sự thành công này khiến Tôn Quyền rất vui mừng và hét lớn: “Mạnh Đức có Trương Lương, ta có Cam Hưng Bá, đủ sức để chiến đấu!”.

Đối với Tôn Quyền, Trương Lương có lẽ là một trong những vị tướng dũng mãnh nhất mà ông từng gặp, gần như bắt sống được anh ta. Nhưng đối với Cam Ninh, Trương Lương đáng sá gì? Ông ta còn muốn thách đấu với cả danh tướng Quan Vũ. Địa vị của Quan Vũ trong Tam Quốc ai cũng biết rõ, đến nỗi nhiều danh tướng nghe đến tên Quan Vũ cũng sợ đến thất kinh, huống chi dám coi thường Quan Vũ. Nhưng Cam Ninh tự tin tuyên bố: “Ta mà hắt hơi một cái, hắn cũng không dám vượt sông!”

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Năm 215 sau Công nguyên, khi Quan Vũ tiến công Ích Dương, nơi đóng quân của Lỗ Túc. Lúc đó, phía Đông Ngô nhận được tin tức Quan Vũ sẽ tự điều hơn 5000 binh sĩ vượt sông tại vùng nước cạn. Lỗ Túc ngay lập tức họp hội với các tướng lĩnh để thảo luận về cách ngăn chặn Quan Vũ vượt sông. Lúc này, Cam Ninh đứng lên và nói: “Ta có 300 binh sĩ, hãy bổ sung cho ta thêm 500 người. Ta mà hắt hơi một cái, Quan Vũ sẽ không dám vượt sông. Nếu dám vượt sông, ta sẽ bắt sống hắn.”

Lỗ Túc sau đó chọn lựa hơn 1000 binh sĩ để trao cho Cam Ninh, ông dẫn đội quân đi trong đêm để tiến hành tấn công. Khi Quan Vũ nghe tin Cam Ninh dẫn quân đến chặn, ông hủy bỏ kế hoạch vượt sông và ở lại chống trả bên bờ sông cho đến khi quân đội rút lui. Từ đó có thể thấy rằng Quan Vũ cũng không dám đối đầu trực tiếp với Cam Ninh. Tôn Quyền tán dương thành tích của Cam Ninh và bổ nhiệm ông làm thái thủ Tây Lăng.

16873341548921687334154892
Quan Vũ (Nguồn: soundofhope)

Khi thời kỳ Tam Quốc kết thúc, nhiều danh tướng sau khi chết được phong là “kỳ thần”, trong đó Quan Vũ là người hùng mạnh nhất, được phong là “Võ Thánh”. Còn Cam Ninh, với tư cách là tướng lĩnh của Đông Ngô, cả đời binh nghiệp và đạt được nhiều chiến công xuất chúng, vang danh lừng lẫy Tam Quốc. Vào thời Tống, Cam Ninh cũng được phong thần, đến thời Nam Tống ông được phong là “Chiêu Nghi Võ Huệ Di Ái Linh Hiển Vương”, được lập đền thờ để hưởng lễ tế. Trong một số tiểu thuyết, người ta gọi ông là Ngô Vương.

Những con chim quạ tụ tập trước ngôi đền được gọi là “Quạ thần”. “Tam quốc diễn nghĩa” của La Hán Trung có viết: “Tiếng trống chiêng vang dội, khắp nơi quỷ thần than khóc! Một trăm binh lính thẳng tiến trang trại Tào Tháo, Cam Ninh quả là hổ tướng”. “Ba Quận Cam Hưng Bá, Trường Giang Cẩm Mạn Chu. Quan Công không dám qua, Tào Tháo nơm nớp sợ. Tiêu diệt trại lính bằng cựu kỵ, tiễn quân uống rượu trong chén khổng lồ. Tiên quạ hiển linh, hương lửa muôn thuở!”

Lan Chi biên dịch

Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: