Phát hiện hai “thần thú” mắt xanh trong lăng mộ của cao tăng thời nhà Minh khiến các nhà khảo cổ phải bỏ chạy

111111111111111111111111-8-2

Vào năm 1988, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật lăng mộ của một cao tăng đời Minh. Nhưng họ đã bỏ chạy khi thấy hai cặp mắt phát ra ánh sáng xanh trong góc ngôi mộ. May mắn là người nhiếp ảnh đã chụp được hình của hai “thần thú” canh nơi này.

Tư Mã Thiên từng viết trong ‘Sử ký’ phần ‘thư trả lời Nhâm An’ một câu như sau: “Đời người ai cũng một lần chết. Có cái chết nặng hơn núi Thái Sơn, có cái chết lại nhẹ hơn lông hồng”. Con người khi đến thế gian đều phải đối mặt với vấn đề sinh tử. Chúng ta đến thế giới này một cách trần trụi và thuần khiết, cũng không mang theo thứ gì. Nhưng khi người ta chết đi, tang lễ thường được tổ chức rất long trọng. 

Quan niệm một sự sống khác sau cái chết

Từ xa xưa, cổ nhân đã có câu nói “chết cũng như sống”. Trong thời đại phong kiến, rất nhiều vương hầu, tướng lĩnh, công thần sau khi qua đời gia quyến sẽ tổ chức tang lễ long trọng. Trong lăng mộ của họ sẽ bồi táng theo rất nhiều vật dụng, bảo vật giá trị. Hằng mong chủ nhân chết đi vẫn có thể tận hưởng vinh hoa phú quý ở một thế giới khác.

Lăng mộ của những nhân vật danh tiếng, chức sắc quan trọng thường rất trang nghiêm. Người ta sẽ tạo lập một số thần thú canh giữ những ngôi mộ này. Ví dụ như trong Lăng mộ nhà Minh, có rất nhiều thần thú đứng hai bên canh giữ cho chủ nhân trong lăng mộ. 

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

“Thần thú” trong lăng mộ

Tuy nhiên, một loài “thần thú” đặc biệt cũng được tìm thấy trong ngôi mộ cổ của một cao tăng ở Tứ Xuyên. Sau khi các chuyên gia tìm ra sự thật, họ đã ngừng việc đào bới. Vậy, chuyện gì đã xảy ra ở đây? 

Trong một cuộc khảo sát toàn diện các di tích văn hóa vào những năm 1980, ngôi mộ cổ của thiền sư Nghiêm Cự Quang, một cao tăng sống vào thời nhà Minh, đã được phát hiện trên núi Điền Loa, thị trấn Thắng Đăng, thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên. 

than thu canh langthan thu canh lang
Khai quật lăng mộ cao tăng nhà Minh (ảnh: Soundofhope).

Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu đã triển khai công cuộc khai quật lăng mộ. Khi mở ngôi mộ ra, họ thấy bên trong tối om nên đã bật thiết bị chiếu sáng để tiến vào trong ngôi mộ kiểm tra. Trong đó không có gì ngoài một số hình chạm khắc trên tường và bia đá có khắc chữ. 

Nhưng đột nhiên, từ trong góc ngôi mộ, các nhà khoa học nhìn thấy bốn con mắt màu xanh lục đang phát sáng. Họ sợ hãi, hét lên và vội vàng tháo chạy.

 Những người có mặt thảy đều kinh hãi. Họ sợ sự linh thiêng của vị cao tăng nên nhanh chóng thu dọn đống đổ nát quanh ngôi mộ, rồi dọn công cụ khảo cổ và rời đi. Sau khi trở về, người thợ ảnh phát hiện ra, ông đã chụp được hình ảnh của hai con vật lạ trong máy ảnh của mình. Tuy nhiên, không ai nhận ra chúng là con gì. 

than thuthan thu
“Thần thú” trong lăng mộ (ảnh: soundofhope).

Bức ảnh được gửi cho các chuyên gia sinh vật học xác định, và được biết đó là một loại động vật có tên Cẩu Hoan (hay còn gọi là chồn chó). Cẩu Hoan sống phân bố chủ yếu ở châu Á, châu Âu. Chúng là loài động vật ăn thịt, thường có màu lông xám, lông bụng màu đen, trên đầu có sọc đen trắng, giữa trán có chùm lông trắng.

Chồn chó có hàm răng rất sắc, có thể cắn đứt dây xích mà không tốn sức. Nhưng loại động vật này đã tuyệt chủng từ thế kỷ trước, tại sao nó vẫn xuất hiện trong các ngôi mộ của cao tăng Nghiêm Cự Quang? 

Nhiều người cho rằng, hai chồn chó này chính là “thần thú” hàng trăm năm qua vẫn canh giữ lăng mộ của chủ nhân. Để bảo vệ môi trường sinh tồn cho chúng, các chuyên gia đã quyết định dừng việc khai quật ngôi mộ và giữ nguyên hiện trạng.

Chúng ta nên kinh sợ những người quá cố từng là chủ nhân của lăng mộ hay những di tích khảo cổ khác. Họ là người đặt nền móng, hoặc là người xây dựng, người duy trì văn hoá của các nền văn minh nhân loại cổ đại. Điều đó đã góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của nhân loại ngày nay và tiếp nối đến mai sau.

Minh Nguyệt biên dịch

Nguồn: Soundofhope. (Lý Tĩnh Nhu).

Xem thêm
Chia sẻ bài viết: