Blog
Phát hiện sinh vật lạ hóa thạch vàng sau 450 triệu năm
Hóa thạch của những sinh vật kỷ Ordovic kỳ lạ đã xuất hiện nguyên vẹn với từng tế bào bị thay thế bởi vàng, nhưng là “vàng của kẻ ngốc”.
Hóa thạch 450 triệu năm tuổi
Được khai quật ở bang New York – Mỹ, những hóa thạch bé nhỏ như những món trang sức vàng lấp lánh đã giúp các nhà cổ sinh vật học xác định một loài mới mang tên Lomankus edgecombei.
“Ngoài màu vàng đẹp và nổi bật, những hóa thạch này còn được bảo quản một cách ngoạn mục” – nhà cổ sinh vật học Luke Parry từ Đại học Oxford (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu quốc tế, cho biết.
Theo Science Alert, loài mới là một động vật biển thuộc họ Megacheiran, một lớp động vật chân đốt đã tuyệt chủng với những “cánh tay” lớn ở phía trước cơ thể để bắt con mồi.
Các hóa thạch vừa được khai quật đã 450 triệu năm tuổi, tức thuộc kỷ Ordovic, là thời kỳ khu vực phía Bắc của vùng nhiệt đới gần như hoàn toàn là đại dương và phần lớn đất đai trên thế giới được tập hợp vào siêu lục địa phía Nam Gondwana.
Các sinh vật kỷ này vô cùng đa dạng và kỳ lạ, kế thừa từ lớp sinh vật của thời kỳ bùng nổ sinh học vĩ đại (kỷ Cambri) trước đó. Việc chúng không hẳn là “hóa thạch” mà hóa thành “vàng của kẻ ngốc” khiến phát hiện càng thú vị. “Vàng của kẻ ngốc” là cái tên mà các nhà khoa học đặt cho pyrit (FeS2)
Vi khuẩn khử sunfat khi phân hủy vật liệu hữu cơ trong môi trường thiếu oxy sẽ tạo ra hydro sunfua. Sau đó, chất này có thể phản ứng với sắt để tạo thành pyrit.
“Các trầm tích chứa hóa thạch có hàm lượng vật liệu hữu cơ thấp nhưng hàm lượng sắt cao, vì vậy xác động vật được bảo quản ở đó giống như những hòn đảo nhỏ, nơi có điều kiện thích hợp để hình thành pyrit”. Các tác giả giải thích.
Khoáng vật này có màu sắc đẹp mắt gần giống như vàng, hơi ánh đồng, rất dễ bị lầm lẫn. Vì vậy mới có cái tên “vàng của kẻ ngốc”. Loài mới này mang nhiều đặc điểm tiến hóa khác biệt so với các loài cùng họ kỷ Cambri, với những phần phụ đáng sợ hơn, đa năng hơn.
Vì vậy, dù không phải hóa thành vàng thật, nhưng với niên đại, tình trạng hóa thạch cũng như vị trí trên nấc thang tiến hóa, chúng còn quý hơn vàng ròng. Nghiên cứu về sinh vật mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology .
Những dấu chân in trên hóa thạch bọ ba thùy
Dấu chân hóa thạch mà có lẽ là cổ xưa nhất đã được phát hiện vào tháng 6 năm 1968 bởi William J. Meister, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư.
Đây là dấu chân mà có vẻ như của một người đi giày đạp lên một con bọ ba thùy, có thể được thực hiện từ 300-600 triệu năm trước, dường như sự xuất hiện này làm đảo lộn tất cả quan niệm được chấp nhận hiện nay về tiến hóa địa chất. Nếu không, người ta chỉ có thể lý giải rằng đây là một động vật hai chân đi giày đã một lần viếng thăm Trái đất từ một thế giới khác.
Meister đã thực hiện khám phá gây chấn động này trong một cuộc thám hiểm tìm kiếm hóa thạch ở Antelope Spring, cách Delta, Utah 43 dặm về phía Tây. Đoàn thám hiểm đã tìm thấy một vài hóa thạch bọ ba thùy khi Meister tách mở một phiến đá dày 2 inch bằng búa và phát hiện được dấu chân. Tảng đá đã tách mở ‘như một cuốn sách’ đang tiết lộ một thông tin:
- Ở một mặt in dấu chân người với những con bọ ba thùy ở ngay bên dưới.
- Ở nửa kia của tảng đá cho thấy một dấu chân hoàn hảo và các hóa thạch.
Thật đáng kinh ngạc, người đó đang đi một chiếc dép!
Bọ ba thùy là động vật không xương sống cỡ nhỏ sống ở đại dương, có họ hàng với tôm và cua. Chúng phát triển mạnh khoảng 320 triệu năm trước đây trước khi tuyệt chủng vào 280 triệu năm trước. Hiện tại, người ta cho rằng con người thoát thai từ 1-2 triệu năm trước và biết đi vật lót chân từ không quá vài ngàn năm trước.
Chiếc dép dường như đã đạp lên con bọ ba thùy dài 101/4 inch và rộng 31/2 inch; phần gót hơi lõm hơn phần đế, đúng như dấu giày mà một người nên có. Meister đã đưa tảng đá tới Melvin Cook, một giáo sư luyện kim tại Đại học Utah, người khuyên ông trình mẫu vật này cho các nhà địa chất của đại học.
Khi Meister không thể tìm được một nhà địa chất sẵn sàng kiểm tra dấu chân, ông đã tới một tờ báo địa phương, The Deseret News. Không lâu sau, phát hiện đã được công bố rộng rãi trên toàn quốc.
Trong một cuộc họp báo sau đó, người quản lý Bảo tàng Khoa học Trái đất tại Đại học Utah, James Madsen nói: “Không có con người từ 600 triệu năm trước đây. Khỉ, gấu hay con lười cũng không thể làm giả dấu chân người. Điều gì liên quan đến con người dường như đã đặt chân lên hành tinh này thậm chí trước khi động vật có xương sống tiến hóa?”
Madsen tiếp tục nói rằng hóa thạch phải được hình thành bởi một quá trình tự nhiên, mặc dù ông không thể đưa ra giả thuyết nào. Tiến sĩ Jesse Jennings thuộc Khoa Nhân loại học của trường phỏng đoán rằng dấu chân có thể đã được hình thành bởi một con bọ ba thùy lớn nằm nghỉ trên ba con nhỏ hơn. Mặc dù khá táo bạo nhưng phán đoán này được coi là thiếu những bằng chứng hình học ủng hộ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1968, địa điểm Antelope Spring đã được khảo sát bởi Tiến sĩ Clifford Burdick, một nhà địa chất cố vấn đến từ Tucson, Arizona; người đã bị ấn tượng bởi một dấu chân trẻ em in trên một phiến đá phiền sét dài khoảng 6 inch, có ngón chân đưa ra, như thể đứa trẻ chưa từng đi giày. Nó không giống hình vòm lắm, và ngón cái thì không nổi bật.
Dấu chân được đưa tới hai nhà địa chất và một nhà cổ sinh vật học. Nhà địa chất đồng ý rằng nó dường như là của một người.
Tháng 8 năm 1968, ông Dean Bitter, một nhà sư phạm trong hệ thống trường công lập thành phố Salt Lake tuyên bố đã phát hiện thêm hai dấu giày hoặc dép ở khu vực Antelope Spring.
Theo Giáo sư Cook, không con bọ ba thùy nào đã bị thương bởi những cú dẫm này, nhưng một con bọ ba thùy nhỏ đã được tìm thấy gần các dấu chân trong cùng một tảng đá, cho thấy sinh vật biển nhỏ bé và người đi dép có thể đã sống cùng một thời điểm.
Mỹ Mỹ (tổng hợp)
Xem thêm:
- Điều bất ngờ sau 20 năm chăm sóc cụ bà hàng xóm
- Trúng 11.000 tỷ đồng, cặp vợ chồng chỉ mua 1 chiếc xe hơi
- Nhà thờ cổ thế kỷ 17 bị hỏa hoạn thiêu rụi