Phong thủy tốt nhất của một gia đình là: Người cha nắm được chắc 3 “độ” này
Sự tham gia và cống hiến luôn tận tâm của người cha là chìa khóa của một gia đình hạnh phúc và là phong thủy tốt nhất cho một ngôi nhà.
Gần đây, tôi xem một chương trình tạp kỹ trên truyền hình vệ tinh Hồ Nam có tên “Upward Boy”, trong chương trình có hai cặp gia đình, điều này khiến tôi rất ấn tượng.
Đầu tiên là gia đình Hà thị: Cha Hà liên tục phàn nàn rằng mẹ Hà làm mọi thứ vì con trai mình, kết quả là cậu con trai 8 tuổi của ông không biết gì cả, thậm chí còn cần người cho ăn.
Mẹ Hà trái lại quở trách cha Hà, nói rằng ông không hề tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục con cái, mà bà lại chính là bảo mẫu cho hai người đàn ông trong gia đình.
Chúng ta hãy nhìn vào gia đình của Tiểu Thân: Mẹ của Thân luôn tươi cười và bà không ngừng ca ngợi bố của Thân là một chuyên gia và là trụ cột trong việc nuôi dạy con cái.
Cha Thân cũng cảm thấy có lỗi với mẹ Thân, nói vợ bình thường công tác vất vả, chính mình không có bận rộn như vậy, nên có thể chia sẻ việc nhà và hỗ trợ công việc của vợ.
Ánh mắt của cặp đôi tràn đầy yêu thương và biết ơn.
Còn Tiểu Thân thì sao đây? Tuy rằng mới hơn 6 tuổi nhưng cháu rất tự lập và hiểu chuyện, thường xuyên tự mặc quần áo, ăn uống và giúp mẹ rửa bát, phơi quần áo ở nhà.
Từ sự tương tác giữa hai cặp gia đình, có thể thấy, một gia đình hạnh phúc thực sự cần có sự bảo vệ, quan tâm chu đáo của từng thành viên trong gia đình.
Là trụ cột của gia đình, người cha đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và thúc đẩy sự hòa thuận trong gia đình.
Tôi từng nghe qua một câu nói: “Nếu bạn là một người chồng tốt thì vợ bạn tự nhiên sẽ là một người vợ tốt; nếu bạn là một người cha tốt thì vợ bạn tự nhiên sẽ là một người mẹ tốt”.
Người cha cố gắng làm người chồng tốt, người cha tốt, để vợ mình cảm thấy được yêu thương, và quý trọng, người vợ đương nhiên cũng sẽ cố gắng làm người vợ tốt, người mẹ tốt.
Cha mẹ yêu thương và tôn trọng lẫn nhau cũng sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc hơn. Những đứa trẻ có cảm giác hạnh phúc mạnh mẽ sẽ tự tin hơn vào tương lai để đương đầu và giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình trưởng thành.
Vì vậy, mọi lời nói, cử động của người cha đều sẽ ảnh hưởng đến hướng đi tương lai của một gia đình.
Một gia đình hạnh phúc đòi hỏi người cha phải luôn nắm bắt cẩn thận ba “độ” này.
“Độ tham gia” của người cha quyết định hạnh phúc của người mẹ
Nam ca sĩ Trương Học Hữu được làng giải trí công nhận là người chồng, người cha tốt.
Vợ anh, La Mỹ Vi, rất thích thể thao và đến phòng tập gym ít nhất 5 ngày một tuần.
Bởi vì cô đã quen với cuộc sống sinh hoạt như thế này từ lâu, hơn nữa, La Mỹ Vi thích sạch sẽ, nên cô không thích người ngoài can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Vì vậy, khi hai cô con gái lần lượt trào đời, nhiệm vụ chăm sóc gia đình và đồng hành cùng các cô con gái đương nhiên rơi trên thân Trương Học Hữu gánh vác.
Trương Học Hữu còn xử lý những công việc cực kỳ tế nhị như cho con ăn, thay tã, ru con ngủ và tắm cho hai cô con gái một cách dễ dàng.
Để chăm sóc tốt cho vợ và con gái, anh cũng cố gắng giảm bớt khối lượng công việc. Anh hiếm khi tham gia vào những công việc đòi hỏi phải rời Hong Kong.
Có lần, một đoàn làm phim ở Đại lục muốn thuê Trương Học Hữu đóng phim truyền hình, tuy lương cao nhưng anh đã từ chối lời đề nghị vì phải xa nhà ba tháng.
Sau này, khi hai cô con gái đến tuổi đi học, chỉ cần không phải đi làm, Trương Học Hữu sẽ đưa đón con gái đến trường hàng ngày, thậm chí còn đích thân dạy con gái làm bài tập về nhà.
Giới truyền thông từng chụp được hình ảnh Trương Học Hữu cùng mẹ các bạn cùng lớp của con gái anh đang chờ con tan học ở cổng trường.
Chính bởi vì Trương Học Hữu tham gia vào công việc gia đình ở mức độ cao như vậy, cho nên La Mỹ Vi mới có thể làm những gì mình muốn trong nhiều năm, và trở thành người “sống cuộc sống của riêng mình” đáng ghen tị.
Nhà tâm lý học người Anh Winnicott cũng cho rằng: “Trong gia đình cần có người cha để người mẹ cảm thấy thoải mái về thể chất và hạnh phúc về tinh thần”.
Chức năng chính của người cha là làm cho người mẹ vui. “Độ tham gia” của người cha ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của người mẹ.
Vì người cha chủ động lo việc nhà, giáo dục con cái nên người mẹ bớt mệt mỏi về thể chất và tinh thần, có nhiều thời gian làm việc riêng hơn nên ít oán hận hơn.
Người cha tích cực tham gia và kề vai sát cánh cùng người mẹ.
Dù vấn đề có lớn đến đâu, chỉ cần người mẹ cảm thấy bản thân không chiến đấu một mình thì người mẹ sẽ có thêm niềm tin và sức mạnh để đối mặt.
“Cao độ” của người cha quyết định cao độ tương lai của con
Trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình và việc giáo dục con cái, ngoài ngôn hành cử chỉ, còn có cả thói quen và suy nghĩ của người cha, tức là khuôn mẫu sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ một cách tinh tế và thúc đẩy định hướng và sự phát triển trong tương lai của đứa trẻ.
Trúc Khả Trinh, một nhà khoa học nổi tiếng đương thời, đã đạt được những thành tựu đáng nể trong lĩnh vực địa lý và nghiên cứu khoa học, với tư cách là một bậc cha mẹ, ông là một người cha tốt trong sách giáo khoa.
Ông rất coi trọng chất lượng giáo dục của 5 đứa con và còn rất giỏi trong việc truyền cảm hứng cho trẻ hứng thú và học tập trong cuộc sống.
Khi các con còn nhỏ, Trúc Khả Trinh thường đích thân đọc cho chúng nghe những tác phẩm kinh điển như “Thủy hử” và “Tam Quốc diễn nghĩa”, đồng thời khuyến khích chúng đọc thêm tiểu sử của các nhà phát minh và truyện khoa học.
Hàng đêm, ông đều cố tình đưa bọn trẻ ra ngoài chơi và hướng dẫn chúng tìm hiểu các vì sao trên bầu trời, nhằm kích thích niềm đam mê khoa học và nâng cao khả năng quan sát thế giới tự nhiên của chúng.
Một năm nọ, con trai ông là Trúc An tổ chức sinh nhật và món quà sinh nhật ông tặng cho con trai là một chiếc hộp gỗ “phòng thí nghiệm hóa học” loại nhỏ.
Chính nhờ chiếc hộp gỗ này mà con trai ông là Trúc An đã mở ra cánh cửa khám phá khoa học và yêu thích nghiên cứu khoa học từ đó.
Khi tốt nghiệp tiểu học, Trúc Khả Trinh đã đưa cho Trúc An một cuốn “Câu chuyện khoa học” của Fabre, Trúc An đã nhiều lần nhớ lại ảnh hưởng trọng đại của cuốn sách này đối với bản thân.
Vì thường xuyên đọc cuốn sách khoa học thú vị này, nên niềm đam mê khoa học của cậu ngày càng sâu sắc hơn. Sau này, Trúc An tiếp tục chăm chỉ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và cuối cùng trở thành một nhà khoa học ưu tú.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Spencer từng nói: “Người cha là người dẫn đường cho con tiếp cận với thế giới bên ngoài”.
Tình yêu thương tốt đẹp nhất mà một người cha tốt có thể dành cho con cái, không phải là chăm sóc tỉ mỉ giống như một người mẹ, mà là chỉ dẫn con cái đi đúng hướng trong cuộc sống và giúp chúng xác lập những mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống.
Về tầm nhìn và cấu trúc, người cha sẽ làm tấm gương tốt cho con cái, hướng dẫn các con xác lập quan điểm đúng đắn, đi đúng đường và đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Dưới sự dẫn dắt và ảnh hưởng của người cha, tương lai của đứa trẻ sẽ còn tiến xa hơn nữa.
“Thái độ” của người cha quyết định nhiệt độ ngôi nhà
Giáo sư Đinh Duyên Khánh của Đại học Bắc Kinh là một giảng viên tiến sĩ nổi tiếng và được kính trọng tại Đại học Bắc Kinh, nhưng ở nhà ông là một người chồng, người cha “khiêm tốn” vì thường xuyên bị vợ và con gái phàn nàn.
Vợ ông sẽ trực tiếp làm tổn thương ông. Còn con gái thì sao? Chẳng những nghịch ngợm mà thành tích cũng không cao lắm, về mặt học thuật không thể so sánh với giáo sư Đinh là cha của mình.
Giáo sư Đinh vẫn cười nói: “Tôi dạy con tôi thay đổi số phận trái với tự nhiên, nhưng con bé lại dạy tôi chấp nhận số phận của mình.”
Ông cam chịu trước sự nghịch ngợm, tầm thường của con gái mình vì đó là bản chất của cô bé.
Khi giúp con gái làm bài tập về nhà, con gái cũng không chịu nghe lời và đôi khi còn cãi lộn với ông.
Trong mắt vợ và con gái, giáo sư Đinh là một người chồng, người cha tốt, tính tình dễ gần và lạc quan. Con gái ông tuy thành tích học tập không nổi bật nhưng phẩm hạnh, thói quen, tính tình đều tốt.
Còn người vợ? Nhờ sự bao dung và phối hợp của chồng nên cô không hề lo lắng, tự nhiên có thể toàn tâm toàn ý cống hiến hết mình cho công việc.
Nhiều người đàn ông thường phàn nàn rằng sau khi lấy vợ và sinh con, vợ họ có tính khí thất thường, so với trước khi kết hôn thì họ hoàn toàn khác.
Nhưng trên thực tế, nhiều cảm xúc rác rưởi của người vợ đã bị người chồng ép vào bên trong. Người vợ vất vả mệt nhọc cả ngày, sau khi về nhà lại còn loay hoay sứt đầu mẻ trán, thử hỏi có người vợ nào còn có thể có tính khí tốt?
Nếu lúc này người chồng vẫn như người ngoài, chỉ thờ ơ, trách móc, không hề tham gia vào việc nhà và thông cảm cho, thì chỉ khiến người vợ thêm cáu kỉnh, phiền muộn.
Thái độ của người cha, chính là chiếc chong chóng đo cảm xúc của người mẹ, nó quyết định thái độ của người mẹ và nhiệt độ của một gia đình.
Một người cha có tâm tình ổn định và thái độ ôn hòa, có thể là chỗ dựa đáng tin cậy cho người mẹ, và là tấm gương ưu tú cho con cái noi theo, cũng là phúc khí lớn nhất của một gia đình.
Nhà tâm lý học người Mỹ Gesell: “Trong việc giáo dục, sự tham gia của người cha sẽ rót vào những yếu tố đặc biệt mà người mẹ không có”.
Người mẹ dù có quyền lực đến đâu, cũng không thể thay thế được địa vị và ảnh hưởng của người cha trong gia đình.
Đối với người mẹ mà nói, người cha chính là chỗ dựa, là người bạn đời; Đối với con cái mà nói, người cha là tấm gương, cũng là người dẫn đường trong cuộc sống.
Sự tham gia chu đáo và tận tâm của người cha là điểm mấu chốt của một gia đình hạnh phúc và là phong thủy tốt nhất cho một ngôi nhà.
Kỳ Mai biên dịch
Vương Hòa – aboluowang