Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

chay-5095-1659599289-17272770568771809137435-0-127-575-1047-crop-17272770840131686110155
GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vừa qua, hình ảnh thai phụ mang thai 29 tuần vừa hoàn thành 5km trong một cuộc thi giải chạy bộ đã nhận được sự chú ý của dư luận. Bên cạnh sự khâm phục, không ít người cũng bày tỏ sự lo ngại về tính an toàn của hoạt động này trong thai kỳ.

Có nên chạy bộ khi mang thai?

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục cường độ cao giúp cơ bắp người tập săn chắc, rèn luyện sức bền, tỉnh táo khi làm việc. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì việc có nên tham gia chạy bộ, nhất là chạy giải thì vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Trao đổi với PV SK&ĐS, TS.BS Bùi Chí Thương cho rằng, trong sản khoa, không cấm phụ nữ mang thai vận động, việc ít vận động hay nằm bất động (với những trường hợp không có chỉ định của bác sĩ) thậm chí là không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên vận động nhẹ nhàng, đi dạo bộ mỗi ngày khoảng 30 phút và 5 ngày 1 tuần (khoảng 150 phút).

Tuy nhiên, nếu vận động ở cường độ cao như chạy, nhảy thì phụ nữ mang thai cần phải cân nhắc để phù hợp với tình trạng sức khoẻ của thai nhi và của bản thân mình. Bởi khi chạy, vận động mạnh sẽ có thể xảy ra một số trường hợp: Thứ nhất, nếu không cẩn thận có thể vấp té dẫn đến nhau bong non (máu tụ, suy tim thai dẫn đến mất tim thai). Thứ hai là chấn thương thai, rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết. Thứ ba là thai lớn sẽ khuất tầm nhìn, dễ vấp dẫn đến vỡ ối, khó cấp cứu thai nhi.

Nhận diện ngay các lỗi phong thủy nguy hiểm
đang tàn phá tài lộc, sức khỏe gia đình bạn

Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào nói về việc chạy bộ sẽ dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, việc vận động cường độ cao đối với mẹ bầu sẽ không tốt và các bác sĩ sản khoa không khuyến khích.

Trao đổi với PV Báo Tuổi trẻ, bác sĩ CKII Bùi Thị Hồng Nhu – trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM cho hay thai phụ chạy bộ đường dài thi giải được hay không sẽ tùy vào thể trạng và chế độ luyện tập của mỗi người trước khi mang thai.

“Thực ra không có giới hạn cho thai phụ mang thai ở tuần thứ mấy được hay không được chạy bộ, mà tùy thuộc vào thể trạng và sự linh hoạt của mỗi người.

Nếu trước khi mang thai, thai phụ tập chạy bộ thường xuyên thì khi mang thai vẫn có thể chạy nhẹ nhàng 5km, không gắng sức là bình thường”, bác sĩ Nhu chia sẻ thêm.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp thai phụ không nên vận động mạnh hay tập gắng sức. Theo đó là những thai phụ có tiền sử đặc biệt như tiền căn sinh non, tiền căn sẩy thai to, tiền căn ối vỡ non… hoặc thai kỳ lần này có vấn đề bất thường như nhau tiền đạo, nhau bám thấp, dọa sinh non, đau trằn bụng, đa ối, cổ tử cung ngắn…

Bên cạnh thai phụ có tiền sử đặc biệt hay đang mang thai gặp vấn đề bất thường nêu trên, bác sĩ Huy Đổng nhấn mạnh, với thai phụ mang thai những tháng cuối thì tuyệt đối không gắng sức, cần tăng khoảng thời gian nghỉ nhiều hơn, vì riêng em bé trong bụng đã làm thai phụ khó thở hơn bình thường.

Những thai phụ có vấn đề xương khớp, mắc bệnh về hô hấp, tim mạch, béo phì, tiền sản giật… cũng cần hết sức cẩn thận.

Phụ nữ mang thai nếu chạy bộ cần biết điều này đề an toàn cho cả mẹ và bé

Theo bà Sherry A. Ross, chuyên gia chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Y tế Providence Saint John (Mỹ), cho biết chạy bộ khi mang thai mang lại nhiều lợi ích. Chạy bộ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim…

Tuy nhiên, khi chạy mẹ bầu cần mặc áo lót phù hợp, dùng đai quấn bụng hỗ trợ khi chạy, nghỉ ngơi đúng lúc. Khi sắp đến ngày dự sinh, người mẹ cần vận động cường độ thấp hoặc dừng chạy, tránh tình trạng mất thăng bằng, căng cơ.

Bên cạnh những lợi ích, chạy bộ khi mang thai tiềm ẩn một số rủi ro như ngã, đi không vững do trọng lượng của thai nhi, chấn thương nguy hiểm cho mẹ và con, đau xương chậu, đau quanh bụng do dây chằng nâng đỡ tử cung thích nghi với sự phát triển của thai nhi.

Nếu thấy âm đạo chảy máu hoặc chất lỏng rỉ từ âm đạo, co thắt tử cung liên tục, tức ngực, chóng mặt, ngất xỉu, đau, sưng bắp chân, thở gấp… sau khi chạy bộ, tập thể dục, mẹ bầu cần dừng tập, đi khám để bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai nhi, đưa ra lời khuyên nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Chia sẻ bài viết: