Quan phục của ông ấy bị rách, Chu Nguyên Chương: Một vị quan thanh liêm! Lưu Bá Ôn: Người này không thể giữ lại
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương có thể bình định thiên hạ, thống nhất giang sơn không thể tách rời những thuộc hạ và những mưu sĩ trung thành.
Thuộc hạ của Chu Nguyên Chương có thể nói là vô số nhân tài, Từ Đạt là vị đại tướng quân văn võ song toàn, lãnh đạo ba quân, Phó Hữu Đức, Thường Ngộ Xuân, Lưu Bá Ôn và nhiều danh tướng khác…
Chính những thuộc hạ trung thành này đã giúp Chu Nguyên Chương từng bước ngồi trên ngai vị Hoàng đế. Đường Thái Tông Lý Thế Dân từng nói: “Có thể bình định được thiên hạ là phải biết cách dùng người”.
Chu Nguyên Chương có thể nói là người hiểu rất rõ sự thật này. Trong cuộc chiến khai sáng triều Minh, Chu Nguyên Chương không tiếc công sức và tâm huyết chiêu mộ nhân tài.
Trương Sưởng vốn là Thượng thư của Bộ Nội vụ nhà Nguyên, lại được Hoàng đế Chu Nguyên Chương giao cho một sứ mệnh thiêng liêng, đó chính là áp dụng chính sách dụ dỗ, kêu gọi đầu hàng của những nghĩa quân nổi dậy từ khắp nơi, trước đây Trương Sưởng là một nhân tài được Hoàng đế Nguyên Thuận rất coi trọng.
Tuy nhiên, sau khi Trương Sưởng đến bên cạnh Chu Nguyên Chương, quân Nguyên lại rút lui dần dần, nhà Nguyên suy kiệt, vì khát nhân tài, Chu Nguyên Chương đã “ép” Trương Sưởng ở lại.
Vì Chu Nguyên Chương rất ngưỡng mộ Trương Sưởng nên đã phong cho ông chủ trì chính sự, biên soạn “Luật nhà Minh”, từ đó nhiều sự việc của quốc gia được giải quyết thuận lợi. Vì vậy, Chu Nguyên Chương càng tin tưởng Trương Sưởng, và thưởng cho ông rất nhiều vàng, bạc, đồ trang sức, tơ lụa.
Nhưng Trương Sưởng không chịu nhận, hơn nữa quan phục của ông đã bị rách mà ông vẫn tiếp tục mặc nó, nhìn thấy vậy Chu Nguyên Chương đã khen ngợi ông là một vị quan thanh liêm.
Sau khi Trương Sưởng được Chu Nguyên Chương tin tưởng, ông bắt đầu thuyết phục Chu Nguyên Chương sử dụng các hình phạt nghiêm khắc, ông cũng khuyên Chu Nguyên Chương rằng thiên hạ đã ổn định, có thể tận hưởng thời gian vui chơi.
Lúc này, Lưu Bá Ôn mới phát hiện ra vấn đề và nói với Chu Nguyên Chương: “Người này có số mệnh diệt vong, không thể giữ được”.
Nhưng Chu Nguyên Chương lại nghĩ rằng đó là vì Lưu Bá Ôn đố kỵ không muốn Trương Sưởng được sủng ái, cho nên Chu Nguyên Chương đã bỏ qua điều Lưu Bá Ôn nhắc nhở. Mãi về sau, Dương Tâm đã tìm thấy một bức thư mà Trương Sưởng viết cho nhà Nguyên, trên bức thư có viết có viết: “Giang Nam cạnh Thân, tâm ở phía Bắc”.
Vì vậy, Lưu Bá Ôn một lần nữa nói với Chu Nguyên Chương: “Trương Sưởng khuyên tăng cường hình luật, phá bỏ âm mưu thôn tính gia tộc, dùng nhiều mưu kế trừng trị thiên hạ, muốn mất lòng dân thì lấy ác làm kế”.
Lúc này, Chu Nguyên Chương cuối cùng cũng hiểu ra, những lời khuyên của Trương Sưởng dùng hình phạt nặng nề cho dân thực chất là để Chu Nguyên Chương hoàn toàn mất lòng dân, để nhà Nguyên trở về với mảnh đất đất Trung Hoa.
Vì vậy, ông đã ra lệnh cho Đại đô đốc bắt giữ Trương Sưởng, yêu cầu Trương Sưởng tự mình đọc to nội dung bức thư. Sau khi nghe điều này, Chu Nguyên Chương đã bất lực nói: “Ông ta quyết tâm phản bội, không thể tha thứ”. Cuối cùng, Trương Sưởng bị chém đầu, trong bộ quan phục rách nát của nhà Nguyên, có thể coi Trương Sưởng cả cuộc đời của mình cống hiến cho nhà Nguyên.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)