Blog
Sau khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền đã đối xử với Đại Kiều ra sao?
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Hai chị em Nhị Kiều là tuyệt thế giai nhân trong Tam Quốc, khiến cho Tôn Sách và Chu Du Sau khi chiếm được Uyển Thành đến thăm Kiều gia trang và trước vẻ đẹp danh bất hư truyền, hai chàng tướng trẻ tuổi đã cầu hôn hai nàng họ Kiều. Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách và Tiểu Kiều kết hôn với Chu Du.
Tuy nhiên “hồng nhan bạc mệnh”, cuộc hôn nhân của “trai anh hùng, gái thuyền quyên” không kéo dài được bao lâu. Tôn Sách cưới Đại Kiều được 3 năm bị ám sát chết, còn Tiểu Kiều may mắn hơn Đại Kiều, bởi Chu Du qua đời năm 36 tuổi, vậy Tiểu Kiều có 11 năm chung sống cùng trượng phu của mình, tuy nhiên cả hai đều trở thành hóa phụ khi mới ngoài 20.
Nhiều người tò mò đặt câu hỏi rằng, vậy sau khi Tôn Sách chết, Tôn Quyền đã đối xử thế nào với chị dâu Đại Kiều?
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, sau khi Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách, cả hai mới ở bên nhau được 2 năm (phim truyền hình) thì Tôn Sách bị thương nặng, lúc đó Đại Kiều đã hết sức chăm sóc cho Tôn Sách, nhưng chàng vẫn không thể qua khỏi.
Sau cái chết của Tôn Sách Đại Kiều mặc dù vô cùng đau buồn, nhưng may mắn thay nàng đã có con với Tôn Sách, vì vậy đứa trẻ này trở thành nguồn an ủi duy nhất của Đại Kiều nửa đời về sau.
Sau cái chết của Tôn Sách, về lý con trai của Đại Kiều sẽ kế thừa sự nghiệp mà cha để lại, nhưng lúc đó đứa bé còn quá nhỏ, xã hội đang rối ren, Tôn Quyền lại là người có tố chất thông minh từ nhỏ, vô cùng suất sắc trong vấn đề sử dụng nhân tài, do đó Tôn Sách trước khi chết đã truyền ngôi lại cho Tôn Quyền.
Đây cũng là một hành động có trách nhiệm đối với vận mệnh của bách tính vùng Giang Đông và cả gia tộc họ Tôn, và Tôn Quyền sau đó cũng không để cho cha anh thất vọng. Tôn Sách cũng đã khuyên Đại Kiều hãy gạt bỏ tình riêng để hết sức giúp đỡ và ủng hộ Tôn Quyền.
Tuy nhiên, Tôn Quyền là người mưu lược, để chế độ Giang Đông ổn định hơn, sau đó, Tôn Quyền đã đưa Đại Kiều và con của Tôn Sách đến nơi không ai biết, về việc học hành của cháu trai ông, ông đã chu toàn cho cuộc sống và học hành của cháu.
Tôn Quyền muốn để cho cuộc sống của hai mẹ con Đại Kiều không phải chịu vất vả, để họ có thể trách xa trung tâm quyền lực chính trị, vì vậy sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho quyền vị của mình.
Tuy nhiên, trong “Dung am bút ký” thời Thanh lại có lý giải khác. Sau khi Tôn Sách chết, Đại Kiều đã quá đau buồn rồi chết trong nước mắt vài tháng sau khi Tôn Sách chết. Nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là truyền thuyết của đời sau, còn sự thực như thế nào có lẽ tùy vào nhận xét của mỗi người.
Còn đối với cá nhân tác giả cho rằng, Tôn Sách và Tôn Quyền cả hai đều là những anh hùng, nghĩa khí, là bậc trượng phu, có đạo đức cao. Nên anh trai đã qua đời, cháu còn nhỏ, Tôn Quyền mặc dù khi đó mới 18 tuổi đã gạt nước mắt để gách vác sứ mệnh mà cha anh để lại, đây là trách nhiệm cũng là ân huệ mà Tôn Quyền phải gánh vác, nó không thuộc về tư lợi của cá nhân mà là sự tồn vong của bách tính Giang Đông cũng như dòng họ Tôn.
Chắc chắn một điều Tôn Quyền sẽ an bài cho mẹ con Đại Kiều có một cuộc sống tốt đẹp ở Giang Đông.
Nguyệt Hòa biên tập
Theo Aboluowang