Blog
Sau mấy chục năm sử dụng nồi cơm điện, tôi đã biết 3 chỗ này cần phải được lau thường xuyên, nếu không rất tốn điện
Nồi cơm điện là một dụng cụ nấu ăn rất thiết yếu của mỗi gia đình. Vì nó được sử dụng hàng ngày nên việc vệ sinh đúng cách là một yếu tố quan trọng giúp bữa ăn của bạn trở nên ngon hơn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.
Sau khi nấu cơm, chúng ta thường rất chú ý vệ sinh bên trong và bên ngoài nồi cơm điện. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua việc vệ sinh 3 bộ phận quan trọng nhất của nồi cơm điện, nếu lâu ngày không vệ sinh có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của nồi cơm điện, đồng thời gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
Chúng tôi xin chia sẻ 3 vị trí nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên để nồi cơm điện của bạn hoạt động ổn định và tiết kiệm điện.
1. Van xả trên nắp nồi cơm điện
Trong quá trình nấu cơm sẽ sinh ra nhiều khí gas, các khí này được thải ra ngoài qua van xả. Van xả này thường nằm phía sau nắp nồi cơm điện và có thể tháo rời.
Để có cuộc sống bình an và hút nhiều tài lộc, hãy tham khảo các vật phẩm phong thủy thủ công của Hòn Ngọc nhé!
Lẵng Tài Lộc Buôn May Bán Đắt
Tháp Tỏi Ngũ Hạt Hút Tài Lộc
Vòng Tỏi May Mắn Chiêu Tài Hút Lộc
Khi chúng ta tháo nó ra sẽ thấy rằng có rất nhiều vết cơm, canh và những thứ tương tự trong khe hở của van thoát khí. Vì khi cơm sôi để xả khí, một ít canh sẽ tràn ra ngoài, thậm chí khi nấu cháo bằng nồi cơm điện, một số hạt gạo sẽ tràn ra ngoài khiến bên trong rất bẩn. Chúng ta phải nhớ tháo xuống và vệ sinh thường xuyên, một khi tắc quá nhiều gây tắc van xả sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nồi cơm.
Cách làm sạch cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tráng lại bằng nước sạch, còn một số kẽ hở không thể làm sạch được thì chúng ta cũng có thể dùng bàn chải đánh răng sạch để chải.
2. Nắp đậy
Phía trên khoang trong của nồi cơm điện có một tấm đậy, xung quanh tấm đậy sẽ có một vòng ron cao su làm kín. Nắp này cũng rất bẩn, khi nấu cơm, canh và hơi nóng từ nước sôi sẽ chạm trực tiếp vào nắp này, do tính chất đặc biệt của vòng cao su làm kín nên một số vết bẩn bên trong sẽ dễ dàng giấu đi hơn. Lâu dần, những chất cặn bã này sẽ lên men và sinh sôi vi khuẩn nên lần sau khi nấu cơm, những vi khuẩn này rất có thể sẽ rơi vào gạo. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua việc vệ sinh lớp vỏ này.
Mặt trên của nắp thường được cố định bằng hai khóa, chúng ta chỉ cần bẻ khóa để tháo ra. Mỗi loại nồi cơm điện sẽ có cách mở khác nhau, bạn có thể xem sách hướng dẫn để biết thao tác mở. Sau khi tháo ra, rửa bằng nước sạch và lắp lại.
3. Mâm nhiệt
Đáy nồi cơm điện tức là dưới khoang trong có một mâm nhiệt để làm nóng cơm, nếu mâm nhiệt có nhiều vết bẩn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất truyền nhiệt dẫn đến chậm hơn. Thời gian đun nấu càng lâu thì đương nhiên sẽ tốn nhiều điện năng hơn, chúng ta cũng cần nhớ vệ sinh thường xuyên.
Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần bóp một ít kem đánh răng lên mâm nhiệt. Sau đó lấy một chiếc bàn chải đánh răng đã qua sử dụng, trước tiên dùng bật lửa đốt cháy mặt sau của bàn chải, đợi phần cán bàn chải mềm ra rồi uốn cong bàn chải đánh răng thành một góc 90 độ, sau khi nguội và đông lại, chúng ta có thể dùng nó để cọ rửa tấm dẫn nhiệt. Lông bàn chải rất nhỏ, có thể len lỏi vào các khe hở của mâm nhiệt rất tốt để đánh sạch các vết bẩn. Kem đánh răng có tác dụng tẩy rửa tốt nên có thể dễ dàng vệ sinh mâm nhiệt.
Sau khi cọ rửa toàn bộ mâm nhiệt, chúng ta dùng giẻ sạch lau sạch mọi cặn bẩn để mâm nhiệt được sạch bong. Mâm nhiệt mà sạch sẽ thì hiệu suất truyền nhiệt tốt hơn, nấu cơm chín nhanh hơn.
Tóm lại, khi vệ sinh nồi cơm chúng ta không được bỏ qua việc vệ sinh 3 vị trí này, nồi cơm có sạch sẽ thì mới đảm bảo vệ sinh và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, sau khi cơm chín chúng ta nhớ rút phích cắm kịp thời hoặc sử dụng ổ cắm có công tắc, không những an toàn hơn mà còn tiết kiệm điện. Nếu cần giữ ấm trong thời gian dài, nên phủ khăn lên nồi cơm điện, không những tiết kiệm điện năng mà còn giữ ấm cơm lâu hơn.
Thùy Dung biên tập
Nguồn: aboluowang (Tống Vân)