Sếp hỏi: “Tôi có 5 cô con gái, mỗi cô con gái có một em trai. Hỏi tôi có bao nhiêu người con?” – Ứng viên đưa ra đáp án xuất sắc!
Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ dựa trên thuộc tính vị trí công việc của công ty để thiết kế một số chủ đề đặc biệt nhằm kiểm tra chất lượng tổng thể của người được phỏng vấn cũng như sự linh hoạt của tư duy logic và xem xét tối đa khả năng của ứng viên.
Trương Kiện là sinh viên đại học vừa ra trường, đang tìm kiếm một công việc yêu thích lâu dài. Sau khi nộp hồ sơ vào công ty này thì nhanh chóng đã nhận được phản hồi mời tham gia phỏng vấn.
Vào ngày phỏng vấn, đầu tiên nhà tuyển dụng yêu cầu mọi người giới thiệu về bản thân, sau đó sếp hỏi:
Câu hỏi 1: “Tôi có 5 cô con gái, và mỗi cô con gái đều có một em trai. Hỏi tôi có bao nhiêu người con?”
Người nộp đơn xin việc đầu tiên là một sinh viên đại học chưa tốt nghiệp, anh ta cảm thấy người phỏng vấn đang cố tình làm khó mọi thứ, và nói một cách giận dữ: Câu hỏi này có liên quan gì đến vị trí mà tôi đang phỏng vấn không? Hãy tôn trọng thời gian của chúng ta.
Sau khi người phỏng vấn nghe được điều đó, ấn tượng tốt đẹp mà nhà tuyển dụng dành cho anh ta đã biến mất ngay lập tức.
Người trả lời câu hỏi thứ hai là một cô bé nhanh nhẹn trả lời, những nghi ngờ cũng nhanh chóng được dập tắt, cô bé trả lời thẳng: “Câu hỏi này không khó, 5 cô con gái, mỗi cô con gái có một em trai, thì đáp án là 10!”. Người phỏng vấn cười lạnh một chút để cô gái nhỏ ngồi xuống.
Người được phỏng vấn cuối cùng là Trương Kiện: Anh cúi đầu suy nghĩ một lúc rồi từ tốn trả lời: “Ít nhất là 6 người con. Vì mỗi người trong số 5 người con gái đều có một người em trai, vậy thì em trai có thể là em út. Nhưng Sếp không nói rõ, liệu có em gái nào trong số 5 cô con gái hay không. Vì vậy, cũng có thể lớn hơn 6”.
Người phỏng vấn nghe xong, hài lòng gật đầu. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn muốn thử thách ứng viên thêm với câu hỏi tiếp theo.
Câu hỏi 2: “Khi chia tay em thường thế nào”
Nếu ở trong hoàn cảnh đó, bạn sẽ trả lời thế nào? Cùng xem liệu 3 ứng viên của chúng ta đã vượt qua câu hỏi đó ra sao.
Ứng viên thứ ba
Là người cảm thấy thoải mái với câu hỏi này nhất. Có lẽ cậu ấy nghĩ rằng đây chỉ là một câu hỏi thăm. Cậu trả lời: “Em sẽ tìm một lý do khác, đỡ tổn thương người ấy, thậm chí là mình phải nói dối, và sau đó sẽ tìm cách cắt đứt liên lạc để người ấy có thời gian quên”.
Ứng viên thứ hai, là một cô gái
Cô nàng cho rằng sẽ tìm cách kết thúc trong im lặng mà không có lý do rõ ràng để không phải làm người còn lại sốc hay tổn thương. Và cũng rất tiếc cho cô gái ấy khi chẳng thể vượt qua vòng phỏng vấn này.
Thế nhưng đến Trương Kiện thì tình thế lại khác
Người này nêu quan điểm: “Em sẽ nói rõ ràng lí do tại sao bọn em nên dừng lại, sau đó từ từ giải thích và lắng nghe người ấy chứ không đột ngột biến mất”. Ứng viên này đã đậu!
Bạn có biết, làm việc ở một công ty giống như đang trong một cuộc tình vậy, và việc bạn chia tay cũng tương tự như nghỉ việc. Câu hỏi này đưa ra nhằm xem, cách ứng viên kết thúc một mối quan hệ, một sự liên kết sẽ ra sao và từ đó, HR sẽ hiểu hơn về tác phong làm việc và thái độ chuyên nghiệp, văn minh của họ.
Trên thực tế, người phỏng vấn sẽ hỏi một câu hỏi như vậy, không phải đều làm ai xấu hổ, mà là nhìn vào khả năng trả lời của ứng viên. Các công ty không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần những người thực sự có thể giải quyết các vấn đề.